Thổ Nhĩ Kỳ đã có giải pháp hóa giải “khủng hoảng” S-400, nhưng liệu Mỹ có đồng ý?
Tranh cãi việc mua S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ đang ngày càng trở nên trầm trọng. T ổng thống Erdogan đang đứng trước 3 lựa chọn để giải quyết vấn đề này.
Hệ thống phòng không S-400 của Nga trên Quảng trưởng Đỏ.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 do Nga sản xuất, gần đây đã được thảo luận trên các tờ báophương Tây như một chủ đề mới trong chương trình nghị sự bí mật của Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, đây chỉ là một câu chuyện cũ đã được biết đến trong nhiều năm, theo Middle East Eye.
Thổ Nhĩ Kỳ đã liên lạc với Nga nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu phòng thủ tên lửa của mình chỉ mới 2 năm qua, trong khi Ankara đã muốn tìm kiếm một hệ thống như vậy kể từ cuối năm 2011.
Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã nỗ lực thiết lập liên hệ với các quốc gia thành viên NATO để có được hệ thống phòng thủ tên lửa của riêng mình kể từ khi NATO triển khai hệ thống radar tại tỉnh Malatya của Thổ Nhĩ Kỳ.
Yêu cầu không được đáp ứng
Những quốc gia hiện tại chỉ trích việc mua S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ từ Nga – nổi bật nhất là Mỹ và một số thành viên NATO – cũng là những người từ chối yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ trong suốt giai đoạn 2011 đến 2017.
Thổ Nhĩ Kỳ đã nhấn mạnh ba ưu tiên trong các cuộc thảo luận về nhu cầu phòng thủ tên lửa của mình, liên quan đến kích thước công nghệ, chi phí và cơ hội sản xuất chung.
Trong một cuộc đấu thầu được bắt đầu sau năm 2012, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu xem xét hồ sơ từ Trung Quốc, nhưng trong những năm tiếp theo, các hồ sơ dự thầu khác đã được đệ trình bởi nhà sản xuất Italia-Pháp Eurosam và công ty Raytheon của Mỹ.
Thổ Nhĩ Kỳ đã kích động phản ứng từ Washington, quốc gia bày tỏ quan ngại nghiêm trọng khi Ankara tìm kiếm các nhà thầu bên ngoài liên minh. Nhưng khi quá trình đấu thầu kết thúc vào năm 2015, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố rút khỏi đề nghị của Trung Quốc vì giá quá cao.
Khi các cuộc đàm phán S-400 của Nga lần đầu tiên thu hút sự chú ý của truyền thông vào cuối năm 2016, bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tuyên bố rằng họ sẵn sàng mua hệ thống tên lửa từ các quốc gia NATO. Tuy nhiên, cuối cùng, thỏa thuận Nga đã phát triển thành hợp đồng mua hàng, với các hệ thống được thiết lập để giao cho Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 7.
Video đang HOT
Sự muộn màng của Mỹ
Chỉ cho đến lúc này, sau nhiều năm không mặn mà với Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ mới dường như bất ngờ nhớ ra tầm quan trọng của liên minh, về Nga và thậm chí cả Chiến tranh Lạnh. Washington không ngờ rằng Ankara sẽ tìm mua hệ thống phòng thủ của Nga, dẫn đến một loạt những vấn đề có thể tổn hại đến lợi ích của liên minh.
Nhưng khi mọi chuyện đã quá muộn, khi yêu cầu của mình không còn trọng lượng, Washington bắt buộc phải dùng sức ép bằng cách áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ trong việc mua hệ thống phòng thủ tên lửa.
S-400 đang làm chia rẽ thêm quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ với NATO.
Trên thực tế, Washington đã bắt đầu rời bỏ Thổ Nhĩ Kỳ sau các cuộc nổi dậy ở Ả Rập và nỗ lực đảo chính năm 2016 thất bại. Tại Syria, sự hỗ trợ của Mỹ cho Các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG), mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là một phần mở rộng của đảng Công nhân người Kurd (PKK), đã làm trầm trọng thêm sự rạn nứt.
Áp lực của Washington vào vấn đề S-400 đã làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoảng song phương, khiến Thổ Nhĩ Kỳ đang đứng trước ba lựa chọn.
Thứ nhất, Thổ Nhĩ Kỳ có thể đưa ra quyết định từ bỏ việc mua hàng của mình với Nga. Xem xét tốc độ gia tăng của mối quan hệ chính trị, thương mại và quân sự giữa hai nước, một quyết định như vậy có thể được quản lý hợp lý bởi cả hai.
Con đường phía trước
Khả năng thứ hai là Washington có thể thực hiện các bước triệt để để ngăn chặn mọi hợp tác an ninh với Ankara. Phản ứng của Mỹ đối với việc mua S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ mang tính chất gây tổn thương cao, bao gồm tuyên bố ngăn chặn việc chuyển giao các máy bay F-35 đã mua.
Tuy nhiên, một sự phát triển như vậy sẽ không chỉ gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng với Thổ Nhĩ Kỳ, mà còn tạo ra bầu không khí hoài nghi cho tất cả các quốc gia tham gia buôn bán vũ khí với Washington.
Khả năng thứ ba, được coi là hợp lý hơn hai khả năng nói trên, sẽ là việc mua S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn được đồng ý, với điều kiện là họ phải tìm ra giải pháp kỹ thuật giữa các hệ thống NATO và hệ thống S-400 của Nga để bảo vệ quan hệ địa chính trị và bí mật quân sự.
Dẫu vậy, vấn đề là ở chỗ giới chính trị Mỹ có chấp nhận cách làm trên của Thổ Nhĩ Kỳ hay không, khi họ có nhiều yêu cầu khác nhau. Vấn đề mua S-400 của Ankara không đơn thuần chỉ là lo ngại lộ bí mật công nghệ, nó còn là minh chứng cho sự chia rẽ của NATO, xa rời Mỹ.
Cách đây không lâu, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Joseph Dunford từng thừa nhận: “Tôi nghĩ cả Chính phủ và Quốc hội sẽ gặp khó khăn trong việc hòa giải sự hiện diện của S-400 và máy bay chiến đấu tiên tiến nhất mà chúng ta có, F-35″.
“Lập trường của chúng tôi đã được thể hiện rất rõ ràng với Thổ Nhĩ Kỳ và chúng tôi hy vọng có thể tìm ra cách giải quyết vấn đề này. Nhưng đó là một vấn đề khó khăn”, ông nhấn mạnh.
Xem xét các lời đe dọa nặng nề cũng như khả năng giải quyết khủng hoảng của chính quyền Trump, có vẻ như con đường giảm leo thang căng thẳng hiện tại đang khá hẹp với Ankara và Washington.
Theo Nguoiduatin
Tầm quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ và NATO
Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đang bất đồng do thương vụ hệ thống phòng không S-400 và tiêm kích F-35. Washington thậm chí cảnh báo Ankara có thể mất tư cách thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ có vị trí quan trọng chiến lược đối với NATO.
Căn cứ không quân Incirlik. Ảnh: AFP
Căn cứ không quân Incirlik
Căn cứ không quân Incirlik nằm cách biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria 110 km. Cơ sở này có tầm chiến lược quan trọng với NATO và quân đội Mỹ.
Mỹ đã hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng căn cứ không quân Incirlik từ năm 1955 để đối trọng với Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Nơi đây là địa điểm kích hoạt các chiến dịch tại Trung Đông như chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất, chiến dịch Tự do Bền vững tại Afghanistan và cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã xếp những lực lượng Mỹ ủng hộ tại Syria như Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), Liên minh Dân chủ người Kurd (PYD) là khủng bố. Trong khi đó, Mỹ chọn căn cứ Incirlik là nơi hỗ trợ không lực cho SDF. Điều này đã gây bất đồng trong quan hệ giữa Ankara và Washington.
Người phát ngôn của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan từng cho biết Thổ Nhĩ kỳ có khả năng từ chối Mỹ tiếp cận căn cứ Incirlik. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ còn từng cảnh báo về khủng hoảng trong mối quan hệ giữa hai quốc gia.
Thổ Nhĩ Kỳ không đóng cửa căn cứ Incirlik nhưng đã tăng áp lực qua việc trì hoãn chấp nhận các chiến dịch trên không của Mỹ từ cơ sở này.
Ngoài ra, Hiệp hội Nhà khoa học Mỹ cho rằng từ Chiến tranh Lạnh, bom hạt nhân B61 được cất tại căn cứ Incirlik. Tuy nhiên, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và NATO chưa bao giờ xác nhận thông tin này.
Các đóng góp
Đài Sputnik (Nga) cho biết Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những quốc gia đóng góp nhiều nhất cho ngân sách NATO. Năm 2018, Thổ Nhĩ Kỳ đã đóng góp 101 triệu USD cho NATO.
Thành viên gia nhập NATO từ năm 1952 này còn sở hữu lực lượng quân đội lớn nhất trong số 29 thành viên của khối, chỉ đứng sau Mỹ.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, NATO đã đặt cơ sở chỉ huy tại tỉnh Izmir và triển khai hệ thống radar quan trọng. Thổ Nhĩ Kỳ còn cho NATO sử dụng các căn cứ không quân chiến lược Incirlik và Konya. Bên cạnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng tham gia vào chiến dịch chống khủng bố ở Trung Đông.
Biển Aegean và Biển Đen
Thổ Nhĩ Kỳ đã trợ lực hải quân cho các chiến dịch của NATO tại Biển Aegean đồng thời dẫn đầu khu vực về sáng kiến tại Biển Đen. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ còn kiểm soát hai eo biển chiến lược nằm giữa Biển Đen và Địa Trung Hải là Bosphorus và Dardanelles.
Cựu chỉ huy quân đội Mỹ tại châu Âu - Tướng Ben Hodges - cho biết: "Thổ Nhĩ Kỳ vô cùng quan trọng với liên minh bởi năng lực quân sự và địa chính trị. Biển Đen là bệ phóng để Nga tiến vào Địa Trung Hải cùng Trung Đông do vậy có 3 tuyến phòng thủ: eo Bosphorus và Dardanelles, các đảo của Hy Lạp và đảo Crete. Đó là lý do NATO mời Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập".
Sản xuất F-35
Thổ Nhĩ Kỳ tham gia nhóm 9 quốc gia đầu tư và đóng góp vào quá trình sản xuất các bộ phận quan trọng của tiêm kích F-35. Việc Mỹ ngưng chuyển F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ buộc nhà sản xuất Lockheed Martin không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đi tìm kiếm nguồn cung thay thế. Điều này được cho có thể gây ảnh hưởng tới quá trình sản xuất F-35.
Theo Hà Linh/Báo Tin tức
Mỹ muốn Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là thành viên của NATO, và chấm dứt thỏa thuận S-400 với Nga TASS ngày 3-4 dẫn lời Đại diện thường trực của Mỹ tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho biết, Mỹ vẫn muốn Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của NATO, nhưng không muốn hệ thống phòng không S-400 do Nga sản xuất hiện diện trên lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ. Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của...