Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo có thể tấn công đảo của Hy Lạp
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này đã chuẩn bị sẵn sàng để “làm những gì cần thiết” khi thời điểm đến liên quan đến những hòn đảo tranh chấp với Hy Lạp.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 22/7/2022. Ảnh: REUTERS
Theo trang tin Euractiv.gr (Hy Lạp) ngày 5/9, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan đã kêu gọi Hy Lạp ngừng “ quân sự hóa” các đảo ở Biển Aegean có quy chế phi quân sự, cảnh báo rằng lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ có thể tấn công “vào ban đêm”.
Mối đe dọa trên được ông Erdoğan đưa ra sau khi căng thẳng giữa hai nước láng giềng ngày càng gia tăng trong những tháng gần đây.
“Chúng tôi có thể đến bất ngờ, vào lúc nửa đêm. Nếu Hy Lạp đi quá xa, thì cái giá phải trả sẽ rất lớn”, ông Erdoğan nói trong một tuyên bố được Athens coi là leo thang nghiêm trọng.
Trong khi đó theo Bộ Quốc phòng Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ đã gia tăng các hành vi vi phạm không phận của Hy Lạp, đặc biệt bằng cách sử dụng các máy bay không người lái, chẳng hạn như ayraktar, cũng được sử dụng trong cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine.
Video đang HOT
Nhật báo Kathimerini của Hy Lạp đưa tin rằng ít nhất một nửa số vụ vi phạm không phận Hy Lạp vào năm 2022 liên quan đến máy bay không người lái.
Bình luận về tuyên bố của ông Erdoğan, Angelos Syrigos, một nhà lập pháp của đảng Dân chủ Mới và Giáo sư chính trị quốc tế ở Athens, cho rằng tuyên bố “chúng tôi sẽ đến bất ngờ vào ban đêm” của Tổng thống Erdoğan đề cập đến cuộc tấn công Síp năm 1974 của Thổ Nhĩ Kỳ.
“Không có nhà lãnh đạo nào tăng cường đe dọa như vậy trong nhiều tuần gần đây. Thông điệp của ông Erdoğan là ‘hãy cẩn trọng vì chúng tôi đã sẵn sàng’”, ông Syrigos nói.
Về mặt chính thức, Bộ Ngoại giao Hy Lạp cho biết họ sẽ không “hùa theo” những tuyên bố của Ankara, song khẳng định sẽ thông báo cho các đồng minh trong EU và NATO. “Chúng tôi sẽ thông báo cho các đồng minh và đối tác của chúng tôi về những tuyên bố khiêu khích để làm rõ ai đang gây ra vấn đề cho sự gắn kết của liên minh trong một giai đoạn nguy hiểm”, Bộ Ngoại giao Hy Lạp cho biết.
Theo hãng tin Reuters, mặc dù là thành viên của NATO, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp đã mâu thuẫn về một loạt vấn đề từ vi phạm không phận và tình trạng của các đảo Aegean đến ranh giới biển và tài nguyên hydrocarbon ở Địa Trung Hải.
Ankara gần đây đã cáo buộc Athens triển khai vũ khí trên các đảo Aegean, điều mà Athens bác bỏ. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã nổi giận bởi những gì Ankara cáo buộc là “quấy rối” máy bay chiến đấu của họ bởi các lực lượng Hy Lạp. Ankara cho rằng hệ thống phòng không S-300 mà Hy Lạp sử dụng đã “khóa mục tiêu” máy bay phản lực của Thổ Nhĩ Kỳ trong một chuyến bay thường lệ.
Thổ Nhĩ Kỳ đã kỷ niệm Ngày Chiến thắng vào hôm 30/8, một ngày lễ kỷ niệm các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đánh đuổi quân Hy Lạp vào năm 1922. Đến ngày 3/9, ông Erdogan cũng kêu gọi Hy Lạp “đừng quên Izmir”, ám chỉ chiến thắng của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ankara nói rằng các đảo Aegean đã được trao cho Hy Lạp theo các hiệp ước 1923 và 1947 với điều kiện không được vũ trang trên đó. Ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu đã nhiều lần cho biết Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đặt câu hỏi về chủ quyền của Hy Lạp nếu Athens tiếp tục quân sự hóa những hòn đảo này.
Đáp lại, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis cho rằng quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc đặt câu hỏi về chủ quyền của Athens đối với quần đảo Aegean là “vô lý”.
Hy Lạp sử dụng S-300 của Nga 'khóa mục tiêu' máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ
Thổ Nhĩ Kỳ đã cáo buộc Hy Lạp có "hành động thù địch" đối với máy bay chiến đấu F-16 của nước này.
Một máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Dailysabah.com
Theo trang Tin tức Arab (Arab News), Thổ Nhĩ Kỳ ngày 28/8 cáo buộc nước thành viên NATO là Hy Lạp đã sử dụng hệ thống phòng không do Nga sản xuất để "quấy rối" máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ trong một nhiệm vụ do thám, gọi đó là "hành động thù địch".
Vụ việc xảy ra hôm 23/8 khi hệ thống tên lửa S-300 của Hy Lạp được triển khai trên đảo Crete đã "khóa mục tiêu" máy bay phản lực F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ ở phía Tây đảo Rhodes, các nguồn tin của Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, lưu ý rằng điều đó "không phù hợp với tinh thần của liên minh (NATO)" và tương đương với "các hành động thù địch" theo các quy tắc của NATO.
Trong những tháng gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ đã phàn nàn về những gì họ gọi là hành động khiêu khích của Hy Lạp, nói rằng những động thái như vậy làm suy yếu các nỗ lực hòa bình.
Hai nước láng giềng thành viên NATO có tranh chấp biên giới trên biển và trên không từ lâu, dẫn đến các cuộc tuần tra và đánh chặn gần như hàng ngày của lực lượng không quân chủ yếu xung quanh các hòn đảo của Hy Lạp gần bờ biển của Thổ Nhĩ Kỳ.
Athens cáo buộc Ankara vi phạm không phận trên những hòn đảo nằm ở Hy Lạp. Ngược lại, Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng Hy Lạp đang đóng quân trên các đảo ở Biển Aegean vi phạm các hiệp ước hòa bình được ký kết sau Thế chiến I và II.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã cắt đứt đối thoại với Hy Lạp sau khi cáo buộc rằng Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis đã vận động hành lang để Mỹ ngừng bán vũ khí cho Ankara.
Trong khi đó, Washington đã trừng phạt Ankara vì nhận một hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến của Nga vào năm 2019. Thương vụ này cũng dẫn đến việc Mỹ loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình tiêm kích tấn công F-35.
Các nguồn tin của Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh Hy Lạp cũng đã mua hệ thống phòng không do Nga sản xuất và cáo buộc các nước phương Tây (không nêu đích danh) theo đuổi chính sách "hai mặt".
Hy Lạp giải cứu trên 100 người di cư trên Địa Trung Hải Sáng sớm 19/6, Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hy Lạp đã giải cứu hơn 100 người di cư ở ngoài khơi đảo Mykonos trên Biển Aegean. Người di cư lênh đênh ngoài khơi bờ biển Sykamias, phía Tây thành phố cảng Mytilini (Hy Lạp), sau khi vượt biển Aege từ Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Sau khi nhận thông tin,...