Thổ Nhĩ Kỳ: Đồn cảnh sát bị tấn công, 2 sỹ quan thiệt mạng
Hãng thông tấn Anatoly của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin 2 sỹ quan cảnh sát thiệt mạng và 6 người khác, trong đó có 5 cảnh sát, bị thương trong một vụ tấn công vào đồn cảnh sát ở phía Bắc Thổ Nhĩ Kỳ ngày 19/7.
Khu vực hiện trường nơi xảy ra vụ tấn công. (Nguồn: ensonhaber.com)
Hãng thông tấn này cho biết một nhóm người lạ mặt đã tấn công một đồn cảnh sát ở tỉnh Trabzon trưa 19/7 và chính quyền đang tiến hành chiến dịch truy quét những kẻ tấn công.
Trong một diễn biến liên quan, hãng thông tấn Anatoly dẫn lời Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim cho biết nước này đã chính thức yêu cầu Mỹ dẫn độ giáo sỹ Fethullah Gulen, người bị chính quyền Ankara cáo buộc chủ mưu cuộc đảo chính, về nước.
Ông Yildirim cho biết đã gửi 4 tập hồ sơ bằng chứng về việc giáo sỹ Gulen liên quan đến cuộc đảo chính cho phía Mỹ.
Video đang HOT
Theo Vietnam
Hơn 50.000 người mất việc vì đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ
Hơn 50.000 người đã bị bắt giữ, sa thải hoặc đình chỉ công tác sau cuộc đảo chính thất bại ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Một căn cứ quân sự ở Ankara bị hư hại nặng nề sau cuộc đảo chính. Ảnh: AP
Theo BBC, cuộc thanh trừng những người bị cho là thuộc phe đảo chính mở rộng vào hôm 19/7, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục và các cơ quan chính phủ.
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin số lượng người bị sa thải hoặc buộc từ chức bao gồm: 15.200 giáo viên và các cán bộ giáo dục khác, 1.577 chủ nhiệm khoa các trường đại học, 8.777 nhân viên Bộ Nội vụ, 1.500 nhân viên Bộ Tài chính, 257 người làm việc trong văn phòng của thủ tướng.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng những người này đã liên kết với giáo sĩ Fethullah Gulen đang lưu vong tại Mỹ, người bị cáo buộc chỉ đạo cuộc đảo chính.
Ngoài ra, 24 kênh phát thanh và truyền hình bị cáo buộc liên kết với ông Gulen đã bị rút giấy phép, 6.000 quân nhân cùng 9.000 cảnh sát cũng bị sa thải, 3.000 thẩm phán bị đình chỉ công tác.
Thủ tướng Binali Yildirim nói rằng nhà truyền giáo này cầm đầu một "tổ chức khủng bố".
"Chúng ta sẽ nhổ cỏ tận gốc", ông Yildirim tuyên bố.
Thổ Nhĩ Kỳ đang hối thúc Mỹ dẫn độ Gulen trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Barack Obama và Tổng thống Erdogan hôm 19/7, theo Nhà Trắng.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Josh Earnest của Nhà Trắng cho biết việc dẫn độ sẽ được quyết định theo thỏa thuận song phương.
Việc loại bỏ cùng lúc hàng nghìn quan chức ở Thổ Nhĩ Kỳ gây quan ngại tới các quan sát viên quốc tế. Liên Hợp Quốc kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ cần đảm bảo thực thi đúng luật pháp và bảo vệ quyền con người.
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ Đô đốc Atilla Demirhan và một nhóm quân nhân ở Mersin hôm qua. Ảnh: AP
Bộ trưởng Nội vụ Bavarian Joachim Herrmann cho biết ông lo ngại sự kiện hôm 15/7 sẽ gây ra "chia rẽ sâu sắc" ở Thổ Nhĩ Kỳ, có thể làm nảy sinh bất ổn trong cộng đồng lớn người Thổ đang sinh sống tại Đức.
Chủ tịch Nghị viện châu Âu, Martin Schulz, cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành "trả thù" chống lại các đối thủ. Ông cũng cho biết cuộc tranh luận xung quanh việc Tổng thống Erdogan muốn khôi phục lại án tử hình đã bãi bỏ từ năm 2004 là "vô cùng đáng lo ngại". Liên minh châu Âu cảnh báo động thái này có thể sẽ kết thúc đàm phán về việc cho Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập khối.
Theo số liệu chính thức, 232 người chết và 1.541 người bị thương trong vụ đảo chính bất thành đêm 15/7.
Nguyễn Thành Minh
Theo VNE
Chiến dịch thanh trừng quân đội có thể làm suy yếu Thổ Nhĩ Kỳ Cuộc đảo chính bất thành diễn ra vào thời điểm vô cùng bất lợi cho Thổ Nhĩ Kỳ, khi họ đang phải đối mặt với cả thách thức trong nước và khu vực. Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ áp giải một binh sĩ tham gia vào cuộc đảo chính bất thành. Ảnh: AFP Chính phủ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip...