Thổ Nhĩ Kỳ bắt một loạt con Bộ trưởng trong nghi án hối lộ
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ ngày 17/12 đã bắt giữ con trai của 3 Bộ trưởng trong một cuộc điều tra nghi án tham nhũng. Ngoài ra còn có rất nhiều doanh nhân khác trong tổng số hơn 20 người bị bắt.
Ông Muammer Guler – Bộ trưởng nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ
Đài BBC dẫn lời các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ khẳng địnhcon trai của Bộ trưởng các Bộ nội vụ, kinh tế và môi trường đã bị bắt. Ngoài ra còn có nhiều doanh nhân.
Tổng cộng có hơn 20 người bị bắt trong các cuộc bố ráp vào sáng sớm tại Istanbul và Ankara.
Hiện có tin đồn cho rằng các vụ bắt giữ cũng có thể liên quan tới tranh cãi giữa chính phủ và một giáo sỹ Hồi giáo nhiều ảnh hưởng.
Video đang HOT
Trong một cuộc điều tra trên diện rộng, cảnh sát đã lục soát trụ sở tại Ankara của một trong những ngân hàng lớn nhất nước này là ngân hàng quốc doanh Halkbank. Một lãnh đạo cấp cao của ngân hàng này được cho là đã bị bắt.
Thông tin về vụ bắt giữ lập tức khiến giá cổ phiếu của Halkbank sụt tới 5% sau khi thị trường mở cửa, trước khi phục hồi trở lại gần 2%.
Cũng nằm trong các địa điểm bị lục soát còn có trụ sở của một công ty xây dựng lớn do ông “trùm” xây dựng Ali Agaoglu sở hữu.
Giám đốc điều hành công ty này, ông Hasan Rahvali, cho biết cuộc điều tra có liên quan tới “cáo buộc hối lộ đối với một số quan chức”, nhưng cảnh sát “chưa đưa ra được bằng chứng tội phạm nào”.
Con trai của các ông Muammer Guler – Bộ trưởng nội vụ, Zafer Caglayan – Bộ trưởng kinh tế và Erdogan Bayraktar – Bộ trưởng môi trường đều bị bắt tại Istanbul.
Một số nhà phân tích chính trị Thổ Nhĩ Kỳ đồn đoán rằng vụ bắt giữ có thể liên quan tới một bất đồng giữa chính phủ của thủ tướng Tayyip Erdogan, vốn có nguồn gốc đạo Hồi, với một giáo sỹ nổi tiếng có tên Fethullah Gulen
Ông Gulen phản đối kế hoạch bãi bỏ hệ thống các trường tư của chính phủ. Cho dù đang sống tại Mỹ, vị giáo sỹ này được cho rằng vẫn có ảnh hưởng lớn đối với tình hình chính trị Thổ Nhĩ Kỳ.
Gần đây chính phủ của ông Erdogan đã tuyên bố sẽ xử lý tình trạng tham nhũng đã ăn sâu trong xã hội Thổ Nhĩ Kỳ.
Cuộc bắt giữ diễn ra giữa lúc Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị cho cuộc bầu cử địa phương, dự kiến diễn ra trong năm tới. Đây được xem như một kiểm nghiệm đối với uy tín của ông Erdogan, sau khi nhiều cuộc biểu tình chống chính phủ diễn ra trong năm nay do nhiều người xem ông là độc tài.
Theo Dantri
8 công ty Malaysia bị cáo buộc gây cháy rừng ở Indonesia
"Tám công ty dầu cọ Malaysia bị cáo buộc liên quan các đám cháy rừng" - Bộ trưởng Môi trường Indonesia Balthazar Kambuaya cho biết ngày 22/6.
Khói bụi ở Sumatra (Indonesia) làm Singapore chìm trong sương mù.
Bộ trưởng Kambuaya nói, họ đang điều tra và sẽ có hành động pháp lý nếu có đủ bằng chứng. Trước đó, ông Balthazar cho biết, có 14 công ty bị cáo buộc gây ra cháy rừng. Kết quả điều tra sẽ được chuyển cho Bộ trưởng Môi trường Malaysia tại cuộc họp ở Jakarta, Indonesia thứ Ba tuần sau.
Các vụ hỏa hoạn trên đảo Sumatra khiến khói bụi lan sang Singapore, gây ra rạn nứt ngoại giao. Chỉ số ô nhiễm ở Sumatra và Singapore đạt kỷ lục mới là 400, trên mức nguy hiểm 200. Toàn bộ trường học ở Riau, Sumatra, Indonesia phải đóng cửa và số người nhiễm trùng đường hô hấp gia tăng.
Trong khi đó, Singapore nói đang xem xét việc truy tố hai công ty đặt trụ sở ở Singapore liên quan. Các công ty này sở hữu đất tại đảo Sumatra.
Theo xahoi
Những nhà độc tài giàu nhất thế giới Mỗi nhà độc tài đều có phần trong mọi miếng bánh. Gia đình và người thân của họ sở hữu những khối tài sản khổng lồ, thậm chí lớn hơn của các hoàng gia. Khi toàn bộ khối tài sản của nhà lãnh đạo Libya Moammar Gadhafi bị đóng băng tháng 3/2011, một số người cho biết nó lớn đến mức choáng váng....