Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ gần 1000 phần tử IS trong năm 2015
Theo thông tin từ các quan chức tình báo Thổ Nhĩ Kỳ, lực lượng quân đội nước này đã bắt giữ tổng cộng 961 phần tử IS tại biên giới Syria trong năm 2015. Trong đó, những kẻ bị bắt mang theo hộ chiếu của 57 quốc gia khác nhau.
17 phần tử bị bắt giữ tại tỉnh Adana, phía Nam Thổ Nhĩ Kỳ vào hôm 11/1 (Ảnh: DHA Photo)
Vụ đánh bom tự sát do một phần tử IS nhập cư bất hợp pháp vào Thổ Nhĩ Kỳ từ Syria xảy ra tại thành phố Istanbul vào ngày 12/1 vừa qua đã làm dấy lên câu hỏi về việc liệu các biện pháp an ninh được triển khai dọc theo biên giới liệu có thực sự hiệu quả trong việc ngăn chặn người di cư đến và rời Syria hay không.
Các quan chức tình báo giấu tên đã thừa nhận rằng ngay cả những biện pháp nghiêm ngặt cũng chưa chắc ngăn chặn được hành vi nhập cư trái phép của người ti nạn cũng như các phần tử IS. Tuy nhiên, chúng cũng đã giúp lực lượng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 961 phần tử IS từ 57 quốc gia khác nhau trong năm 2015.
Một số phần tử IS bị bắt giữ cho biết chúng đến Thổ Nhĩ Kỳ nhằm trốn chạy sự đàn áp của IS ở Syria và Iraq, số còn lại khai nhận chúng đến để châm ngòi các cuộc tấn công. Các tang vật thu được sau những vụ bắt giữ trong năm 2015 bao gồm 1 bệ phóng tên lửa, 1 súng trường bộ binh, 11 súng trường tự động, 1 súng lục cùng đạn dược liên quan, máy tính, máy tính bảng và tiền mặt.
Video đang HOT
Theo các quan chức, những phần tử IS này đã di chuyển qua huyện Elbeyli, tỉnh Kilis tại biên giới Syria để vào Thổ Nhĩ Kỳ.
Mỹ đã từ lâu yêu cầu Ankara (thành phố lớn thứ hai của Thổ Nhĩ Kỳ sau Istanbul) phải đóng kín biên giới với Syria nhằm ngăn chặn các nguồn cung cho IS.
MAI HOA (theo Hurriyet Daily News)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Nghi phạm đánh bom liều chết tại Thổ Nhĩ Kỳ là phần tử IS
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan xác nhận rằng kẻ đánh bom liều chết tại quảng trường Sultanahmet ở Istanbul làm ít nhất 25 người thương vong hôm 12/1, là phần tử Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Theo Reuters, Tổng thống Davutoglu cho biết "Chúng tôi đã xác định kẻ gây ra vụ tấn công là một người nước ngoài, thành viên của IS".
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. Ảnh: Reuters.
Sputnik đưa tin, "tôi lên án mạnh mẽ vụ tấn công khủng bố ở Istanbul, được cho là một cuộc tấn công do một kẻ đánh bom liều chết có xuất xứ Syria. Hiện đã có 10 người thiệt mạng, trong đó có cả một số người nước ngoài và công dân Thổ Nhĩ Kỳ, và 15 người bị thương", đài truyền hình NTV của Thổ Nhĩ Kỳ dẫn lời ông Erdogan trước đó.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng khẳng định nhiều người nước ngoài nằm trong những người thiệt mạng trong vụ nổ quảng trường Sultanahmet tại trung tâm Istanbul. Một quan chức chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cấp cao cho biết ít nhất 9 người thiệt mạng là công dân Đức.
Bộ Ngoại giao Đức đã kêu gọi những du khách đang ở Istanbul nên tránh những điểm đông người và những nơi công cộng thu hút nhiều khách du lịch.
Cảnh sát phong tỏa hiện trường vụ nổ để tiến hành điều tra. Ảnh: AP.
Các nhà thi hành luật pháp Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đứng đằng sau vụ nổ tại trung tâm của Istanbul hôm 12/1, báo Hurriyet của Thổ Nhĩ Kỳ cho hay hôm 12/1.
Theo tờ báo, cảnh sát tin rằng IS đã tham gia vào các cuộc tấn công kể từ khi vụ nổ xảy ra tại một khu vực du lịch của thành phố và nhằm mục tiêu vào dân thường.
Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố sát cánh với Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến chống lại mọi hình thức khủng bố.
NHẬT DUY
Theo_Đời Sống Pháp Luật
10 thách thức thế giới đối mặt trong năm 2016 Trung Đông căng thẳng. IS vươn lên thành tổ chức khủng bố mạnh nhất hành tinh. Sức mạnh địa chính trị Mỹ suy giảm. Châu Âu khủng hoảng kinh tế và chính trị. Năm 2016 chắc chắn sẽ còn nhiều diễn biến khó lường, theo lời Ian Bremmer, chủ tịch công ty tư vấn rủi ro Eurasia. 1. Liên minh biến mất Hiệp...