Thổ Nhĩ Kỳ bị cáo buộc dùng người tị nạn làm vũ khí gây sức ép với EU
Ngày 3/3, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz đã phản đối mạnh mẽ việc Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ mở cửa biên giới cho hàng chục nghìn người tị nạn muốn tới Liên minh châu Âu (EU).
Người di cư tập trung tại khu vực Pazarkule, Edirne, biên giới Thổ Nhĩ Kỳ – Hy Lạp, ngày 29/2/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới, Thủ tướng Kurz cáo buộc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sử dụng người tị nạn làm vũ khí gây áp lực với EU. Theo ông Kurz, đây là phép thử xem liệu EU có thể bảo vệ biên giới bên ngoài hay không, đồng thời nhấn mạnh Áo sẵn sàng ủng hộ Hy Lạp và bất cứ quốc gia nào khác trước “sự công kích” này. Theo ông, các bên cần phối hợp để sự kiện năm 2015 không lặp lại.
Ngày 27/2 vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ cho phép người di cư vượt qua biên giới nước này vào châu Âu, bất chấp thỏa thuận năm 2016 với EU, trong đó Ankara cam kết giữ người di cư ở trong lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuyên bố này được đưa ra sau một vụ không kích ở Syria khiến 33 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng. Động thái này của Ankara được xem là nhằm gây sức ép để EU tăng cường hỗ trợ giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn xuất phát từ cuộc xung đột tại Syria.
Dòng người di cư ồ ạt trong những ngày qua làm tái hiện cuộc khủng hoảng người di cư tại châu Âu năm 2015-2016, khi đó Áo ở vị trí như một hành lang để hàng trăm nghìn người di cư đi qua Hy Lạp và các nước Balkan vào Đức.
Dự kiến EU sẽ cử các quan chức cấp cao nhất tới Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp trong bối cảnh có nhiều quan ngại về cuộc khủng hoảng người di cư mới. Theo kế hoạch, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell sẽ tới Thổ Nhĩ Kỳ để tham dự các cuộc họp cấp cao về vấn đề Syria và người di cư. Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Chủ tịch Nghị viện châu Âu David Sassoli sẽ có cuộc họp với Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis để thảo luận về vấn đề di cư.
Phía Hy Lạp đã kêu gọi sự ủng hộ mạnh mẽ của EU trong cuộc họp này. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh hàng nghìn người di cư đã tập trung cách khu vực biên giới Hy Lạp 200 km hoặc dùng bè tự chế để tới quần đảo Aegean của Hy Lạp với mục đích vượt biên từ Thổ Nhĩ Kỳ vào EU.
Video đang HOT
Theo số liệu của Chính phủ Hy Lạp, khoảng 24.023 người đã bị chặn ở khu vực biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 29/2 tới tối 2/3, sau khi Chính phủ Hy Lạp điều binh sĩ và cảnh sát tới tăng cường lực lượng tại đây.
Theo Đặng Ánh (TTXVN)
UAV Thổ Nhĩ Kỳ giết 26 binh sĩ Syria, đòn trả đũa của Ankara?
Các máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đã giết chết 26 binh sĩ Syria ở tây bắc Syria, trong hành động rõ ràng nhằm trả đũa cái chết của 33 lính Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc không kích trước đó của Syria.
"26 thành viên của quân đội Syria đã thiệt mạng khi máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ nhắm vào các vị trí của lực lượng chính phủ Syria ở vùng nông thôn Idlib và Aleppo" - đài Press TV ngày 1-3 dẫn thông tin từ Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) có trụ sở tại London (Anh).
Diễn biến trên xảy ra sau khi 33 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng trong cuộc không kích của lực lượng Syria hôm 27-2. Binh sĩ thứ 34 sau đó đã chết do bị thương nặng.
Trước đó, vào ngày 29-2, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đe dọa trả đũa Syria vì vụ tấn công ở Idlib.
Trong bối cảnh nỗ lực ngoại giao do Thổ Nhĩ Kỳ và Nga bảo trợ nhằm giảm bớt căng thẳng gặp trở ngại, Ankara đã tiến gần hơn bao giờ hết đến một cuộc đối đầu với Moscow trên chiến trường Syria.
Lực lượng Syria ở phía bắc Aleppo. Ảnh: PRESS TV
Ankara yêu cầu Moscow đứng sang một bên
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng ông đã yêu cầu Tổng thống Vladimir Putin cho Nga đứng sang một bên ở Syria và để Thổ Nhĩ Kỳ chiến đấu một mình với lực lượng Syria.
Phát biểu tại Istanbul, Tổng thống Erdogan cho biết ông đã nói với Tổng thống Putin trong một cuộc điện đàm là Nga hãy để đứng sang một bên và để Thổ Nhĩ Kỳ "làm những gì cần thiết" với chính phủ Syria. Ông nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ không có ý định rời khỏi Syria lúc này.
Trong khi đó, lực lượng chính phủ Syria, được hậu thuẫn bởi không quân Nga, đã tiếp tục các cuộc không kích ở Idlib, tấn công thành phố chiến lược Saraqeb nằm trên một con đường quan trọng nối thủ đô Damascus và Aleppo, theo SOHR.
Các cuộc không kích của quân đội Syria là một phần của một chiến dịch lớn nhằm "làm sạch" tỉnh này, một phần của lãnh thổ cuối cùng còn lại do những tay súng được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn chiếm giữ.
Theo đài RT, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 28-2 khẳng định Damascus có quyền chống trả khi bị khủng bố tấn công và Nga không có khả năng ngăn người Syria làm những gì mà Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ) tán thành.
Đoàn xe quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib. Ảnh: AP
Ông Macron kêu gọi ngừng bắn, thúc Thổ Nhĩ Kỳ chặn dòng người di cư
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 29-2 đã kêu gọi những người đồng cấp Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ngăn chặn "những hành động thù địch" ở Syria và đồng ý ngừng bắn kéo dài, văn phòng của ông cho biết.
Ông Macron nói với các nhà lãnh đạo Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trong các cuộc điện đàm riêng rằng ông "quan ngại sâu sắc về thảm họa nhân đạo đang diễn ra" do cuộc tấn công của Syria ở tỉnh Idlib.
"Tổng thống của nước Cộng hòa (Pháp) nhấn mạnh rằng cần phải chấm dứt ngay lập tức chiến sự và kêu gọi Nga và Thổ Nhĩ Kỳ thiết lập một lệnh ngừng bắn bền bỉ và có thể kiểm chứng như đã cam kết với Pháp và Đức tại hội nghị thượng đỉnh bốn bên ở Istanbul vào mùa thu 2018" - văn phòng cho biết trong một tuyên bố.
Tổng thống Macron cũng bày tỏ tình đoàn kết với Thổ Nhĩ Kỳ về việc lính Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng gần đây ở Syria và kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác với Liên minh châu Âu về dòng người di cư.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi ông Erdogan đe dọa sẽ để hàng ngàn người tị nạn tràn qua châu Âu.
Khoảng 13.000 người di cư đã tập trung dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp và hàng ngàn người trong số họ xảy ra những vụ xô xát giữa họ với cảnh sát Hy Lạp, theo Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM).
"Hôm qua chúng tôi đã làm gì? Chúng tôi đã mở cửa" - ông Erdogan nói ở Istanbul. "Chúng tôi sẽ không đóng những cánh cửa đó... Tại sao? Bởi vì Liên minh châu Âu nên giữ lời hứa của mình".
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói thế với ý muốn đề cập một thỏa thuận năm 2016 với Liên minh châu Âu nhằm ngăn chặn dòng người tị nạn nhằm đổi lấy hàng tỉ euro viện trợ. Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp nhận 3,6 triệu người tị nạn Syria.
TRÙNG QUANG
Theo PLO
NATO hỗ trợ Thổ trên không Idlib: Có kích hoạt Điều 5? NATO khẳng định sẽ hỗ trợ trên không đối với Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ 33 lính Thổ thiệt mạng ở Idlib. Hôm 28/2, cuộc họp khẩn cấp tại tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hôm 28/2 không đưa biện pháp hành động nào cùng với Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến tại tây bắc Syria. NATO trấn an Thổ...