Thổ Nhĩ Kỳ bắt khẩn cấp hàng loạt nhà báo hậu đảo chính
Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã ban hành lệnh bắt giữ 42 nhà báo để phục vụ cho việc điều tra cuộc đảo chính quân sự nhằm lật đổ Tổng thống Recep Tayyip Erdogan bất thành ngày 15.7.
Hàng chục nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ vướng vòng lao lý vì bị nghi dính líu đến cuộc đảo chính quân sự ngày 15.7
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, nhà báo, chuyên gia bình luận chính trị nổi tiếng của nước này Nazli Ilicak có trong danh sách bị bắt giữ. Hiện giới chức Ankara chưa lên tiếng bình luận về động thái này.
Trước đó, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ và giam cầm hàng nghìn người bao gồm binh sĩ, quan chức quân đội, thẩm phán và các viên chức khác để điều tra vụ đảo chính.
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã tuyên bố sẽ trừng phạt nặng các cá nhân, tổ chức, cơ quan dính líu đến chính biến trên.
Ankara cáo buộc, giáo sĩ Fethullah Gulen, người hiện sống lưu vong tại Mỹ đứng sau, giật dây vụ đảo chính và đang yêu cầu Washington dẫn độ ông này về Thổ Nhĩ Kỳ chịu tội. Tuy nhiên, giáo sĩ này phủ nhận mọi cáo buộc.
Theo Danviet
Video đang HOT
Đảo chính đẩy Thổ Nhĩ Kỳ gần Nga, xa Mỹ
Sau sự kiện đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ đêm 15.7, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nhanh chóng lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ đối với chính quyền của ông Recep Erdogan. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ giận dữ cho rằng, Washington cũng có một phần trách nhiệm trong vụ đảo chính.
Đảo chính khoét sâu mối bất hòa giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ
Cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ đêm 15.7 đang khoét sâu thêm mối bất hòa giữa Washington và Ankara.
Cuộc đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ xảy ra đêm 15.7 nhằm lật đổ Tổng thống Recep Erdogan đã khiến hơn 260 người thiệt mạng trong các vụ đụng độ và hàng nghìn người bị bắt giữ.
Cả Tổng thống lẫn Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ đều tuyên bố, Giáo sĩ Fethullah Gulen đang sống lưu vong ở bang Pennsylvania của Mỹ là người đứng sau dàn dựng vụ đảo chính, đồng thời yêu cầu Washington dẫn độ ông Fethullah Gulen về nước.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim thậm chí còn lên tiếng cảnh báo rằng, những quốc gia nào ủng hộ Gulen sẽ bị xem là trong tình trạng chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ".
Ngoài ra, Ankara quyết định đóng cửa tất cả các hoạt động của Mỹ và NATO tại căn cứ không quân Incirlik - nhà của ít nhất 1.500 nhân viên Mỹ. Biện minh cho quyết định của mình, giới chức Thổ Nhĩ tuyên bố rằng, việc đóng cửa căn cứ Incirlik là nhằm phục vụ cho việc điều tra và bắt giữ những kẻ đảo chính. Không lâu sau, chỉ huy căn cứ Tướng Bekir Ercan Van bị bắt giữ cùng nhiều quân nhân khác ở Incirlik.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, động thái này của Ankara là nhằm gây áp lực với Washington vì căn cứ Incirlik đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) do Mỹ dẫn đầu.
Những động thái như trên từ Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến Mỹ "nóng mặt". Ngoại trưởng Mỹ John Kery ngày 17.7 tuyên bố, Washington chưa nhận được bất cứ yêu cầu dẫn độ Giáo sĩ Gulen nào từ chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đồng thời nhấn mạnh rằng, yêu cầu như vậy chỉ được đáp ứng một khi Ankara trưng ra được bằng chứng rõ ràng, xác đáng cho thấy ông Gulen đứng sau vụ đảo chính. Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh, Ankara không nên nghi ngờ Washington có liên quan đến chính biến vừa qua ở nước này.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama mặc dù bày tỏ sự ủng hộ đối với chính phủ "được bầu một cách dân chủ" ở Thổ Nhĩ Kỳ, cũng lên tiếng cảnh báo Ankara rằng, những phát biểu ngầm định Mỹ can dự vào vụ đảo chính là "hoàn toàn sai lệch" và có thể ảnh hưởng đến quan hệ 2 nước.
Trên thực tế, vụ đảo chính chỉ khoét sâu thêm mối bất hòa trong những năm gần đây giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ. Chính quyền Obama nhiều năm qua không vừa lòng với cách cai trị cứng rắn của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đồng thời chỉ trích Ankara chưa hết lòng hỗ trợ cuộc chiến chống lại tổ chức khủng bố khét tiếng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) do Mỹ dẫn đầu.
Mỹ đã nhiều lần thúc giục chính quyền Erdogan cần phải đẩy mạnh nỗ lực đóng cửa biên giới phía nam của Thổ Nhĩ Kỳ với Syria để ngăn chặn chiến binh nước ngoài vượt biên gia nhập IS. Đầu năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter cũng lên tiếng tuyên bố, ông sẽ gây sức ép để buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải làm nhiều hơn trong cuộc chiến chống IS.
Trong khi đó, về phần mình, Ankara cũng bất mãn với việc Mỹ ủng hộ và xem các đơn vị dân quân người Kurd (YPG) là một trong những đồng minh chiến trường chiến đấu với IS hiệu quả nhất. Ankara vốn xem người Kurd ở Syria là kẻ thù không đội trời chung và đổ lỗi cho người Kurd là thủ phạm của một loạt các vụ đánh bom đẫm máu gần đây ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Nga - Thổ Nhĩ Kỳ xích lại gần nhau
Ngay sau vụ đảo chính đêm 15.7, Tổng thống Nga Putin đã gọi điện bày tỏ sự ủng hộ đối với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan.
Giới quan sát nhận định, mối bất hòa ngày càng sâu sắc giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ lại là cơ hội của người Nga. Gần đây, quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang có dấu hiệu ấm nồng trở lại sau khi Tổng thống Recep Erdogan hồi tháng trước cuối cùng cũng lên tiếng xin lỗi về việc bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 của Nga tháng 11 năm ngoái.
Trong bức thư xin lỗi gửi tới Điện Kremlin, ngoài cam kết sẵn sàng làm mọi thứ để xoa dịu nỗi đau của gia đình phi công Su-24 thiệt mạng trong vụ việc, ông Erdogan còn nhấn mạnh Nga là "một người bạn và là đối tác chiến lược" của Thổ Nhĩ Kỳ và bày tỏ mong muốn khôi phục quan hệ song phương với Moscow.
Về phần mình, ngay sau chính biến đêm 15.7 ở Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Nga Putin đã có cuộc điện đàm với ông Erdogan và nhấn mạnh rằng, đảo chính nổ ở nước này là không thể chấp nhận được.
Ông chủ Điện Kremlin cũng gửi lời chia buồn tới gia đình, người thân những nạn nhân thiệt mạng sau vụ đảo chính. Tuy nhiên, kết quả đẹp nhất sau cuộc điện đàm là hai nhà lãnh đạo xác nhận kế hoạch tổ chức một cuộc gặp mặt cá nhân "trong tương lai gần nhất". Theo đài NTV của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Putin và Erdogan đã nhất trí gặp nhau trong tuần đầu tiên của tháng 8 tới.
Trong một bài viết đước đăng tải ngày 18.7, báo điện tử Đa chiều có trụ sở ở Mỹ bình luận, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã tìm thấy sự an ủi từ người đồng cấp Nga và điều này trái ngược với sự lạnh giá đến từ phía Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Ngoài ra, việc Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 2 phi công bắn rơi Su-24 của Nga do tham gia đảo chính cũng sẽ giúp 2 bên xóa bỏ hoàn toàn mối bất hòa trước đó để tiến tới hàn gắn quan hệ.
Các nhà phân tích nhận định, trong cuộc gặp riêng sắp tới, nhiều khả năng, hai nhà lãnh đạo Nga, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bàn đến việc tái khởi động lại dự án dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ bị đóng băng từ tháng 11.2015 hay giấc mơ cùng kiểm soát eo biển chiến lược Bosphorus.
Theo Danviet
Thổ Nhĩ Kỳ sắp giải tán đội cận vệ tinh nhuệ của tổng thống Lực lượng cận vệ tinh nhuệ của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị giải tán sau khi gần 300 thành viên bị giam giữ trong cuộc đảo chính bất thành tuần trước. Xe bọc thép bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bỏ lại sau khi đảo chính bất thành. Ảnh:Reuters BBC dẫn lời Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim cho hay...