Thổ Nhĩ Kỳ cảnh cáo Pháp
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã lên tiếng cảnh cáo người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron vì những phát biểu liên quan đến căng thẳng Thổ Nhĩ Kỳ – Hy Lạp về khai thác dầu mỏ, khí đốt ở đông Địa Trung Hải.
“Đừng gây rối với người dân Thổ Nhĩ Kỳ, với đất nước Thổ Nhĩ Kỳ”, ông Erdogan tuyên bố trong một bài phát biểu trên truyền hình ở Istanbul hôm 12/9.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. Ảnh: Telegraph
Cảnh báo được đưa ra sau khi ông Macron hôm 10/9 kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) có “tiếng nói đồng thuận và rõ ràng” đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Lãnh đạo Chính phủ Pháp cáo buộc Ankara “không còn là đối tác trong khu vực” vì những hành động gần đây ở đông Địa Trung Hải cũng như sự can dự vào cuộc nội chiến của Libya.
Động thái xảy ra không lâu sau khi căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp liên quan đến các đặc quyền khai thác dầu khí trong vùng biển này leo thang hồi tháng trước. Diễn biến tiếp sau việc Athens ký một thỏa thuận hàng hải với Ai Cập để chỉ định các khu vực rộng lớn của Địa Trung Hải là vùng đặc quyền kinh tế của họ.
Video đang HOT
Thỏa thuận Hy Lạp – Ai Cập được ký kết hơn 6 tháng sau khi Thổ Nhĩ Kỳ và chính phủ được Ankara hậu thuẫn ở phía tây Libya đạt thỏa thuận phân định biển vào tháng 12/2019 trong khu vực. EU đã bác bỏ thỏa thuận Ankara – Tripoli với lý do “vi phạm quyền chủ quyền của các quốc gia thứ 3″ và “không tuân thủ Luật Biển”.
Sau khi biết thông tin, Thổ Nhĩ Kỳ đã cử tàu khảo sát dầu khí Oruc Reis của nước này đến một khu vực Hy Lạp tuyên bố chủ quyền và bắt đầu tìm kiếm nhiên liệu hóa thạch.
Ấn Độ nhận 5 tiêm kích Rafale
5 tiêm kích Rafale đầu tiên Ấn Độ mua từ Pháp hôm nay hạ cánh ở căn cứ không quân Ambala, bang Haryana, miền bắc nước này.
Ấn Độ phun vòi rồng chào mừng khi các máy bay hạ cánh tại căn cứ Ambala, cách biên giới Trung Quốc và Pakistan khoảng 200 km. Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh hôm nay viết trên Twitter rằng sự xuất hiện của các tiêm kích đánh dấu "sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới trong lịch sử quân sự của chúng tôi". Các tiêm kích sẽ làm cho không quân Ấn Độ "mạnh hơn nhiều để ngăn chặn mọi mối đe dọa có thể xảy ra trên đất nước chúng tôi".
Tiêm kích Rafale rời căn cứ Merignac ở Pháp để đến Ấn Độ ngày 27/7. Ảnh: AFP.
Ông không trực tiếp đề cập đến Trung Quốc nhưng giới truyền thông và các nhà quan sát cho rằng bình luận của ông rõ ràng nhắm vào nước láng giềng này. "Nếu có ai chỉ trích hay lo lắng về sức mạnh mới của không quân Ấn Độ thì đó hẳn là những bên muốn đe dọa toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi", Singh viết.
Ấn Độ năm 2016 ký thỏa thuận trị giá 8,7 tỷ USD mua 36 tiêm kích Rafale do tập đoàn Dassault Aviation của Pháp sản xuất. Họ dự kiến bàn giao tất cả máy bay trước cuối năm 2021. Các tiêm kích Rafale được tùy biến theo yêu cầu của Ấn Độ, bao gồm màn hình hiển thị trên mũ phi công do Israel sản xuất, thiết bị cảnh báo tín hiệu radar, thiết bị gây nhiễu băng tần thấp, hệ thống ghi dữ liệu bay trong 10 tiếng, hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại.
Ấn Độ nhận bàn giao tiêm kích sau khi quá trình đàm phán rút quân giữa Ấn - Trung thất bại và quân đội Trung Quốc điều thêm gần 50.000 quân tới khu vực Aksai Chin. Ảnh vệ tinh cho thấy lượng lớn binh sĩ Trung Quốc tập trung tại khu tự trị Tây Tạng và một số đường hầm có thể được dùng để cất giấu thiết bị. Giới chuyên gia nhận định Bắc Kinh dường như sẵn sàng cho đợt triển khai quân dài ngày trong mùa đông khắc nghiệt ở địa hình núi cao thuộc dãy Himalaya.
Biên giới Ấn - Trung. Đồ họa: NYTimes.
Ấn Độ và Trung Quốc nhiều lần tổ chức đàm phán quân sự và ngoại giao sau vụ ẩu đả chết người hôm 15/6, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và nhiều lính Trung Quốc thương vong. Tuy nhiên, hai nước chỉ đạt được đồng thuận về việc rút quân khỏi khu vực thung lũng Galwan.
Các nguồn tin Ấn Độ cho biết Trung Quốc chưa rút lực lượng khỏi khu vực hồ Pangong Tso và thung lũng Depsang. Một nguồn tin chính phủ Ấn Độ cho biết lính Trung Quốc đã xâm nhập 8 km vào lãnh thổ nước này tại khu vực thung lũng Depsang.
Căng thẳng trên biên giới Ấn - Trung leo thang từ cuối tháng 4, khi Trung Quốc đưa hàng nghìn binh sĩ cùng xe cơ giới và pháo vào khu vực tranh chấp dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế (LAC). Giới chuyên gia cho biết Trung Quốc một mặt đẩy mạnh xây dựng hạ tầng trong khu vực, mặt khác tìm cách cản trở Ấn Độ nâng cấp các căn cứ quân sự của nước này
Sức ép chọn bên nóng lên giữa "vòng xoáy" cạnh tranh Mỹ-Trung gay gắt Cạnh tranh Mỹ - Trung ngày càng khốc liệt và gay gắt khiến các quốc gia khác nhận ra, đến một lúc nào đó, họ sẽ phải đưa ra quyết định đứng về bên nào. Sự đối đầu gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc đang khiến các nhà lãnh đạo thế giới lo ngay ngáy. Một quan chức Đức cảnh báo về...