Thổ Nhĩ Kỳ để ngỏ mở thầu mới về hợp đồng tên lửa
Thổ Nhĩ Kỳ hồi cuối tuần qua tuyên bố để ngỏ khả năng mở các đơn dự thầu mới trong kế hoạch mua hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa, nếu các cuộc đàm phán gây tranh cãi với Trung Quốc thất bại.
Logo của CPMIEC tại trụ sở tập đoàn ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
“Đó chưa phải là một thỏa thuận cuối cùng. Nếu các công Mỹ và châu Âu đưa ra đề nghị tốt hơn, chúng tôi sẽ tiếp tục đàm phán với họ”, báo chí Thổ Nhĩ Kỳ dẫn lời Ngoại trưởng Ahmet Davutoglu ngày 26/10.
Hồi tháng trước, Ankara đã thông báo đang đàm phán với Tập đoàn xuất nhập khẩu máy móc chính xác Trung Quốc (CPMIEC) để mua một hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa. Động thái này của Ankarda khiến các đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ trong NATO, đặc biệt là Mỹ, nổi giận.
Video đang HOT
Mỹ đã bày tỏ “những lo ngại nghiêm trọng” về thỏa thuận, ước tính trị giá 4 tỷ USD. Trong thập niên qua, Mỹ đã đưa ra hàng loạt biện pháp trừng phạt đối với CPMIEC vì bán các vũ khí và công nghệ tên lửa cho Iran và Syria.
CPMIEC, hãng chế tạo hệ thống tên lửa tầm xa HA-9, đã đánh bại các đối thủ Raytheon và Lockheed Martin (Mỹ), Rosoboronexport của Nga và Eurosam của Pháp-Ý để trở thành ứng viên số 1 cho hợp đồng.
Ngoại trưởng Davutoglu cho hay Thổ Nhĩ Kỳ đã loại công ty của Nga nhưng không loại 2 công ty kia. “Nếu các đề nghị thích hợp hơn được đưa ra, giới chức liên quan của chúng tôi sẽ đánh giá chúng”, ông nói.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hồi tuần trước đã bảo vệ quyết định đàm phán với Trung Quốc về thỏa thuận tên lửa.
“Không ai có quyền can thiệp vào các quyết định độc lập của Thổ Nhĩ Kỳ”, ông Erdogan nói.
Theo Dantri
Thái Lan vung tiền sắm cả trực thăng Nga - Mỹ
Ngày 8-10, nội các Thái Lan đã thông qua khoản ngân sách trị giá 99,7 triệu USD để mua 8 chiếc máy bay trực thăng quân sự của Mỹ và Nga trong các năm tài khóa 2013-2015.
Sáng ngày 9-10, lục quân Thái Lan đã lên tiếng xác nhận kế hoạch mua 8 chiếc trực thăng này và cho rằng việc mua sắm này là cần thiết và đã được lên kế hoạch từ lâu.
Theo kế hoạch do lục quân đề xuất này, Thái Lan sẽ mua 6 chiếc trực thăng đa năng UH-72A của công ty American Eurocopter - Mỹ, trị giá 55,34 triệu USD và 2 chiếc trực thăng MI-17V5 của tập đoàn xuất khẩu vũ khí quốc doanh Rosoboronexport của Nga trị giá 39,9 triệu USD.
Kế hoạch trên còn bao gồm việc mua các trang thiết bị kèm theo, bảo dưỡng và huấn luyện phi công cho lục quân nước này trị giá khoảng 4,5 triệu USD.
Phó phát ngôn viên lục quân Thái Lan, đại tá Winthai Suwaree khẳng định, lục quân rất cần số máy bay trực thăng mới này. "Số máy bay trực thăng mới này sẽ thay thế cho những chiếc trực thăng cũ đã được biên chế hoạt động từ hơn 40 năm trước", ông nói.
Theo đại tá Winthai, việc mua 8 chiếc máy bay trực thăng này là một phần trong kế hoạch mua sắm dài hạn của lục quân đã được soạn thảo từ lâu trước khi nội các phê chuẩn.
Ông cho rằng, tất cả thủ tục liên quan đến kế hoạch mua sắm này đều được thực hiện một cách công khai và tuân thủ đúng các quy định mua sắm của nhà nước.
Theo ANTD
Iran, Nga đang cố dàn xếp hợp đồng S-300 Iran tuyên bố đang tiến hành đàm phán với Nga để xúc tiến việc chuyển giao các hệ thống phòng thủ tên lửa S-300, theo đài Press TV ngày 6.10. Tên lửa S-300 - Ảnh: Reuters Ngày 5.10, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran, bà Marzieh Afkham, nói cuộc thương thuyết này vẫn đang tiếp diễn và "phù hợp với truyền thống...