Thổ Nhĩ Kỳ đang cân nhắc biện pháp trả đũa lệnh trừng phạt của Mỹ vì mua S-400
Ankara được cho đang nghiên cứu một loạt các biện pháp đáp trả các lệnh trừng phạt của Mỹ nếu có liên quan đến việc mua hệ thống phòng không S-400.
Trong khi căng thẳng giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ gia tăng trong thời gian gần đây liên quan đến việc hoàn thành thỏa thuận hệ thống phòng không S-400 với Nga, Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã cảnh báo rằng không ai có thể đưa ra tối hậu thư đối với chính sách của Ankara.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký thỏa thuận mua các hệ thống phòng không S-400 trị giá 2,5 tỷ USD từ tháng 12/2017.
Thổ Nhĩ Kỳ có thể đang cân nhắc một số phương án đối phó các lệnh trừng phạt của Mỹ do hợp đồng đặt mua các hệ thống phòng không S-400 do Nga chế tạo theo lệnh của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, Bloomberg trích dẫn nguồn tin từ một quan chức cấp cao của chính quyền Ankara.
Video đang HOT
Quan chức giấu tên của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, hiện Ankara đang xem xét các sản phẩm được nhập khẩu và xuất khẩu sang Mỹ như một phần trong các biện pháp trả đũa nếu chính quyền Washington áp đặt các trừng phạt về việc mua hệ thống S-400.
Theo hãng thông tấn Anadolu, những bình luận này đã tái khẳng định thêm quan điểm cứng rắn của Ankara khi trước đó, Ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu hôm 14/6 tuyên bố rằng “Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng chịu bất kỳ hậu quả nào từ quyết định bảo vệ quyền chủ quyền của mình và sẽ trả đũa nếu Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt”.
“Chúng tôi không thể ngồi im và không có hành động gì trước những quyết định đơn phương trừng phạt của Mỹ. Nếu Mỹ có những bước đi tiêu cực đối với chúng tôi, thì chúng tôi cũng sẽ phải thực hiện biện pháp đáp trả. Chúng tôi sẽ duy trì quyết tâm trở thành một quốc gia độc lập và tự do”, ông Cavusoglu nhấn mạnh.
Những tuyên bố trên được đưa ra ngay sau khi người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Ibrahim Kalin chỉ trích lá thư của quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan gửi Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ có nội dung đe dọa để loại bỏ Ankara khỏi chương trình huấn luyện phi công F-35 liên quan đến thỏa thuận S-400.
Mỹ tuyên bố rằng S-400 không tương thích với hệ thống phòng thủ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đe dọa trừng phạt Ankara nếu quyết định mua và nhiều lần khẳng định phía Mỹ có thể trì hoãn hoặc hủy bỏ việc bán máy bay F-35 mới nhất cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Bất chấp việc Mỹ đe doạ áp đặt các biện pháp trừng phạt hoặc loại bỏ Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình sản xuất máy bay chiến đấu F-35, Tổng thống Erdogan vẫn không hề bối rối và khẳng định vào đầu tuần này rằng lô đầu tiên hệ thống tên lửa S-400 do Nga sản xuất sẽ được chuyển giao cho Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 7 tới theo đúng kế hoạch. Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký thỏa thuận mua hệ thống phòng không S-400 trị giá 2,5 tỷ USD từ tháng 12/2017./.
Theo Kinhtedothi
Mỹ muốn Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là thành viên của NATO, và chấm dứt thỏa thuận S-400 với Nga
TASS ngày 3-4 dẫn lời Đại diện thường trực của Mỹ tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho biết, Mỹ vẫn muốn Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của NATO, nhưng không muốn hệ thống phòng không S-400 do Nga sản xuất hiện diện trên lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ.
Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga
Trong cuộc họp báo trước cuộc họp hai ngày của các bộ trưởng ngoại giao NATO tại Washington bắt đầu vào ngày 3-4, khi nhận được câu hỏi liệu Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị loại khỏi NATO nếu họ mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga, Đại diện thường trực của Mỹ tại NATO, bà Kay Bailey Hutchison nói: "Thổ Nhĩ Kỳ là một đồng minh rất quan trọng. Họ đang có trọng trách trong các nhiệm vụ của NATO, vì vậy, chúng tôi muốn Thổ Nhĩ Kỳ vẫn ở lại liên minh này. Chúng tôi cũng muốn Ankara không có hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga hiện diện trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ do hệ thống này không tương thích với các hệ thống vũ khí đang nằm trong biên chế của NATO".
Trong khi đó, tướng Curtis Scaparrotti, Tư lệnh đồng minh tối cao của NATO và là người đứng đầu Bộ Tư lệnh Mỹ ở châu Âu kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi quyết định về thỏa thuận với Moscow.
"Mặc dù Ankara nói S-400 là một thỏa thuận đã được thực hiện, ngay cả Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng nói như vậy, cá nhân tôi không nghĩ thế", ông Scaparrotti nói.
Quan chức này nhấn mạnh thêm, kế hoạch mua các hệ thống tên lửa do Nga sản xuất của Ankara đã vượt ra ngoài khuôn khổ quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ.
Với những lợi ích chiến lược trong mối quan hệ đồng minh trong NATO, hy vọng cả Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cố gắng không để căng thẳng vượt qua lằn ranh mong manh giữa đối tác và sự thù địch.
Theo ANTD
Tầm quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ và NATO Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đang bất đồng do thương vụ hệ thống phòng không S-400 và tiêm kích F-35. Washington thậm chí cảnh báo Ankara có thể mất tư cách thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ có vị trí quan trọng chiến lược đối với NATO. Căn...