Thổ Nhĩ Kỳ can dự đấu trường Syria, IS chuốc thêm thảm bại
Tổ chức khủng bố khét tiếng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã chuốc thêm nhiều thất bại nhục nhã sau khi Thổ Nhĩ Kỳ phát động chiến dịch quân sự tại Syria, khóa chặt biên giới với Syria.
IS bị quét sạch khỏi biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria và bị cô lập
Thổ Nhĩ Kỳ đang ra sức quét sạch IS khỏi biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim mới đây mạnh mẽ tuyên bố, IS đang phải chuốc lấy những thấy bại nhục nhã sau khi nước này bắt đầu đưa binh sĩ và xe tăng tràn vào Syria, tiêu diệt các chiến binh khủng bố.
“91 km đường biên giới với Syria, từ thành phố Azaz tới thành phố Jarablus (Syria), đã hoàn toàn được bảo vệ. Tất cả các nhóm khủng bố đều đã bị đánh bại…”, ông Yildirim nhấn mạnh.
Tuyên bố của ông Yildirim được đưa ra sau khi Thổ Nhĩ Kỳ phát động các cuộc tấn công toàn lực dọc biên giới với Syria để quét sạch “tất cả các tổ chức khủng bố”, bao gồm cả các lực lượng dân quân người Kurd mà Ankara liệt vào danh sách đen cần phải tiêu diệt. Các lực lượng dân quân người Kurd vốn được Mỹ ủng hộ, đang là lực lượng chiến đấu chống IS hiệu quả nhất ở miền bắc Syria.
Sau tuyên bố của ông Yildirim, giới quan sát xác nhận, biên giới Thổ Nhĩ Kỳ – Syria đã sạch bóng IS và nhóm chiến binh người Kurd. Bước tiến này giúp cắt đứt nguồn cung các tay súng và vũ khí của IS.
Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria cũng khẳng định, các chiến binh IS “đã phải rút đi, chấm dứt sự hiện diện tại biên giới”.
Như vậy, đây là lần đầu tiên kể từ khi IS thành lập cái gọi là Nhà nước Hồi giáo, vùng lãnh thổ do chúng chiếm đóng và kiểm soát bị cô lập, cắt đứt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Việc này được cho là giáng một đòn mạnh vào IS khi tổ chức này mất đi tuyến đường quan trọng để tuyển tân binh và luân chuyển hàng hóa cũng như vũ khí.
Video đang HOT
Thổ Nhĩ Kỳ có sa lầy tại Syria?
Sau khi phát động chiến dịch “Lá chắn Euphrates”, Thổ Nhĩ Kỳ đang tiếp tục thọc sâu vào lãnh thổ Syria để tiêu diệt các mục tiêu khủng bố của nước này.
10 ngày sau khi tái chiếm thành phố Jarablos, Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục mở mặt trận thứ 2 ở Al-Rai bất chấp chỉ trích rằng, ngoài IS, nước này cũng nhắm mục tiêu tiêu diệt dân quân người Kurd. Động thái này dấy lên quan ngại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp bước Mỹ, sa lầy trong cuộc chiến ở Syria.
Các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ tại bien giới với Syria.
Khi can dự vào đấu trường Syria, Thổ Nhĩ Kỳ có 2 mục đích lớn nhất, một là tiêu diệt IS, và hai – quan trọng hơn là ngăn các lực lượng dân quân người Kurd mở rộng lãnh thổ kiểm soát tại Syria. Có thể Ankara lo lắng rằng, sự thất thế của IS sẽ tạo cơ hội để người Kurd mở rộng lãnh thổ kiểm soát tại Syria.
Các lực lượng dân quân người Kurd ở Syria lâu nay bị Ankara xem là tổ chức khủng bố dù được Mỹ hết lòng hậu thuẫn và được đánh giá là lực lượng thiện chiến, hiệu quả nhất trên chiến trường.
Hơn nữa, Ankara giờ đây còn xem IS và người Kurd là những mối đe dọa còn nghiêm trọng còn hơn cả sự tồn vong của chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Theo nhà ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ về hưu Unal Cevikoz, đây là “sự thay đổi lớn” về quan điểm bởi Ankara theo đuổi mục tiêu lật đổ ông Assad kể từ khi Syria nổ ra nội chiến hơn 5 năm trước.
Theo Danviet
Lý do Nga, Mỹ ngầm cho phép Thổ Nhĩ Kỳ can dự đấu trường Syria
Giới phân tích cho rằng, cả Nga và Mỹ đều bật đèn xanh cho chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria, cho phép Ankara can dự vào cuộc xung đột ở đất nước Trung Đông là một nước cờ nhằm lực lôi kéo nước này về phía mình.
Mối quan hệ tay ba
Hai tuần sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hội đàm với người đồng cấp Nga, Tổng thống Vladimir Putin tại St Petersburg, giới lãnh đạo nước này cũng tiếp Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Ankara.
Điều đặc biệt là cùng thời điểm ông Biden đặt chân tới Ankara để cam đoan rằng Mỹ không hề liên quan đến cuộc đảo chính quân sự bất thành vừa qua ở Thổ Nhĩ Kỳ nhằm "níu kéo" quan hệ với đồng minh thân cận thì quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cũng phát động chiến dịch quân sự tại nước láng giềng Syria. Lực lượng đặc nhiệm cũng như xe tăng của Thổ Nhĩ Kỳ ồ ạt tràn qua biên giới, tấn công và kiểm soát thị trấn Jarablus từ tay IS một cách nhanh chóng.
Theo đó, giới phân tích nhận định, chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria chắc chắn đã nhận được sự cho phép của cả Nga và Mỹ trước trong bối cảnh cả Moscow lẫn Washington đều đang muốn lôi kéo Ankara đứng về phía mình.
Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ tràn vào biên giới Syria.
Việc các chiến đấu cơ Mỹ không kích và yểm trợ hỏa lực tầm gần cho xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ tấn công vào thị trấn Jarablus là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy, Washington đã ủng hộ và bật đèn xanh cho chiến dịch can thiệp của Ankara.
Trong khi đó, ông Volkan Ozdemir, một chuyên gia người Thổ Nhĩ Kỳ kiêm Chủ tịch của Viện Chính sách năng lượng và Thị trường (EPPEN) ở Ankara nhận định: "Những hoạt động quân sự gần đây của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria là kết quả của sự ấm lên trong quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ. Do đó, dễ dàng nhận thấy rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhập cuộc chơi ở Syria với sự đồng ý của Moscow".
Ông Ozdemir cũng cho rằng, trong cuộc hội đàm tại St.Petersburg, ông Erdogan và ông Putin đã đạt được một thỏa thuận ngầm về Syria trong đó, Moscow sẽ giảm sự ủng hộ đối với người Kyria ở Syria để đổi lấy việc Ankara từ bỏ nỗ lực lật đổ chính quyền Tổng thống Syria Bashar Assad. Hơn nữa, hai bên còn thống nhất thiết lập cơ chế quân sự và tình báo chung để phối hợp hoạt động tại Syria.
"Lần đầu tiên trong lịch sử, Nga, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ cùng can dự, quyết định cuộc chơi tại đấu trường Syria cũng như số phận của quốc gia này", ông Ozdemir nhấn mạnh.
Sự khôn khéo của Thổ Nhĩ Kỳ
Giới phân tích nhận định, Thổ Nhĩ Kỳ vốn đang ở trong mối quan hệ tay ba với Moscow - vốn ủng hộ Tổng thống Syria Bashar Assad - và Washington - vốn hậu thuẫn cho phe đối lập Syria và muốn lật đổ ông Assad, đã khéo léo lợi dụng vị thế của mình để được cả Nga lẫn Mỹ bật đèn xanh cho chiến dịch quân sự ở Syria, theo ông Robert Freedman.
"Ông Erdogan đã khéo léo lợi dụng sự cải thiện quan hệ với Nga. Điều đó thể hiện ở việc ông thay đổi chính sách, tuyên bố rằng, Tổng thống Assad đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi chính trị ở Syria thay vì đòi lật đổ ông Assad như trước đây", ông Freedman, giáo sư nghành khoa học chính trị tại ĐH Johns Hopkins cho hay.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan (ngoài cùng bên phải) đã khéo léo lợi dụng vị thế của mình trong mối quan hệ tay ba với Nga và Mỹ.
Trong khi đó, cũng theo ông Freedman, thông qua hành động quân sự tại Syria, Thổ Nhĩ Kỳ còn muốn gửi tín hiệu đến toàn thế giới rằng, bất chấp những căng thẳng gần đây, Ankara và Washington vẫn là đồng minh thân cận, phụ thuộc lẫn nhau và đang hợp tác êm đẹp với nhau.
Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, tiêu diệt IS không phải là mục tiêu duy nhất của nước này trong chiến dịch can thiệp này. Sau khi chiếm được thị trấn Jarablus, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục tổ chức lực lượng với ý đồ tiến sâu về phía tây nhằm "dọn sạch" khu vực biên giới.
Với hướng tiến quân này, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sớm muộn cũng sẽ chạm mặt Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) thuộc Đảng Liên minh Dân chủ người Kurd (PYD), lực lượng vốn bị Ankara coi là nhóm khủng bố, nhưng lại là một đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống IS. Thổ Nhĩ Kỳ lâu nay không muốn PYD mở rộng ảnh hưởng ở Syria, đặc biệt tại khu vực biên giới Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.
Đã có nhiều cáo buộc rằng, Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian qua vừa tiêu diệt IS vừa tấn công các lực lượng người Kurd dọc biên giới với Syria, bao gồm cả SDF.
Ngoài ra, có một lý do đặc biệt khác để nước này quyết định phát chiến dịch quân sự ở Syria đó là nhằm phô trương sức mạnh quân sự sau cuộc đảo chính quân sự hồi giữa tháng 7.
Theo Danviet
Khủng bố đánh bom đại sứ quán Trung Quốc ở Kyrgyzstan Chiếc xe đã phát nổ bên trong đại sứ quán gây ra nhiều thương vong. Khói bốc lên sau vụ đánh bom đại sứ quán TQ ở Kyrgyzstan (Ảnh: Twitter) Một kẻ tình nghi đánh bom tự sát đã lái xe bom đâm vào cổng đại sứ quán Trung Quốc ở thủ đô Bishek của Kyrgyzstan ngày 30.8, tự kết liễu đời mình...