Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo các nước Phương Tây về việc đóng cửa lãnh sự quán
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vừa lên tiếng cảnh báo hậu quả của việc các nước Phương Tây tạm thời đóng cửa các lãnh sự quán tại nước này và đưa ra các khuyến cáo an ninh trong tuần qua.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại cuộc họp báo ở Tirana, Albania ngày 17/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trong một cuộc gặp mặt lực lượng thanh niên được ghi hình trước và phát sóng cùng ngày, Tổng thống Erdogan nêu rõ Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra “tối hậu thư” cảnh báo các nước này “sẽ phải trả giá đắt nếu tiếp tục hành động như vậy”.
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ còn cho rằng các quốc gia phương Tây “đang cố tình kéo dài thời gian”, song nước này sẽ đưa ra “các quyết định cần thiết” trong cuộc họp nội các ngày 6/2 (theo giờ địa phương).
Hôm 2/2, Ankara đã triệu đại sứ của 9 quốc gia phương Tây nhằm phản đối quyết định của họ liên quan việc đóng cửa hàng loạt lãnh sự quán tại Istanbul. Bên cạnh động thái đóng cửa, một số nước còn khuyến cáo công dân thận trọng trước nguy cơ cao xảy ra các vụ tấn công nhằm vào các phái bộ ngoại giao và các địa điểm tôn giáo không theo đạo Hồi ở Thổ Nhĩ Kỳ, sau hàng loạt vụ biểu tình tại châu Âu những tuần gần đây, trong đó có một số vụ đốt các bản photo cuốn kinh Koran của người Hồi giáo. Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết các nước phương Tây, trong đó có Mỹ và Đức, không chia sẻ các chứng cứ để củng cố cho cảnh báo về mối đe dọa an ninh mà họ đã đưa ra.
Tháng 1 vừa qua, với việc đình chỉ các cuộc đàm phán, Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối ủng hộ nỗ lực gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Thụy Điển và Phần Lan sau một vụ biểu tình tại thủ đô Stockholm, trong đó một phần tử cực đoan chống Hồi giáo đã đốt kinh Koran.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý đàm phán với tân Thủ tướng Thụy Điển
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 21/10 đã đồng ý với đề nghị của tân Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ để thảo luận về các nỗ lực của Thụy Điển và Phần Lan gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại cuộc họp báo ở Tirana, Albania ngày 17/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, tân Thủ tướng Thụy Điển Kristersson khẳng định ông sẵn sàng tới Ankara để thúc giục Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ nỗ lực của Thụy Điển gia nhập NATO. Ông muốn chứng tỏ cho Tổng thống Erdogan thấy rằng Thụy Điển và Phần Lan "thực sự làm những gì đã cam kết" để thực hiện thỏa thuận với chính quyền Ankara nhằm mở đường cho việc gia nhập NATO.
Trong khi đó, trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức, Ngoại trưởng mới của Thụy Điển, Tobias Billstrom cũng nhấn mạnh cuộc gặp được đề xuất giữa Thủ tướng nước này với nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ là "thông tin rất tích cực". Ngoại trưởng Thụy Điển cũng bày tỏ tin tưởng Stockholm và Helsinki sẽ "đối thoại và tham vấn chặt chẽ với Ankara" và Thụy Điển mong đợi Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phê chuẩn các nghị định thư gia nhập NATO "trong thời gian thích hợp".
Sau khi xung đột quân sự nổ ra tại Ukraine hồi đầu năm 2022, Thụy Điển và Phần Lan đã từ bỏ chính sách không liên kết lâu nay để đề nghị gia nhập NATO. Động thái này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của đại đa số các quốc gia thành viên NATO. Tuy nhiên, Tổng thống Erdogan đã ngăn cản tiến trình gia nhập nói trên.
Ông Erdogan khẳng định quan điểm của Ankara không thay đổi, đồng thời kêu gọi Thụy Điển và Phần Lan giao nộp một số nhân vật bị chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ truy lùng. Tổng thống Erdogan cáo buộc 2 quốc gia Bắc Âu là nơi trú ẩn cho các chiến binh người Kurd, đặc biệt là các thành viên của đảng Công nhân người Kurd (PKK) bị Ankara đặt ngoài vòng pháp luật.
Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định không có nguy cơ an ninh đối với người nước ngoài Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ không tìm thấy bằng chứng về bất cứ nguy cơ an ninh nào đối với người nước ngoài tại nước này. Hãng thông tấn nhà nước Anadolu ngày 5/2 đưa tin như trên trong bối cảnh quan hệ giữa Ankara và các nước phương Tây căng thẳng xung quanh những khuyến cáo về tình hình an ninh tại...