Thổ Nhĩ Kỳ chặn tiêm kích Nga tại Hắc Hải
Thổ Nhĩ Kỳ đã điều động 4 chiến đấu cơ F-16 lên ngăn chặn một máy bay quân sự của Nga bay sát bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ ở Hắc Hải.
Máy bay do thám Ilyushin Il-20 của Nga – Ảnh: Reuters
Chiếc máy bay Ilyushin Il-20 của Nga đã bay ngang vùng biển quốc tế theo hướng song song và cách bờ biển Triều Tiên khoảng từ 28 km đến 37 km tại Hắc Hải vào hôm 12.4, nhật báo Today’s Zaman (Thổ Nhĩ Kỳ) dẫn thông báo quân đội cho hay hôm 13.4.
Video đang HOT
Bốn chiếc F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã được điều động và bay theo máy bay Nga khoảng 3 tiếng rưỡi, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cho biết; đồng thời khẳng định 4 chiếc F16 luôn bay trong không phận Thổ Nhĩ Kỳ trong suốt thời gian vụ việc diễn ra.
Được biết, Ilyushin Il-20 là mẫu máy bay được thiết kế dành cho các sứ mạng do thám. Trong năm 2013, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần cho chiến đấu cơ ngăn chặn máy bay do thám của Nga bay sát bờ biển nước này.
Giới quan sát nhận định, mặc dù bất đồng về cuộc nội chiến tại Syria, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ và Nga vẫn có quan hệ chặt chẽ về chính trị và kinh tế.
Tuy nhiên, mối quan hệ này gần đây đang bị thử thách sau khi Nga phớt lờ cảnh báo của NATO để sáp nhập khu tự trị Crimea của Ukraine. Thổ Nhĩ Kỳ hiện là thành viên của NATO.
Theo TNO
Ẩn họa ly khai, căng thẳng sắc tộc đe dọa Ukraine
Nguy cơ tan rã của Ukraine lớn dần sau khi miền đông muốn tiếp nhận lực lượng chống bạo động vừa bị chính phủ tạm quyền giải tán.
Lực lượng Berkut vừa bị giải tán ở Ukraine - Ảnh: Reuters
Theo RIA-Novosti, quyền Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov ngày 26.2 tuyên bố lực lượng cảnh sát chống bạo động Berkut bị cáo buộc "đàn áp dã man" người biểu tình đã bị giải tán. Trước đó, lực lượng này được triển khai nhằm trấn áp các cuộc biểu tình nổ ra từ cuối tháng 11.2013 và bị cáo buộc phải chịu trách nhiệm cho phần lớn những trường hợp thiệt mạng trong các vụ bạo lực vừa qua.
Tuy nhiên, lực lượng vừa bị giải tán này lập tức được tiếp nhận tại miền đông Ukraine, vốn chủ yếu bao gồm người nói tiếng Nga và phản đối cuộc chính biến lật đổ ông Viktor Yanukovych. Theo website Sevastopol.su, một quan chức của thành phố Sevastopol là Alexey Chaly tuyên bố: "Các thành viên Berkut sẽ được chào đón. Họ đã hoàn thành nhiệm vụ đối với đất nước, đã chứng tỏ là những người đàn ông thực thụ... Vào thời điểm khó khăn này, thành phố cần những người đàn ông tuân thủ phép tắc để xây dựng các nhóm phòng vệ".
Ngoài ra, người dân ở miền đông và nam Ukraine hôm qua tiếp tục biểu tình chống chính quyền lâm thời ở Kiev, phản đối xu hướng ngả về phương Tây và kêu gọi Nga bảo vệ họ. Đài France 24 đưa tin các nhà lập pháp của khu tự trị Crimea ở miền nam Ukraine đã bắt đầu phiên họp để "thảo luận việc thay đổi chính quyền địa phương do có những người quá gần gũi chính quyền mới ở Kiev" trong khi hàng ngàn người ủng hộ hoặc chống ông Yanukovych tập trung bên ngoài la ó, xô đẩy lẫn nhau. Đã xảy ra đụng độ nhỏ nhưng chưa có báo cáo thương vong, theo AFP. Trước đó, quyền Tổng thống Oleksandr Turchynov đã cảnh báo về cái mà ông gọi là "dấu hiệu nguy hiểm của chủ nghĩa ly khai".
Cũng trong hôm qua, BBC dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov kêu gọi các nước lên án "tư tưởng tân phát xít và dân tộc chủ nghĩa ở miền tây Ukraine". Ông thúc giục dư luận quốc tế lên án "những lời kêu gọi cấm ngôn ngữ Nga, coi người nói tiếng Nga không phải là công dân và hạn chế quyền tự do ngôn luận". Trước đó, quốc hội mới của Ukraine đã bãi bỏ luật về ngôn ngữ thiểu số ở nước này. Theo RT, luật được thông qua vào năm 2012 cho phép chính quyền địa phương giao dịch bằng ngôn ngữ của các cộng đồng thiểu số. Bulgaria, Hungary và Romania cũng lên tiếng chỉ trích quyết định mới. Hiện tại, các cộng đồng người gốc nước ngoài ở Ukraine đều đang lo ngại nguy cơ bài ngoại ở Ukraine do sự góp mặt của những người có tư tưởng dân tộc cực đoan trong chính quyền mới.
Quân đội Nga tập trận đột xuất Ngày 26.2, Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ ra lệnh diễn tập đột xuất nhằm kiểm tra tình trạng sẵn sàng của các quân khu miền tây và trung nước này, theo Interfax. Lần diễn tập này bao gồm các lực lượng bộ binh, hải quân và không quân đóng dọc theo các khu vực giáp giới Ukraine, Belarus, vùng Baltic, Phần Lan và Bắc cực. "Hoạt động này nhằm kiểm tra sự sẵn sàng của quân đội trong việc đối phó các tình huống khủng hoảng khẩn cấp đe dọa an ninh quốc gia", Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Soigu tuyên bố. Quyết định trên được đưa ra giữa lúc tình hình ở Ukraine bị cho là có thể ảnh hưởng đến an ninh của Nga trong khi phương Tây liên tục khuyến cáo Nga không nên can thiệp vào Ukraine.
Theo TNO
Quan chức Nga: Hạm đội Nga không phải là mối đe dọa với Ukraine Một quan chức quốc phòng cấp cao của Nga hôm 27.2 khẳng định Hạm đội Hắc Hải của Nga, hiện đang đồn trú tại Ukraine, không phải là mối đe dọa cho Ukraine và các hoạt động của hạm đội sẽ tuân thủ theo thỏa thuận đạt được giữa hai nước, hãng tin RIA Novosti cho hay. Tàu chiến thuộc Hạm đội Hắc...