Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Síp
Ankara tuyên bố rằng quyết định của Washington sẽ “ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực giải quyết vấn đề Síp”.
Một chốt bảo vệ của Liên hợp quốc tại hàng rào phân chia Síp, nơi bị chia cắt vào năm 1974. Ảnh: AP
Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ ngày 18/9 cho biết, nước này lên án mạnh mẽ động thái của Mỹ nhằm dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với đảo Síp (Cyprus) vốn đang bị chia cắt bắt đầu từ năm 2023, đồng thời cảnh báo nước này có thể bắt đầu một cuộc chạy đua vũ trang.
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nêu rõ quyết định trên của Mỹ sẽ “tăng cường hơn nữa sự quyết đoán của phía Síp (Hy Lạp) và ảnh hưởng tiêu cực đến các nỗ lực giải quyết vấn đề Síp, đồng thời sẽ dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang trên đảo, làm tổn hại đến hòa bình và ổn định ở Đông Địa Trung Hải”.
Bộ trên cũng kêu gọi Mỹ xem xét lại quyết định và theo đuổi chính sách cân bằng đối với hai bên.
Video đang HOT
Về phần mình, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết lý do đằng sau quyết định này là để “giảm ảnh hưởng của Nga đối với khu vực”.
“Síp đã đáp ứng các điều kiện cần thiết theo luật liên quan để cho phép phê duyệt xuất khẩu, tái xuất khẩu và chuyển giao các mặt hàng quốc phòng”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết hôm 17/9, nói thêm rằng các hạn chế thương mại quốc phòng sẽ chấm dứt vào năm 2023.
Vào tháng 12/2019, Quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí để cho phép xuất khẩu khí tài quân sự “phi sát thương”. Washington từng lo ngại lệnh cấm vận của họ khiến Síp xích lại gần Nga khi vào năm 2015 Moskva đã kí kết thỏa thuận cho phép tiếp cận các cảng của Síp.
Mỹ đã áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với toàn bộ đảo Síp vào năm 1987 với hy vọng có thể khuyến khích sự thống nhất giữa hai bên trên hòn đảo Địa Trung Hải Hải này. Bị cấm tiếp cận với vũ khí của Mỹ, Síp đã quay sang Nga để mua trực thăng tấn công, xe tăng T-80 và hệ thống tên lửa phòng không Tor-M1.
Sau động thái mới trên của Mỹ, Tổng thống Síp Nicos Anastasiades đã hoan nghênh quyết định “mang tính bước ngoặt” của Washington về việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận kéo dài hàng thập kỷ, với điều kiện Síp tiếp tục chặn các tàu chiến Nga tiếp cận các cảng của họ.
Ông Anastasiades bày tỏ “rất hài lòng” trước thông báo “về việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ”, nhấn mạnh: “Đây là một quyết định mang tính bước ngoặt phản ánh mối quan hệ chiến lược đang phát triển giữa hai nước, bao gồm cả lĩnh vực an ninh”.
Hòn đảo Địa Trung Hải này đã bị chia cắt thành Cộng hòa Síp được quốc tế công nhận và một khu vực ly khai ở phía Bắc được thành lập sau cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1974 để phản ứng với một cuộc đảo chính do chính phủ quân sự khi đó đang cai trị Hy Lạp tài trợ.
Hy Lạp sử dụng S-300 của Nga 'khóa mục tiêu' máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ
Thổ Nhĩ Kỳ đã cáo buộc Hy Lạp có "hành động thù địch" đối với máy bay chiến đấu F-16 của nước này.
Một máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Dailysabah.com
Theo trang Tin tức Arab (Arab News), Thổ Nhĩ Kỳ ngày 28/8 cáo buộc nước thành viên NATO là Hy Lạp đã sử dụng hệ thống phòng không do Nga sản xuất để "quấy rối" máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ trong một nhiệm vụ do thám, gọi đó là "hành động thù địch".
Vụ việc xảy ra hôm 23/8 khi hệ thống tên lửa S-300 của Hy Lạp được triển khai trên đảo Crete đã "khóa mục tiêu" máy bay phản lực F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ ở phía Tây đảo Rhodes, các nguồn tin của Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, lưu ý rằng điều đó "không phù hợp với tinh thần của liên minh (NATO)" và tương đương với "các hành động thù địch" theo các quy tắc của NATO.
Trong những tháng gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ đã phàn nàn về những gì họ gọi là hành động khiêu khích của Hy Lạp, nói rằng những động thái như vậy làm suy yếu các nỗ lực hòa bình.
Hai nước láng giềng thành viên NATO có tranh chấp biên giới trên biển và trên không từ lâu, dẫn đến các cuộc tuần tra và đánh chặn gần như hàng ngày của lực lượng không quân chủ yếu xung quanh các hòn đảo của Hy Lạp gần bờ biển của Thổ Nhĩ Kỳ.
Athens cáo buộc Ankara vi phạm không phận trên những hòn đảo nằm ở Hy Lạp. Ngược lại, Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng Hy Lạp đang đóng quân trên các đảo ở Biển Aegean vi phạm các hiệp ước hòa bình được ký kết sau Thế chiến I và II.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã cắt đứt đối thoại với Hy Lạp sau khi cáo buộc rằng Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis đã vận động hành lang để Mỹ ngừng bán vũ khí cho Ankara.
Trong khi đó, Washington đã trừng phạt Ankara vì nhận một hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến của Nga vào năm 2019. Thương vụ này cũng dẫn đến việc Mỹ loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình tiêm kích tấn công F-35.
Các nguồn tin của Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh Hy Lạp cũng đã mua hệ thống phòng không do Nga sản xuất và cáo buộc các nước phương Tây (không nêu đích danh) theo đuổi chính sách "hai mặt".
Mục đích chuyến thăm Ukraine của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tổng thống Tayyip Erdogan đến Ukraine với thông điệp trung lập và ảnh hưởng: Ngoài vấn đề hợp tác vũ khí, ông Erdogan còn muốn thể hiện là một nhà môi giới trung thực - với cả Ukraine và công chúng Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tới Ukraine để tham dự hội nghị thượng đỉnh ba bên với Tổng...