Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị Obama dẫn độ giáo sĩ nghi chủ mưu đảo chính
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho hay ông đã đề nghị người đồng cấp của Mỹ dẫn độ một giáo sĩ lưu vong bị cáo buộc đứng sau âm mưu đảo chính tháng trước.
Giáo sĩ Fethullah Gulen. Ảnh: Reuters
“Cá nhân tôi đã yêu cầu ông Obama dẫn độ ông Gulen cách đây một năm. Tôi đã lặp lại đề nghị với ông ấy sau các vụ việc gần đây”, Reutersdẫn lời ông Erdogan cho hay. “Mọi thứ đang diễn ra theo một chiều hướng khác ở quốc gia của chúng tôi và một đối tác chiến lược không nên làm khó cho đối tác của họ”.
Tuy nhiên, Mỹ đã phản ứng cẩn trọng và cho biết cần có bằng chứng rõ ràng để chứng minh ông Fethullah Gulen dính líu tới âm mưu lật đổ chính quyền bất thành ngày 15/7.
Thổ Nhĩ Kỳ xem phong trào của giáo sĩ Hồi giáo này, với các quỹ từ thiện, trường học và doanh nghiệp trên khắp thế giới, là một tổ chức khủng bố và đã tiến hành cuộc thanh trừng trên diện rộng các nghi phạm liên quan đến cuộc đảo chính.
Video đang HOT
Một tòa án Thổ Nhĩ Kỳ hồi đầu tháng đã phát lệnh bắt giữ chính thức ông Gulen.
Tuy nhiên, giáo sĩ sống lưu vong ở Mỹ từ năm 1999 bác bỏ cáo buộc và lên án cuộc đảo chính của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Erdogan hôm qua cũng tố cáo những người ủng hộ ông Gulen đồng lõa với các phiến quân của tổ chức khủng bố Đảng Lao động người Kurd (PKK) trong các vụ đánh bom ở Thổ Nhĩ Kỳ, làm 7 thành viên của lực lượng an ninh thiệt mạng và 224 người bị thương.
Về ý thức hệ, giáo sĩ Gulen ít có điểm chung với phe cánh tả PKK, nhóm người Kurd đang tìm cách tự trị ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Anh Ngọc
Theo VNE
Thổ Nhĩ Kỳ sa thải 1.400 thành viên lực lượng vũ trang
Thổ Nhĩ Kỳ khai trừ gần 1.400 người khỏi lực lượng vũ trang và đưa các bộ trưởng vào hội đồng quân sự.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan thăm lực lượng an ninh hôm 29/7. Ảnh: Reuters
Theo thông cáo chính phủ được đưa ra hôm nay, 1.389 nhân viên quân sự Thổ Nhĩ Kỳ bị sa thải vì nghi ngờ liên quan đến giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen đang sống lưu vong ở Mỹ. Gulen bị chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc đứng sau cuộc đảo chính đêm 15/7, tuy nhiên ông đã bác bỏ cáo buộc này.
Tuần trước, Thổ Nhĩ Kỳ thông báo 1.700 nhân viên quân sự nước này bị sa thải vì có liên quan đến cuộc đảo chính. Hiện chưa rõ thông cáo đưa ra hôm nay có bao gồm cả những người bị sa thải trước đó hay không.
Theo Reuters, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm nay công bố kế hoạch cải tổ Hội đồng Quân sự Tối cao (YAS) chỉ vài giờ sau khi cho biết ông dự kiến đóng cửa các học viện quân sự và đặt các lực lượng vũ trang dưới sự chỉ huy của Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết phó thủ tướng và bộ trưởng Các vấn đề Tư pháp, Nội vụ và Nước ngoài sẽ được bổ nhiệm vào YAS. Trước đây, chỉ có thủ tướng và bộ trưởng Quốc phòng là đại diện của chính phủ trong hội đồng.
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thay thế một số chỉ huy quân sự không được tái bổ nhiệm vào YAS, bao gồm tư lệnh quân đoàn số 1, 2 và 3, quân đoàn Aegean và người đứng đầu lực lượng hiến binh. Những thay đổi này dường như nhằm tăng cường sự kiểm soát của chính phủ đối với hội đồng.
Ông Erdogan hôm qua còn nói rằng ông muốn thay đổi hiến pháp để đặt cơ quan tình báo Thổ Nhĩ Kỳ và tham mưu trưởng quân đội dưới sự kiểm soát của ông.
Cuộc đảo chính bất thành của một nhóm quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đêm 15/7 nhanh chóng thất bại sau khi gặp sự phản kháng từ lực lượng trung thành với chính phủ và người dân. Ông Erdogan cho biết 237 người đã thiệt mạng và hơn 2.100 người bị thương trong cuộc đảo chính. 60.000 người bị giam giữ, bắt hoặc điều tra vì nghi ngờ liên quan đến giáo sĩ Gulen.
Phương Vũ
Theo VNE
Vì sao Mỹ bất an vì cuộc đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ Cuộc đảo chính bất thành tại Thổ Nhĩ Kỳ có thể tác động đến quan hệ quân sự giữa hai nước, đồng thời ảnh hưởng đến cuộc chiến chống IS. Người dân nhảy lên xe tăng ăn mừng sau khi cuộc đảo chính bị dẹp tan. Ảnh: AFP Sau âm mưu đảo chính bất thành tối 15/7, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã...