Thổ Nhĩ Kỳ: Biểu tình chống chính phủ leo thang nguy hiểm
Các cuộc biểu tình chống chính phủ tại Thổ Nhĩ Kỳ đã kéo sang ngày thứ hai liên tiếp và lan rộng khắp 48 thành phố, trong đó có Istanbul và thủ đô Ankara. Cảnh sát và người biểu tình đã xô xát và hơn 900 người bị bắt giữ.
Những cảnh tượng tại các thành phố lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ hai ngày vừa qua khiến người ta liên tưởng đến phong trào Mùa xuân Arập tại châu Phi, khi rất đông người biểu tình chống chính phủ nổi loạn, đốt phá còn cảnh sát đáp lại bằng lựu đạn hơi cay và vòi rồng.
Biểu tình đã lan rộng 48 thành phố tại Thổ Nhĩ Kỳ
Theo hãng tin AP, trong ngày hôm qua, hàng nghìn người biểu tình đã đổ về quảng trường trung tâm Istanbul sau khi các cuộc đụng độ với cảnh sát biến thành phố này thành một chiến trường bị bao phủ bởi khói lựu đạn hơi cay.
Mặc dù đã có những nhân nhượng nhất định đối với người biểu tình, thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vẫn tỏ ra cứng rắn khi tuyên bố hoạt động này là phi dân chủ và bất hợp pháp.
Sự giận dữ của người dân lên cao sau khi cảnh sát đã dùng vũ lực để giải tán những người biểu tình ngồi tại khu quảng trường Taksim, khiến các cuộc biểu tình lan rộng ra hàng chục thành phố khác. Người biểu tình tuyên bố cách điều hành của ông Erdogan ngày càng mang tính độc tài.
Khi biểu tình bước sang ngày thứ hai, cảnh sát đã bắn lựu đạn hơi cay và sử dụng vòi rồng để giải tán đám đông. Đáp lại người biểu tình ném đá và chai lọ về phía lực lượng chức năng trong lúc tiến về Taksim. Nhiều cửa hàng tại khu vực vốn tập trung đông khách du lịch và khách sạn hạng sang này đã phải đóng cửa.
Sau đó cơ quan chức năng buộc phải dỡ bỏ rào chắn và cho phép hàng nghìn người biểu tình tuần hành vào trong quảng trường nhằm hạ nhiệt căng thẳng. Trong phát biểu của mình ông Erdogan tuyên bố những người biểu tình chỉ là những kẻ “thiểu số”, đang tìm cách áp đặt các đòi hỏi của mình bằng vũ lực, và tuyên bố ông có thể dễ dàng kêu gọi 1 triệu người tuần hành ủng hộ chính phủ.
Video đang HOT
“Tôi không cho rằng một chính phủ đã nhận được đa số phiếu bầu thì có năng lực vô hạn…và có thể làm tất cả những gì họ muốn”, vị thủ tướng phát biểu trên truyền hình. “Nhưng nếu như phe đa số không thể áp đặt ý muốn của mình lên phe thiểu số, thì phe thiểu số cũng không thể áp đặt mong muốn của họ lên phe đa số”.
Dưới sự lãnh đạo của Erdogan, Thổ Nhĩ Kỳ đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao vị thế quốc tế, trở thành trung tâm chính trị trong khu vực sau thời kỳ Mùa xuân Arập. Dù được hậu thuẫn rộng rãi bởi những người Hồi giáo có tư tưởng bảo thủ ở các vùng nông thôn, ông vẫn là một nhân vật gây nhiều chia rẽ trong cộng đồng người thế tục, và bị chỉ trích vì phong cách lãnh đạo có phần cứng rắn.
Hàng trăm người biểu tình đã bị thương sau khi xô xát với lực lượng chức năng, trong đó có 4 người bị mù vĩnh viễn vì lựu đạn hơi cay và đạn cao su của cảnh sát, Huseyin Demirdizen, đại diện Hiệp hội thầy thuốc Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định với hãng tin AP. Ông cho biết có ít nhất 2 người biểu tình đang nguy kịch
Bộ trưởng Nội vụ Muammer Guler cho biết hơn 900 người bị bắt giữ trong cuộc biểu tình, nhưng một vài người đã được thả sau khi bị thẩm vấn. Tuy nhiên ông không cho biết hiện còn bao nhiêu người bị giam giữ. Ông Guler xác nhận biểu tình đã lan ra 48 thành phố.
Sau khi cảnh sát rút khỏi quảng trường Taksim, người biểu tình đã ăn mừng “chiến thắng” và còn hô vang khẩu hiệu đòi ông Erdogan từ chức. Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ cũng tham gia biểu tình.
Chùm ảnh biểu tình lan rộng tại Thổ Nhĩ Kỳ
Theo Dantri
Bangladesh: Lại cháy xưởng may, ít nhất 8 người chết
Khi thảm kịch sập tòa nhà Rana Plaza vốn cướp đi sinh mạng của gần 900 người chưa kịp lắng xuống, tối qua lại thêm một vụ hỏa hoạn xảy ra tại một xưởng may ở thủ đô Dhaka của Bangladesh khiến ít nhất 8 người chết.
Đến nay nguyên nhân của vụ hỏa hoạn chưa được xác định nhưng các cơ quan chức năng cho biết ngọn lửa bùng lên trong đêm ở tầng 3 của tòa nhà 11 tầng, nơi có 2 xưởng may hoạt động. Trong số những người thiệt mạng có cả chủ của xưởng may.
Hiện trường tòa nhà có xưởng may bị cháy
"Không có công nhân nào làm việc tại xưởng may áo len Tung Hai khi hỏa hoạn xảy ra. Lửa cháy lớn nhưng chúng tôi đã khống chế được nó trong phạm vi một tầng", Mahbubur Rahman, giám đốc hoạt động của cơ quan cứu hỏa quốc gia Bangladesh khẳng định với AFP.
Ông Rahman cho biết các nạn nhân thiệt mạng do sặc khói sau khi tìm cách tháo chạy theo lối cầu thang, nhưng bị tấn công bởi "khói độc từ các quần áo làm bằng sợi acrylic".
Cảnh sát trưởng địa phương Khalilur Rahman thì cho biết ngọn lửa đã giết chết "8 người trong đó có chủ của xưởng may và 4 công nhân, một sỹ quan cảnh sát cấp cao và một nhân viên cảnh sát". "Chúng tôi đã nhận dạng được 7 người nhưng chưa rõ danh tính người thứ 8", ông Rahman nói.
Vụ hỏa hoạn là sự cố chết người mới nhất xảy ra với ngành dệt may Bangladesh sau khi vụ sập tòa nhà Rana Plaza khiến ít hàng trăm người thiệt mạng. Thảm họa này đã khiến 18 nhà máy dệt may phải đóng cửa.
Tại Bangladesh, hỏa hoạn thường xảy ra tại các cơ sở dệt may do nhiều cơ sở được đặt trong những tòa nhà xây dựng kém chất lượng với hệ thống dây điện không đạt tiêu chuẩn. Hồi tháng 11 năm ngoái, ít nhất 111 người đã thiệt mạng khi lửa bao trùm xưởng may của công ty Tazreen Fashion ở ngoại ô Dhaka.
Mới tháng Giêng vừa qua, 8 công nhân nữa lại thiệt mạng trong một vụ hỏa hoạn, trong đó có 2 công nhân vị thành niên, trong lúc họ đang sản xuất quần áo cho tập đoàn bán lẻ Inditex của Tây Ban Nha.
Số người chết trong vụ sập Rana Plaza lên gần 900
Trong khi đó tại hiện trường vụ sập toà nhà 8 tầng Rana Plaza, có thêm nhiều thi thể nạn nhân được đưa ra khỏi đống đổ nát. Tính đến sáng nay (9/5), cảnh sát địa phương cho biết có 892 người đã thiệt mạng trong thảm họa tồi tệ nhất của ngành dệt may thế giới.
Các công nhân may mắn sống sót được chi trả tiền bồi thường
Nhiều thi thể được tìm thấy trong ngày hôm qua đã phân hủy đến mức việc nhận dạng chỉ có thể tiến hành bằng cách xét nghiệm ADN.
Sau các cuộc biểu tình của các công nhân hồi đầu tuần, cơ quan chức năng hôm qua đã bắt đầu chi trả số tiền lương và tiền phúc lợi cho những nạn nhân may mắn sống sót trong vụ sập nhà.
Cùng lúc đó phái đoán của EU tới Bangladesh đã hối thúc chính quyền nước này "hành động ngay lập tức" để cải thiện điều kiện làm việc. Trong ngày hôm qua, 18 cơ sở may mặc của nước này đã bị đóng cửa vì không đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn và điều kiện làm việc.
Phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng dệt may Bangladesh Abdul Latif Siddique cho biết rất nhiều nhà xưởng có chất lượng kém hoặc không tuân thủ quy định về an toàn. "Chúng tôi đã thấy rằng ngay cả những nơi tuyên bố là nhà máy tuân thủ tốt nhất tại Bangladesh cũng không tôn trọng đầy đủ các quy định về an toàn xây dựng", ông Siddique nói.
Trung tướng Chowdhury Hasan Suhrawardy, một lãnh đạo của quân đội Bangladesh tại địa phương cho biết quân đội sẽ tiếp tục thu dọn các thi thể từ đống đổ nát trong vòng 2-3 ngày tới trước khi bàn giao cho chính quyền địa phương.
Đến nay đã có hơn 2500 người được cứu sống trong vụ sập nhà, tuy nhiên không ai biết rõ còn bao nhiêu thi thể bị vùi lấp nữa. Trước đó Hiệp hội các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Bangladesh cho biết có 3122 công nhân làm việc cho 5 xưởng may trong tòa nhà, nhưng không biết chính xác số người có mặt trong ca làm việc buổi sáng 24/4 khi tòa nhà đổ sụp.
Suhrawardy nhận định, ngoài 36 thi thể bị phân hủy đã được đưa tới bệnh viện đại học y Dhaka để lấy mẫu ADN do không thể nhận dạng, sẽ có thêm nhiều thi thể được chuyển tới đây do thời tiết nắng nóng kèm mưa rào.
Theo Dantri
Nga lên án quyết định sai trái về Syria của Liên đoàn Arập Bộ Ngoại giaoNgangày 27/3 lên án việc Liên đoàn Arập cho phép các nước thành viên cung cấp vũ khí cho phiến quânSyria. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov. Trong một tuyên bố được đăng trên trang web của mình, Bộ Ngoại giao Nga nói: "Theo như luật pháp quốc tế, quyết định của Liên đoàn Arập về Syria là bất hợp...