Thổ Nhĩ Kỳ ‘chiều’ Nga hết mực
Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu vừa tuyên bố với kênh truyền hình TRT rằng nước này đang tính tới khả năng mời Nga sử dụng căn cứ không quan Incirlik để đánh IS, theo RT.
Căn cứ Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ
“Chúng tôi sẽ hợp tác với bất kỳ ai muốn đánh nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS). Ankara mở toang căn cứ Incirlik cho những ai tham gia vào cuộc chiến này”, ông Cavusoglu tuyên bố trên kênh truyền hình nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ, TRT.
“Tại sao chúng tôi lại không thể mời người Nga hợp tác như vậy nhỉ? Thổ Nhĩ Kỳ đã sẵn sàng mời Nga vào Incirlik. Chủ nghĩa khủng bố là kẻ thù chung của cả thế giới. Sự đoàn kết là rất quan trọng nhằm chống lại bọn khủng bố”, Ngoại trưởng Cavusoglu nói thêm.
Quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ gần đây đã được tái lập sau khi Tổng thống Erdogan xin lỗi nước Nga vì vụ bắn hạ máy bay Su-24 của Nga hồi năm ngoái.
Trong thời kỳ đóng băng quan hệ, Nga từng nhiều lần tố cáo với những bằng chứng hai năm rõ mười rằng chính quyền Ankara bao che cho khủng bố.
Video đang HOT
Căn cứ Incirlik hiện được quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu sử dụng để tiến hành các cuộc không kích nhóm Nhà nước Hồi giáo ở miền bắc Syria.
Hiện Moskva chưa có phản ứng gì trước đề nghị của Ankara, tuy nhiên theo giới quan sát, Nga hiện đã có căn cứ không quân tại Syria, nên có nhiều khả năng sẽ chỉ ghi nhận “tấm lòng” của Thổ Nhĩ Kỳ thôi chứ không cần thiết phải sử dụng thêm một căn cứ không quân khác ngoài Syria.
Đề nghị mở toang cánh cửa Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ được coi là một cử chỉ đầy thiện chí sau khi hai nước Nga-Thổ cải thiện quan hệ ngoại giao hồi tuần trước. Nên biết rằng người Mỹ đã phải đánh đổi rất nhiều mới được Ankara cho phép sử dụng căn cứ Incirlik, mặc dù Mỹ-Thổ là đồng minh và cùng chung ngôi nhà NATO.
Theo Petrotimes
Vụ kiện Biển Đông: G7 gây sức ép lên Trung Quốc
Chính phủ Nhật Bản đang phối hợp với các quốc gia khác thuộc Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) ban hành một tuyên bố chung, trong đó yêu cầu Trung Quốc tôn trọng phán quyết sắp tới của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) liên quan đến các yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Tờ Japan Times ngày 4/7 dẫn một nguồn tin chính phủ Nhật cho hay, các quốc gia G7 có ý định gây sức ép lên Trung Quốc bằng cách phát hành một tuyên bố chung kêu gọi tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp.
Trong tuyên bố chung, G7 sẽ yêu cầu Trung Quốc tôn trọng các thủ tục tố tụng trọng tài và phán quyết của tòa án.
Bất kể quyết định của tòa án là có lợi hay bất lợi cho Trung Quốc, G7 vẫn sẽ yêu cầu Bắc Kinh hành động dựa trên luật pháp quốc tế và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp pháp lý.
Nguồn tin của Japan Times cũng cho biết, mặc dù một số quốc gia trong G7 đã đưa ra một lập trường thận trọng về việc ban hành tuyên bố chung, nhưng chính phủ Nhật Bản đã làm việc với họ để đạt được một quan điểm chung về vấn đề này.
Trước đó, tại hội nghị thường đỉnh thường niên của G7 tại Ise-Shima hồi tháng 5 vừa qua, các nhà lãnh đạo G7 đã tái khẳng định tầm quan trọng của việc "tìm cách giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, như qua các thủ tục pháp lý, bao gồm cả trọng tài" về các vấn đề an ninh hàng hải.
Mặc dù tránh nêu tên Trung Quốc, nhưng tuyên bố của hội nghị thượng đỉnh G7 đã thể hiện sự quan tâm của nhóm đối với việc Bắc Kinh sẽ chấp hành phán quyết của tòa trọng tài ra sao.
Trung Quốc bồi đắp, đảo hóa phi pháp bãi Đá Su Bi, thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam)
Theo Japan Times, Philippines đã đệ trình một vụ kiện lên Tòa án Trọng tài Thường trực ở La Haye, yêu cầu tòa tuyên bố rằng chính phủ Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế ở Biển Đông.
Manila lập luận rằng tuyên bố của Bắc Kinh đối với khu vực trong phạm vi "đường 9 gạch" mà Trung Quốc tự vẽ ra để đòi chủ quyền ở Biển Đông là vi phạm Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển. Các đường gạch ngang hình chữ U (hay còn gọi là đường lưỡi bò) đã lấn sâu cả vào vùng lãnh hải của các quốc gia Đông Nam Á.
Vụ kiện của Philippines do đó còn được truyền thông quốc tế gọi là "vụ kiện Biển Đông", hay "vụ kiện đường 9 đoạn".
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên lãnh thổ bên trong đường chữ U, mặc dù chúng không có cơ sở luật pháp quốc tế. Bắc Kinh đã xây dựng, bồi đắp các đảo nhân tạo để tăng cường hiệu quả kiểm soát của họ trên bãi Đá Su Bi và các khu vực khác - nơi mà cả Bắc Kinh và Manila đều tuyên bố chủ quyền.
Trong một bài phát biểu tại Bắc Kinh hôm 1/7, tại Lễ kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố rằng nước ông sẽ không bao giờ thỏa hiệp về vấn đề chủ quyền và làm rõ rằng, Trung Quốc sẽ không chấp nhận một phán quyết bất lợi cho họ liên quan đến vấn đề này.ư
"Không quốc gia nào nên kỳ vọng chúng ta phải nuốt viên thuốc đắng, gây tổn hại tới các quyền lợi về chủ quyền, an ninh hoặc sự phát triển của chúng ta" - ông Tập nói.
Theo Petrotimes
Nga bị láng giềng chơi trò "hai mặt" Serbia đang thực hiện một chính sách ngoại giao cân bằng đầy mong manh giữa tham vọng muốn đến gần hơn với Châu Âu, gia nhập vào NATO, đồng thời vẫn duy trì được mối quan hệ liên minh lâu đời và chặt chẽ với Nga. Ảnh minh hoạ Belgrade đang bị phương Tây ve vãn kể từ sau khi chính quyền của...