Thổ Nhĩ Kỳ có thể từ bỏ mua F-16 của Mỹ vì giá đắt và có nhiều lựa chọn hơn
Ông Cagri Erhan, thành viên Hội đồng Chính sách đối ngoại và An ninh của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, nói rằng Ankara có thể đảo ngược quyết định mua máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ, do giá cả cũng như các tùy chọn hiện đại hơn.
Chiến đấu cơ F-16 bay thử nghiệm tại căn cứ không quân Eglin ở Florida. Ảnh: Sputnik
“Tôi tin rằng sau thảm họa động đất, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ từ bỏ yêu cầu mua F-16 vì dự án này tốn tới 20 tỷ USD”, đài Sputnik (Nga) dẫn lời ông Erhan nói.
Ông Erhan cho rằng Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã phạm sai lầm khi đề nghị mua những chiếc F-16 mà Quốc hội Mỹ vẫn từ chối cung cấp, với “một số lý do” và do chiến đấu cơ này đã lỗi thời, không thể cạnh tranh với các loại máy bay phản lực khác.
Vào cuối tháng 2, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng Washington không thể bán máy bay chiến đấu F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ khi chưa nhận được sự chấp thuận của Quốc hội. Điều đó có nghĩa là để mua F-16, Thổ Nhĩ Kỳ cần phải giải quyết những lo ngại của Mỹ về lập trường của Hy Lạp, cùng với việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO.
Video đang HOT
“Thổ Nhĩ Kỳ nên ngay lập tức thay đổi quyết định mua F-16 sang một số chiến đấu cơ khác. Chẳng hạn, chúng ta sẽ thảo luận về chương trình F-35. Thổ Nhĩ Kỳ đã mong đợi chương trình này để sở hữu F-35. Giờ đây, chúng ta còn có các lựa chọn khác, như chiến đấu cơ mà Trung Quốc đã bán cho Pakistan, máy bay phản lực của Nga và cả máy bay Eurofighter”, ông Erhan nói.
Trước đó, hôm 18/1, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết Ankara hy vọng sẽ cùng Washington vượt qua những khó khăn về F-16. Đồng thời, ông lưu ý rằng thương vụ mua bán này phù hợp với lợi ích chiến lược chung của cả hai quốc gia.
Hồi tháng 4/2021, Mỹ đã loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình F-35 sau khi Ankara mua hệ thống phòng không S-400 của Nga. Cuối năm đó, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được đề nghị của Mỹ về việc mua máy bay phản lực F-16, thế hệ cũ hơn so với F-35.
Quốc hội Mỹ đang tranh luận về việc có nên áp đặt hạn chế đối với việc bán máy bay chiến đấu này vào dự luật chi tiêu quốc phòng hàng năm cho năm tài khóa 2023 hay không. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ đang cố gắng thuyết phục các nhà lập pháp rằng thỏa thuận này phù hợp với lợi ích của Washington.
NBC: Phi công Ukraine lần đầu được mời tới Mỹ để học lái chiến đấu cơ F-16
Quan chức Mỹ tiết lộ nước này đã mời các phi công Ukraine đến một căn cứ quân sự ở Tucson (bang Arizona) để xác định thời gian huấn luyện họ lái máy bay chiến đấu F-16.
Phi công học lái mô phỏng máy bay chiến đấu. Ảnh: AFP
Theo kênh NBC, 2 phi công từ Ukraine đã đến Mỹ. Các nguồn tin giấu tên cho hay chính quyền Mỹ có kế hoạch đưa khoảng 10 phi công Ukraine đến nước này trong tháng 3.
Tuy nhiên, các quan chức lưu ý những phi công này sẽ huấn luyện trên các thiết bị mô phỏng và không có kế hoạch để họ lái máy bay thực tế.
Chương trình huấn luyện có hai mục tiêu: nâng cao kỹ năng của người Ukraine và đánh giá thời gian cần thiết để huấn luyện họ vận hành hiệu quả F-16 cũng như các máy bay chiến đấu khác do phương Tây sản xuất.
"Chương trình nhằm đánh giá khả năng của họ với tư cách là phi công để chúng tôi có thể tư vấn tốt hơn về cách sử dụng các máy bay chiến đấu", một quan chức chính quyền Tổng thống Joe Biden giải thích.
Đài NBC chỉ ra đây là lần đầu tiên các phi công Ukraine, những người đã được huấn luyện lái máy bay do Liên Xô thiết kế, tham gia một chương trình đào tạo lái máy bay ở Mỹ.
Các quan chức nhấn mạnh diễn biến này không thể hiện lập trường của Washington về việc chuyển giao chiến đấu cơ F-16 cho Kiev thay đổi.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hiện nay vẫn loại trừ khả năng chuyển giao chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine khi được hỏi về khả năng trang bị máy bay này cho Kiev vào tuần trước. "Theo quân đội của chúng tôi, hiện tại, không có cơ sở nào để cung cấp F-16", Tổng thống Biden nói với đài ABC.
Kiev đã tăng cường kêu gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cung cấp máy bay chiến đấu - đặc biệt là máy bay F-16 - trong những tháng gần đây sau khi nhận được cam kết từ các nước Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Anh cung cấp hàng chục xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2, M1 Abrams và Challenger 2.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết các cuộc thảo luận về việc chuyển giao máy bay chiến đấu cho Kiev một lần nữa nhấn mạnh sự can dự ngày càng tăng của các nước phương Tây vào cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
Ông nhắc lại lập trường của Moskva rằng những hành động như vậy chỉ làm leo thang và kéo dài giao tranh, dẫn đến đổ máu nhiều hơn trong khi không thay đổi được kết quả cuối cùng của hoạt động quân sự của Nga.
Phi công Ukraine lần đầu tiên sang Mỹ, quân Nga chưa thể bao vây Bakhmut Hai phi công Ukraine hiện có mặt tại Arizona - Mỹ, để bay với thiết bị mô phỏng buồng lái và trải qua một cuộc đánh giá xác định sẽ mất bao lâu để huấn luyện họ lái máy bay chiến đấu, gồm cả chiến đấu cơ F-16. Chiến đấu cơ F-16. Ảnh: NBC Hãng tin Reuters dẫn lời ba quan chức Mỹ...