Thổ Nhĩ Kỳ bỏ ngoài tai lời Mỹ?
Ngoại trưởng Mỹ khẳng định đang dùng nhiều cách để thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ ngừng hoạt động quân sự tại Syria.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 11/10 (giờ địa phương) thông tin, chính quyền Mỹ đang sử dụng các công cụ kinh tế và ngoại giao để thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ ngừng hoạt động quân sự ở Syria.
Khu vực biên giới phía Bắc Syria giáp với Thổ Nhĩ Kỳ ngày 12/10.
Trong cuộc phỏng vấn được công bố trên trang điện tử chính thức của Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Pompeo đã trả lời tờ báo Tennessean rằng, Mỹ đang làm nhiều việc có thể, sử dụng các công cụ khác nhau, bao gồm công cụ kinh tế và ngoại giao nhằm “thuyết phục Tổng thống Erdogan rằng cuộc xâm lược là không phù hợp”.
“Chúng tôi đang làm việc để thuyết phục họ rằng tiến vào Syria theo cách này là gây nguy hiểm đến tính mạng của người Kurd và những người khác trong khu vực bao gồm những người theo đạo Kitô hữu và các dân tộc thiểu số khác. Đó là một ý tưởng tồi” – Ngoại trưởng Mỹ nói thêm.
Khi được hỏi lý do vì sao Mỹ rút lực lượng khỏi Syria, Ngoại trưởng Pompeo cho biết, Mỹ chỉ đưa khoảng 60 người rời khỏi khu vực đang hiện diện ở Syria mà Thổ Nhĩ Kỳ dự định sẽ tiến vào.
Video đang HOT
“Chúng tôi đã làm việc với người Kurd. Mỹ đã làm việc với người Kurd không chỉ ở Syria mà còn trên khắp Trung Đông trong một thời gian dài vô cùng. Họ từng là đối tác tốt của chúng tôi ở mỗi khu vực và tôi rất tin tưởng chính quyền này sẽ tiếp tục hỗ trợ những người từng là bạn tốt của Mỹ” – Ngoại trưởng Mỹ cho hay.
Ngoại trưởng Mỹ khẳng định, một khi người bạn tốt của Mỹ đang ở khu vực, Thổ Nhĩ Kỳ nên hiểu rằng, Mỹ không cho hành động của ông Erdogan khi tấn công người Kurd là đúng đắn.
“Điều đó phải dừng lại” – Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh.
Chung sức ép từ Mỹ, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) cũng đồng loạt lên án chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ tại miền Bắc Syria.
Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh châu Âu của EU Federica Mogherini đã kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ ngừng chiến dịch tấn công. Bà Mogherini tuyên bố, hành động của Thổ Nhĩ Kỳ đang làm suy yếu tiến bộ đạt được ở Syria của quốc tế trong việc xóa sổ khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Bất chấp các động thái lên án từ phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục tiến hành chiến dịch quân sự của mình tại miền Bắc Syria ngày thứ 4.
Trong thông báo đưa ra cuối ngày 11/10, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết lực lượng vũ trang nước này đã bắt giữ 350 người Kurd.
Trung tâm Thông tin Rojava, một nhóm vận động độc lập ở đông bắc Syria cáo buộc 11 thường dân đã thiệt mạng trong vụ tấn công, 6 người trong số đó là trẻ vị thành niên.
Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định đã thông báo với Nga trước khi tiến hành chiến dịch “ Mùa xuân hòa bình” tại Syria. Moscow tuyên bố đứng ngoài cuộc chiến giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) ở biên giới đông bắc Syria. Điều này giúp quân đội Thổ Nhĩ Kỳ triển khai chiến dịch Mùa xuân hòa bình một cách suôn sẻ.
Phía Nga hiện đang kêu gọi Syria và Thổ Nhĩ Kỳ hòa giải nhằm tránh những cuộc đổ máu.
Trong những thông tin mới nhất được Sputnik cập nhật, chính quyền Syria dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Bashar al- Assad bác bỏ mọi tuyên bố từ Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy họ đang thực hiện hoạt động hợp pháp ở Syria nhằm bảo vệ an ninh biên giới.
Damascus lên án hành động của Ankara là chiếm đóng trái phép lãnh thổ Syria vì không được sự cho phép của chính quyền. Hành động của Thổ Nhĩ Kỳ có thể dẫn tới sự hồi sinh của những tay súng khủng bố ở trong nước.
Hải Lâm
Theo VTC
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thiết lập vùng an toàn ở bắc Syria vào cuối tháng 9
Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa sẽ thiết lập vùng an toàn ở Bắc Syria vào tuần cuối của tháng 9 và có thể mở cửa biên giới cho người tị nạn muốn đến châu Âu.
Trong một bài phát biểu tại Ankara sáng nay, ngày 5/9, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã nhấn mạnh quyết tâm thiết lập một khu vực an toàn ở phía đông bắc Syria với sự hợp tác cùng phía Mỹ vào cuối tháng 9, nhưng sẵn sàng đơn phương thực hiện nếu cần thiết.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Getty.
Tháng 8 vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đã đạt được thỏa thuận thành lập một trung tâm hoạt động chung ở miền bắc Syria. Hai bên nhất trí nhanh chóng thực hiện các biện pháp này nhằm giảm bớt các mối quan ngại về an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ hoài nghi về cam kết của Mỹ đối với kế hoạch này và nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ làm việc một mình để kiểm soát khu vực và trục xuất các lực lượng người Kurd mà họ coi là mối đe dọa.
Cùng ngày, Tổng thống Erdogan đe dọa Liên minh châu Âu khi tuyên bố sẽ mở cửa biên giới cho những người tị nạn muốn đến châu Âu. Ông Erdogan nói rằng sẽ sử dụng lựa chọn này nếu không nhận được sự hỗ trợ của quốc tế để đối phó với vấn đề người tị nạn Syria. Năm 2016, thỏa thuận EU-Thổ Nhĩ Kỳ nhằm ngăn chặn dòng người di cư vào các nước khối có hiệu lực. Thỏa thuận nhằm ngăn chặn làn sóng nhập cư từ Thổ Nhĩ Kỳ vào Liên minh châu Âu của hàng triệu người tị nạn từ các quốc gia trong khu vực. Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ có 3,5 triệu người tị nạn trên lãnh thổ của mình, nhưng Liên Hợp Quốc cho biết con số này là 2,9 triệu.
Ủy ban châu Âu đã cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ 3 tỷ USD cho đến tháng 3/2019 và dự kiến sẽ cung cấp thêm 3 tỷ USD nữa để hỗ trợ các dự án cho người tị nạn Syria. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng ông Erdogan đã đe dọa các nước châu Âu về vấn đề này để đổi lấy một số sự thương lượng, bao gồm cả khu vực an toàn ở Syria và nhận tiền tài trợ./.
Theo Ngọc Thạch/VOV-Cairo
Củng cố vai trò ở Trung Đông, Nga cho thấy có thể tạo ra hòa bình hoặc chiến tranh Theo những nguồn tin thân cận với Điện Kremlin, cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ vào lãnh thổ Syria là cơ hội để Nga tăng cường ảnh hưởng ở khu vực, trong bối cảnh Washington dường như đang rút lui. Tổng thống Nga Vladimir Putin hy vọng cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có giới hạn về thời gian và...