Thổ Nhĩ Kỳ đóng tàu sân bay hơn một tỷ USD
Thổ Nhĩ Kỳ công bố kế hoạch đóng một tàu sân bay đa năng có khả năng chứa tới 10 tiêm kích F-15.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters
Theo The Daily Beast, tàu sân bay được đặt tên là Anadolu, theo vùng Anatolia của Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ dài khoảng 225 m và dự kiến sẽ đưa vào phục vụ năm 2021. Nó được thiết kế cho nhiều nhiệm vụ, có thể vận chuyển xe tăng, tàu đổ bộ, trực thăng, binh sĩ, và máy bay.
Trị giá hơn một tỷ USD, con tàu sẽ thay đổi đáng kể khả năng của Ankara trong việc triển khai sức mạnh vượt ra ngoài biên giới. Anadolu sẽ được sử dụng như một tàu đổ bộ, hoặc một bãi đáp trực thăng. Cả hai chức năng sẽ cho phép Ankara triển khai sức mạnh trên khắp Địa Trung Hải, vào Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể thực hiện các nhiệm vụ nhân đạo như sơ tán.
Theo trang web phân tích Bosphorus Naval News, Anadolu có khả năng chứa tới 10 tiêm kích F-35B. Ngoài ra, nó có thể giữ tới 12 trực thăng, 94 xe tăng chiến đấu, và ít nhất 700 binh sĩ. Con tàu cũng sẽ có một bệnh viện với khoảng 34 giường.
Video đang HOT
“Khả năng của tàu sẽ làm cho nó trở thành một công cụ quan trọng trong chính sách đối ngoại, làm nổi bật sức mạnh mềm của Thổ Nhĩ Kỳ”, nhà phân tích an ninh Metin Gurcan bình luận.
Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO, là một trong những nước có nền quân sự mạnh nhất trong khu vực. Ankara có hơn 400.000 quân chính quy.
Phương Vũ
Theo VNE
Iraq cảnh báo dùng biện pháp quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ
Ngoại trưởng Iraq hôm qua cảnh báo có thể dùng đến biện pháp quân sự để tự vệ trước sự xâm nhập của binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ ở miền bắc nước này.
Ngoại trưởng Iraq Ibrahim al-Jaafari. Ảnh: Reuters.
Thổ Nhĩ Kỳ thông báo hồi đầu tháng điều một đơn vị đến Iraq để bảo vệ doanh trại Bashiqa, khu vực binh sĩ nước này đang huấn luyện dân quân Iraq đối phó Nhà nước Hồi giáo (IS) gần Mosul, tỉnh Nineveh. Iraq cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ xâm phạm chủ quyền và đã đệ đơn phản đối chính thức lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đề nghị cơ quan này yêu cầu Ankara rút quân.
Ngoại trưởng Iraq Ibrahim al-Jaafari nói Baghdad cam kết nỗ lực hết sức trên con đường ngoại giao hòa bình để tánh một cuộc khủng hoảng với quốc gia láng giềng phía bắc, đồng thời nhấn mạnh vẫn để mở mọi lựa chọn.
"Chúng tôi sẽ áp dụng biện pháp quân sự nếu không còn lựa chọn nào khác. Nếu bị buộc phải chiến đấu và bảo vệ chủ quyền, sự thịnh vượng, chúng tôi sẽ chiến đấu", Reuters dẫn lời ông al-Jaafari phát biểu với báo giới tại thủ đô Baghdad.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu sau đó cho biết Ankara tôn trọng chủ quyền của Iraq nhưng Baghdad đang không kiểm soát khoảng một phần ba đất nước.
"Nếu Baghdad muốn dùng vũ lực thì hãy nhằm vào IS", ông Davutoglu trả lời phỏng vấn trên kênh NTV. Theo ông, Baghdad đã "hiểu lầm" về đợt điều động.
Thổ Nhĩ Kỳ trước đó đã rút một số binh sĩ tới một căn cứ quân sự khác ở khu tự trị người Kurd gần Bashiqa và thông báo sẽ tiếp tục rút quân khỏi Nineveh nhưng không nêu số lượng và địa điểm cụ thể.
Vị trí thị trấn Bashiqa, Iraq. Đồ họa: BBC.
Như Tâm
Theo VNE
Thổ Nhĩ Kỳ tứ bề thọ địch Tham vọng mở rộng ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ ra khu vực có thể đã vượt quá khả năng hành động của quốc gia này, khiến Ankara đang lâm vào thế đối đầu với nhiều nước và bị chỉ trích. Iraq tố Thổ Nhĩ Kỳ chưa rút bất cứ lực lượng đồn trú trái phép nào ra khỏi lãnh thổ. Ảnh: Reuters...