Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu viện trợ hàng hóa cho Qatar bằng đường biển
Bộ trưởng Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ Nihat Zeybekci thông báo chuyến tàu biển đầu tiên chở hàng viện trợ của nước này cho Qatar đã lên đường ngày 21/6. Động thái của Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra trong bối cảnh Qatar tiếp tục bị các nước trong khu vực phong tỏa cả về ngoại giao và kinh tế.
Một góc thủ đô Doha của Qatar. (Nguồn: Reuters)
Trả lời phỏng vấn hãng tin Anadolu cùng ngày, ông Zeybekci tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ Qatar với mong muốn cuộc khủng hoảng ngoại giao tại vùng Vịnh sớm được giải quyết.
Theo Bộ trưởng Kinh tế Zeybekci, Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện 105 chuyến bay vận tải chở hàng viện trợ cho Qatar kể từ khi quốc gia Arab này bị phong tỏa.
Tuy nhiên, ông Zeybekci cho rằng việc vận chuyển hàng hóa bằng đường không như vậy gây tốn kém nên Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục triển khai viện trợ cho Qatar bằng đường biển và mở thêm các tuyến vận tải đường bộ.
Video đang HOT
[Thổ Nhĩ Kỳ điều binh sỹ tới Qatar tham gia cuộc tập trận quân sự]
Trong ngày 21/6, 3 xe tải chở rau quả của Thổ Nhĩ Kỳ đã xuất phát từ thủ đô Ankara để lên đường tới Qatar. Theo kế hoạch, 5 xe tải khác cũng sẽ xuất phát từ khu vực Hatay sau khi tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo kết thúc.
Qatar nhập khẩu tới 90% nhu cầu lương thực. Hiện cửa khẩu đất liền duy nhất của nước này với Saudi Arabia đã bị đóng, làm tê liệt vận chuyển hàng hóa, nhất là tới 40% nguồn cung cấp lương thực và nguyên liệu cần thiết cho các dự án hạ tầng trị giá khoảng 200 tỷ USD liên quan đến vòng chung kết World Cup 2022.
Theo nhà chức trách Qatar, nước này có đủ lương thực trong vòng 1 năm, nhưng sự phụ thuộc vào hàng không và đường biển sẽ làm tăng chi phí và lạm phát. Giới phân tích nhận định việc các nước Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Bahrain, Ai Cập, Libya, Yemen và một vài quốc gia khác phong tỏa Qatar cả về ngoại giao và kinh tế có thể sẽ gây những hậu quả nặng nề đối với nền kinh tế Qatar nếu cuộc khủng hoảng ngoại giao hiện nay tiếp tục kéo dài.
Do phụ thuộc chủ yếu vào hàng hóa nhập khẩu, nhất là thực phẩm, Qatar chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng đáng kể như giá hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên đắt đỏ hơn và lượng khách du lịch từ khu vực tới nước này giảm sút.
Theo TTXVN/VIETNAM
Qatar tuyên bố không đàm phán khi láng giềng chưa dỡ cấm vận
Sẽ không có một cuộc thương lượng nào giữa Qatar với các quốc gia Ả-rập trong khu vực chừng nào mà Qatar còn bị ảnh hưởng bởi các biện pháp phong tỏa từ các bên, Qatar tuyên bố hôm 19/6.
Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman al-Thani. (Ảnh: Reuters)
Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman al-Thani tuyên bố với báo chí rằng Qatar chưa nhận được bất cứ yêu cầu nào từ Ả-rập Xê-út, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Bahrain - những quốc gia đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar cách đây 2 tuần.
"Qatar vẫn còn đang bị cô lập thì sẽ không thể có thương lượng. Chừng nào các quốc gia trên bỏ các biện pháp phong tỏa, thì lúc đó Qatar sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán. Hiện giờ chúng tôi vẫn chưa thấy dấu hiệu của việc dừng cô lập Qatar, như vậy sẽ không thể có thêm tiến triển nào hết", Reuters trích lời ông Sheikh Mohammed.
Quan chức này cho biết thêm, chỉ có lãnh đạo Kuwait là trung gian hòa giải duy nhất trong cuộc rạn nứt quan hệ ngoại giao vùng Vịnh. Qatar đang chờ những yêu cầu cụ thể từ những quốc gia khác để có thể tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng này.
Liên quan tới quyền lợi của các quốc gia vùng Vịnh trong cuộc đàm phán, ông Sheikh Mohammed khẳng định cuộc thương lượng sẽ không tập trung vào quyền lợi của từng nước, mà là quyền lợi chung của các quốc gia trong khu vực.
Trước đó các quốc gia vùng Vịnh đã liên tiếp cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, đưa ra một loạt các biện pháp phong tỏa kinh tế, giao thông với cáo buộc Qatar tài trợ khủng bố. Qatar đã công khai phản bác những cáo buộc này.
Cuộc khủng hoảng ngoại giao đã gây ra khó khăn cho ngành du lịch, nhập khẩu thực phẩm của Qatar, và làm gia tăng căng thẳng ở vùng Vịnh, gây ra rắc rối trong quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên nó không ảnh hưởng tới việc xuất khẩu năng lượng của Qatar, quốc gia xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới.
Ông Sheikh Mohammed tuyên bố nếu như việc cô lập còn tiếp tục diễn ra, Qatar sẽ bắt tay với các quốc gia khác, bao gồm Iran, đối thủ của Ả-rập Xê-út trong khu vực.
"Chúng tôi có kế hoạch dự phòng với các quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, Kuwait và Oman. Ngoài ra, Iran cũng cho phép hàng không Qatar bay qua không phận của nước này. Chúng tôi sẽ hợp tác với các bên đảm bảo mang lại lợi ích cho Qatar", ông cho hay.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Qatar chỉ đàm phán nếu các nước láng giềng bỏ phong tỏa Ngoại trưởng Qatar nói các nước vùng Vịnh phải gỡ bỏ phong tỏa trước khi Doha tham gia bất cứ cuộc đàm phán nào. Ngoại trưởng Qatar Mohammed bin Abdulrahman al-Thani. Ảnh: Reuters "Qatar đang bị phong tỏa, sẽ không có đàm phán. Họ phải bỏ phong tỏa để bắt đầu đàm phán", Al Jazeera dẫn lời Ngoại trưởng Mohammed bin Abdulrahman al-Thani,...