Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo Nga ‘đừng đùa với lửa’
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan hôm qua cảnh báo Nga “đừng đùa với lửa” liên quan đến việc một máy bay Nga bị bắn hạ, đồng thời cho biết ông không muốn làm tổn hại đến quan hệ song phương.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. Ảnh: Reuters.
“Vâng, tấn công phe đối lập Syria có tính hợp pháp quốc tế với cái cớ không kích Daesh là đùa với lửa”, Reuters dẫn lời Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan phát biểu trước đám đông tại thành phố đông bắc Bayburt, nhắc đến tên tiếng Arab của Nhà nước Hồi giáo (IS).
Ông Erdogan cho biết “cả thế giới thừa nhận Thổ Nhĩ Kỳ làm đúng” khi bắn hạ máy bay Su-24 của Nga. “Dùng vụ việc làm cái cớ để đưa ra những cáo buộc không thể chấp nhận và ngược đãi công dân của chúng tôi, những người tới Nga để tham gia một hội chợ (thương mại), là đang đùa với lửa”, ông nói.
Theo Tổng thống Erdogan, Nga không kích vô trách nhiệm nhằm vào những xe tải trong khu vực phục vụ hoạt động thương mại hoặc cứu trợ nhân đạo cũng là “đang đùa với lửa”. “Chúng tôi chân thành khuyên Nga đừng đùa với lửa”, ông cho biết thêm.
Căng thẳng đang gia tăng giữa Moscow và Ankara sau khi Thổ Nhĩ Kỳ hôm 24/11 tuyên bố bắn hạ cường kích Su-24 của Nga với lý do máy bay Nga xâm phạm không phận. Nga khẳng định phi cơ của họ đang hoạt động ở Syria và chính chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ mới thực sự đi vào không phận Syria.
Video đang HOT
Ông Erdogan thông báo sẵn sàng hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu diễn ra tuần tới ở Paris, Pháp. Tổng thống Putin từ chối tiếp xúc với người đồng cấp Erdogan do Ankara không muốn xin lỗi vì bắn hạ máy bay Nga, Yuri Ushakov, trợ lý nhà lãnh đạo Nga, nói.
Nga hôm 26/11 dọa trả đũa kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ và cho biết vẫn đang đợi một lời giải thích hợp lý cho hành động bắn hạ Su-24 nhưng Ankara coi cảnh báo từ Nga là “cảm tính” và “không phù hợp”.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm qua tuyên bố Moscow dừng cấp thị thực miễn phí với Thổ Nhĩ Kỳ kể từ ngày 1/1, động thái sẽ tác động đến ngành du lịch Thổ Nhĩ Kỳ. Hiệp hội các công ty quốc phòng Nga kêu gọi thành viên dừng mua nguyên liệu từ Thổ Nhĩ Kỳ, ảnh hưởng đến nhiều hợp đồng trị giá hàng triệu USD.
Numan Kurtulmus, người phát ngôn chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, cho biết hội đồng các bộ trưởng nước này đang thảo luận các biện pháp liên quan. “Tôi không nghĩ là Nga sẽ từ bỏ hoàn toàn quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ chỉ vì một tai nạn”, ông Kurtulmus phát biểu trong một cuộc họp báo. “Thổ Nhĩ Kỳ không thể từ bỏ quan hệ với Nga vì một tai nạn như vậy”.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ Su-24 là một trong những vụ đụng độ nghiêm trọng nhất giữa một thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Nga. Nó còn làm phức tạp thêm những nỗ lực quốc tế trong cuộc chiến chống IS, nhóm phiến quân đang kiểm soát nhiều khu vực ở Iraq và Syria.
Như Tâm
Theo VNE
Mỹ 'bật đèn xanh' cho Thổ Nhĩ Kỳ hạ máy bay Nga?
Một số chuyên gia phân tích chính trị nhận định Thổ Nhĩ Kỳ không thể thực hiện một hành động nguy hiểm như bắn rơi chiến đấu cơ của Nga mà không có sự tán đồng của Mỹ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Tổng thống Mỹ Barack Obama - Ảnh: AFP
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 26.11 tuyên bố Moscow đã cung cấp trước thông tin cho Washington về đường bay của chiếc Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ gần biên giới Syria đầu tuần này. "Phía Mỹ biết rõ địa điểm và thời gian các chuyến bay của chúng tôi, và chúng tôi bị bắn chính xác tại đó và vào thời điểm đó", ông Putin nói tại một cuộc họp báo với Tổng thống Pháp Francois Hollande ở Moscow.
Bình luận với đài Press TV của Iran hôm 27.11, ông Myles Hoenig, một chuyên gia phân tích chính trị tại bang Maryland (Mỹ), phát biểu: "Nếu những lời buộc tội của ông Putin là đúng, đó là một dấu hiệu rõ ràng rằng tác động của chính sách đối ngoại và quân sự của Mỹ là gây thêm bất ổn ở một khu vực đang hỗn loạn và căng thẳng của thế giới".
Ý kiến này cũng tương đồng với phát biểu của chuyên gia chính trị người Pháp Gearoid O'Colmain trong cuộc trao đổi với đài Nga RT hôm 25.11. Ông nói: "Tôi không nghĩ chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ có thể hành động như vậy chống lại một siêu cường quân sự như Nga mà không có sự đồng tình của Mỹ. Thật nực cười nếu nghĩ rằng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hành động một mình. Thế nên chắc chắn họ đã tấn công (máy bay Nga) với sự hậu thuẫn của Mỹ".
Chuyên gia Pháp cho rằng chiến lược dài hạn của Mỹ là sử dụng Thổ Nhĩ Kỳ "làm công cụ để gây bất ổn cho Nga".
Tổng thống Putin khẳng định máy bay Nga bị bắn khi đang ở bên trong lãnh thổ Syria khoảng 1 km. Ông cảnh báo về những "hậu quả nghiêm trọng" và gọi vụ việc này là một "nhát dao đâm sau lưng" do những "tòng phạm của khủng bố" thực hiện.
"Nga đã bước chân vào nơi các cường quốc phương Tây cho thấy hoặc không sẵn sàng, hoặc không có khả năng chấm dứt sự khủng bố của IS. Điều này đang thay đổi cán cân quyền lực ở Trung Đông, và Mỹ đang đánh mất thế đứng trên thế giới do điều này. Tuy nhiên, việc chuẩn thuận một cuộc tấn công vào máy bay quân sự Nga cho thấy sự tuyệt vọng về phía Mỹ và các đồng minh. Điều đó cực kỳ nguy hiểm khi 2 cường quốc có thể dễ dàng hủy hoại nhau và tất cả các nước khác trên hành tinh", ông Hoenig nhấn mạnh.
Theo chuyên gia Mỹ, chính sách của Washington ở Trung Đông "không có tầm nhìn rõ ràng". "Mỹ muốn kết liễu IS nhưng dường như đang tránh né khi bàn đến việc truy sát lực lượng này. Họ đang phát động chiến tranh chống IS? Hay họ đang tài trợ và tiếp tế cho chúng? Hoặc có phải mục tiêu cao nhất của Mỹ là lật đổ chính phủ al-Assad, và việc gây tổn hại cho sức mạnh của IS chỉ là thứ yếu?", ông Hoenig nêu nghi vấn.
"Không khó để tin rằng tất cả những gì Thổ Nhĩ Kỳ đang làm đã nằm trong tầm hiểu biết của Mỹ. Mục tiêu chính của họ là muốn nhìn thấy sự cáo chung của chế độ al-Assad (tương tự như mục tiêu của Mỹ), nhưng đồng thời cũng nhằm ngăn chặn mọi hình thức độc lập của người Kurd", chuyên gia trên nói.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Lần cuối máy bay Nga bị NATO bắn hạ 63 năm trước 4 máy bay MiG 15 của Liên Xô bị F9F Panther của Mỹ bắn rơi năm 1952 là lần cuối phi cơ Nga bị một nước thành viên NATO bắn hạ, trước khi lịch sử lặp lại hôm 24/11. Một chiếc F9F của Mỹ. Ảnh: Aviation History Theo Washington Post, ngày 18/11/1952, trong những tháng cuối của cuộc chiến tranh Triều Tiên, 4...