Thổ Nhĩ Kỳ bỏ tù 3 tướng cùng 330 sỹ quan vì âm mưu đảo chính
Một tòa án của Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua 21/9 đã kết án tù 20 năm đối với 3 cựu tướng quân đội vì âm mưu đảo chính.
Người biểu tình phản đối phiên tòa xét xử các tướng lĩnh quân đội ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Gần 330 sỹ quan quân đội, trong đó có một số nhân vật cấp cao, cũng bị kết án vì liên quan đến âm mưu đảo chính. 34 người được trắng án. Tất cả các bị cáo đều phủ nhận cáo buộc đối với họ.
Các sỹ quan này bị cáo buộc âm mưu đánh bom các ngôi đền và tìm cách châm ngòi cho một cuộc chiến với Hy Lạp để lấy cớ tiến hành đảo chính quân sự.
Các cựu tướng quân đội Cetin Dogan, Ozden Ornek và Ibrahim Firtina mới đầu bị tòa án ở Silivri, gần Istanbul, kết án tù chung thân nhưng sau đó án của họ được giảm xuống 20 năm.
Video đang HOT
Các bị cáo cho rằng bằng chứng chống lại họ bị thêu dệt và cáo buộc chính phủ tiến hành một cuộc thanh trừng trong các lực lượng vũ trang.
Phát biểu trước khi tòa tuyên án, cựu tướng Dogan, từng là tư lệnh Quân đội thứ nhất Thổ Nhĩ Kỹ, cho rằng phiên tòa kéo dài hai năm qua là “không công bằng và phi pháp”.
Ông Dogan bị cáo buộc là chủ mưu đứng sau âm mưu năm 2003, có tên gọi “Operation Sledgehammer” (Hoạt động búa tạ) nhằm lật đổ chính phủ được bầu của Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành 3 cuộc đảo chính từ năm 1960-1980 và có truyền thống căng thẳng với đảng Công lý và Phát triển (AKP) của Thủ tướng Erdogan.
Theo Dantri
Philippines cử chính khách thương lượng ngầm với Bắc Kinh về biển đảo
Theo nguồn tin chính thức từ Philippines được AFP ngày 19/9 dẫn lại, một nghị sĩ, từng bị tù vì âm mưu đảo chính, đã tiến hành thương lượng bí mật với Trung Quốc về vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển.
Thượng nghị sĩ Antonio Trillanes IV (trái) và ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario.
Ông Edwin Lacierda, một phát ngôn viên của Tổng thống Benigno Aquino cho biết, thượng nghị sĩ Antonio Trillanes đã "được phép" bí mật thương lượng với các viên chức Trung Quốc để giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền ở vùng bãi cạn Scarborough tại Biển Đông.
Tuy nhiên việc này gây bất đồng sâu sắc cho Ngoại trưởng Albert Del Rosario, người chịu trách nhiệm chính thức trong việc thương thuyết với Trung Quốc nhưng bị loại khỏi các cuộc thương lượng ngầm.
Ông Trillanes tuyên bố ông có nhiệm vụ làm giảm căng thẳng với Bắc Kinh sau khi các cuộc thảo luận giữa hai bên bị ngưng vào tháng 4, và lên án Ngoại trưởng Philippines là "phản bội" với chiến thuật bị cho là cứng rắn. Ông cho biết: "Hiện nay không còn khủng hoảng ở Scarborough, nhưng suýt nữa thì đã có chiến tranh. Đó là một hành động phản bội (của ông Del Rosario)."
Nghị sĩ này nói rằng tuyên bố của ông Del Rosario lên án Trung Quốc hăm dọa Philippines đã gần như dẫn đến một cuộc đối đầu trực tiếp. Trillanes cho biết ông đã gặp gỡ các "viên chức cao cấp Trung Quốc" ít nhất 15 lần tại Manila và Bắc Kinh kể từ tháng 5.
Trả lời phỏng vấn trên truyền hình hôm thứ Hai 17/9, Ngoại trưởng Del Rosario cho rằng các cuộc thương lượng ngầm "có hại hơn là có lợi", tuy không nêu tên ông Trillanes.
Để hạn chế các tranh cãi trên báo chí, phát ngôn viên của Tổng thống, ông Edwin Lacierda trong cuộc họp báo hôm qua đã tuyên bố: "Tôi có thể nói ngay rằng Ngoại trưởng được Tổng thống tín nhiệm". Ông cũng đọc một bản tường trình của Trillanes cho rằng tình hình ở Scarborough có tiến triển nhờ vào "nỗ lực hợp tác" với ông Del Rosario. Tuy nhiên ông không thể trả lời được câu hỏi vì sao Tổng thống lại bổ nhiệm thêm ông Trillanes làm nhà thương thuyết bên ngoài.
Ông Trillanes từng là cựu sĩ quan hải quân, nằm trong số những người cầm đầu hai cuộc đảo chính hụt chống lại Tổng thống Gloria Arroyo vào năm 2003 và 2007. Ông được ông Aquino vốn là đối thủ của bà Arroyo, ân xá trong lúc vụ xử ông về tội nổi dậy chưa kết thúc.
Tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines đã bùng lên từ tháng 4, khi các tàu của hai nước đối đầu tại bãi cạn Scarborough. Đây là một đảo đá cách đảo chính Luzon của Philippines khoảng 140 hải lý, trong khi đảo Hải Nam của Trung Quốc cách xa gấp bốn lần. Bắc Kinh yêu sách chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông dù vị trí xa hơn các nước láng giềng.
Theo TNO
Chính trường Philippines chao đảo vì vụ "đi đêm" với Trung Quốc Hôm nay 19.9, Philippines thông báo rằng một chính trị gia từng bị xử tù vì âm mưu đảo chính đã có các cuộc đàm phán bí mật với Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ, một kế sách gây ra nhiều bất đồng. Một người phát ngôn của Tổng thống Benigno Aquino cho biết Thượng nghị sĩ Antonio Trillanes đã được ủy...