Thổ Nhĩ Kỳ bàn giao thi thể phi công Su-24 cho Nga
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmed Davutoglu ngày 29/11 cho hay nước này đã bàn giao thi thể phi công Su-24 bị bắn rơi ngày 24/11 cho các nhà ngoại giao Nga.
Máy bay đưa thi thể phi công Su-24 về Nga
Hiện trường thi thể phi công Nga được bàn giao cho các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ sáng 29/11 (Ảnh: AP)
Theo yêu cầu của phía Nga, thi thể phi công đã được cử hành theo nghi thức Chính thống giáo và sau đó sẽ bàn giao cho phía Nga, theo Thủ tướng Davutoglu.
Lĩnh cữu phi công Oleg Peshkov sáng ngày 29/11 đã được chở bằng một xe cứu thương tới sân bay Hatay, ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ, gần biên giới Syria, và sau đó được chuyển về thủ đô Ankara, nơi đại sứ Nga và tùy viên quân sự đợi để nhận bàn giao.
Peshkov là một trong 2 phi công nhảy dù ra khỏi chiến đấu cơ Su-24 sau khi bị trúng hỏa lực từ một tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ. Phi công Peshkov bị phiến quân Syria sát hại, còn phi công kia được cứu thoát và đã trở về căn cứ không quân Khmeimim an toàn, theo RT.
Chưa có thông tin Ankara đã tiếp nhận thi thể phi công Su-24 của Nga bằng cách nào từ phiến quân Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO, ngày 24/11 đã bắn rơi chiến đấu cơ Su-24 của Nga, sự cố đầu tiên sau Chiến tranh Lạnh. Vụ việc đã gây phương hại cho nỗ lực chung trên mặt trận liên kết tiêu diệt tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS sau khi IS đứng ra nhận trách nhiệm cho loạt tấn công khủng bố đẫm máu tại Paris ngày 13/11, khiến 130 người chết.
Moscow đã phản ứng giận dữ với Ankara, gọi đây là “cú đâm sau lưng” và “đồng lõa với khủng bố” cũng như “hành vi khiêu khích đã được lên kế hoạch từ trước”. Ngày 28/11, Tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh trừng phạt kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ. Theo sắc lệnh, hàng hóa của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị cấm nhập khẩu vào Nga và một số biện pháp khác sẽ được công bố trong vài ngày tới.
Trong khi đó, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Davutoglu cũng kêu gọi hợp tác quân sự với Nga để tránh những sự cố tương tự trong tương lai trước khi lên máy bay đến Brussels để họp bàn với lãnh đạo EU nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng di cư ngày 29/11.
Bộ trưởng Thể thao Nga ngày 29/11 cũng tuyên bố Moscow sẽ không tẩy chay các sự kiện thể thao quốc tế sẽ được tổ chức tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, Nga yêu cầu Ankara thắt chặt an ninh tối đa và sẽ hạn chế các chuyến tập huấn tại Thổ Nhĩ Kỳ, theo hãng tin RIA.
Ngay sau vụ việc Su-24 bị bắn rơi, Điện Kremlin đã triển khai hệ thống phòng không S-400 tới căn cứ không quân nước này tại Syria, cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ chừng 45-50km, và tuần dương hạm tên lửa Moskva nhằm tăng cường bảo vệ cho các máy bay của Nga tham gia không kích IS tại Syria.
Video đang HOT
Căng thẳng Moscow-Ankara vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Vũ Duy
Tổng hợp
Theo Dantri
Nghe lén bắt tội phạm tham nhũng: Không bí mật đời tư nào bị "phát tán"
Ngay sau khi Quốc hội thông qua Bộ luật Tố tụng Hình sự có quy định về biện pháp điều tra đặc biệt, ông Nguyễn Hòa Bình - Viện trưởng VKSND Tối cao đã dành cho PV Dân trí cuộc trao đổi xung quanh những biện pháp đột phá trong đấu tranh chống tội phạm tham nhũng, rửa tiền để ngăn chặn tẩu tán tài sản nhưng vẫn đảm bảo bí mật đời tư cá nhân của công dân.
Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình trong cuộc trao đổi với PV Dân trí.
Phóng viên: Thưa ông, biện pháp điều tra đặc biệt như ghi âm, ghi hình, nghe điện thoại bí mật như nhiều đại biểu Quốc hội đã nói, dễ đụng chạm tới quyền bí mật đời tư của người dân. Vậy tại sao khi xây dựng bộ luật này chúng ta quyết tâm đưa vào và điều đó có phúc đáp tất cả những đòi hỏi thực tiễn đặt ra cần giải quyết?
Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình: Biện pháp điều tra đặc biệt không phải là biện pháp mới đối với cả quốc tế lẫn chúng ta.
Khi làm dự án luật này chúng tôi có tham khảo luật tố tụng hình sự của 15 quốc gia khác nhau, trong đó có những quốc gia có những thể chế chính trị giống chúng ta như Trung Quốc, hay quốc gia trước đây có nền tư pháp giống chúng ta như Nga, Hunggary và cả những quốc gia tiên tiến hơn như Đức, Pháp, Mỹ... Tất cả các quốc gia này đều có quy định biện pháp điều tra đặc biệt.
Ở Việt Nam trước đây có dự án luật chuyên sâu, chúng ta cũng cho phép áp dụng biện pháp này đối với một số loại tội, ví dụ như tội phạm ma túy.
Tuy nhiên về chức năng việc quy định biện pháp này vào Bộ luật tố tụng hình sự mới đúng. Luật tố tụng hình sự quy định những biện pháp được phép tiến hành khi làm sáng tỏ vụ án.
Hơn nữa, chúng ta đã tham gia nhiều Công ước của Liên Hiệp Quốc, trong đó có công ước về đấu tranh chống tội phạm tham nhũng, ma túy, chống tội phạm có tổ chức. Chúng ta đã cam kết sẽ luật hóa biện pháp điều tra đặc biệt này, cho nên việc bàn và tiến tới đưa một chương quy định biện pháp điều tra đặc biệt trong Bộ luật tố tụng hình sự là một đòi hỏi tất yếu của việc thực hiện các cam kết quốc tế.
Các biện pháp như ghi âm, ghi hình bí mật, nghe điện thoại bí mật và thu thập bí mật dữ liệu điện tử có tác dụng gì đến việc phòng chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm tham nhũng?
Có thể nói trong nhiều trường hợp, đây là nguồn chứng cứ có giá trị chứng minh tội phạm trưc tiếp.
Trước đây chúng ta không quy định trong luật thì phải chuyển hóa, trong nhiều trường hợp thì không thể chuyển hóa được và như vậy chúng ta đã từ chối một nguồn chứng cứ hết sức thuyết phục, thậm chí người phạm tội phải tâm khẩu phục ngay. Điều đó còn thuyết phục ngay cả với dư luận về hành vi phạm tội. Thế giới người ta cho đây là nguồn chứng cứ rất quý để chứng minh tội phạm.
Chính vì thế nếu không quy định thì chúng ta không có nhiều chứng cứ để chống tội phạm.
Tội phạm tham nhũng là loại tội phạm rất nguy hiểm. Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng cũng đòi hỏi mọi quốc gia phải áp dụng các biện pháp cần thiết, đủ mạnh và biện pháp này cũng là một biện pháp đặc biệt.
Khi áp dụng điều tra đặc biệt phải làm sáng tỏ vụ án, hơn nữa là phải giúp ngăn chặn tội phạm trốn chạy và ngăn chặn được các đối tượng tham nhũng tẩu tán tài sản.
Được biết trước đây dự thảo bộ luật do VKSND Tối cao xây dựng còn có cả quy định áp dụng biện pháp điều tra đặc biệt theo yêu cầu của người tố cáo, nhưng tại sao sau đó lại không đưa vào?
Chúng tôi cũng hơi tiếc về điều này. Tôi lấy ví dụ như chúng ta thấy trong thực tế, trường hợp một người phụ nữ có con bị bắt cóc, họ yêu cầu cô ta phải mang bao nhiêu tiền đến vị trí nào đó giao nộp thì mới thả con. Cô ấy bị đẩy vào tình huống khẩn cấp, nguy hiểm như vậy và cô ấy yêu cầu cơ quan điều tra nghe điện thoại bí mật để lấy thông tin tội phạm. Đây là trường hợp đầu tiên mà thế giới cho là cần phải áp dụng biện pháp điều tra đặc biệt, tuy nhiên rất tiếc lại không được đưa vào, mặc dù chúng tôi và Bộ Công an tha thiết về việc này.
Tôi nghĩ vào một thời điểm nào đó trong tương lai chúng ta sẽ phải đưa biện pháp điều tra đặc biệt này vào luật bởi đây là trường hợp đầu tiên để thế giới quyết định thực hiện biện pháp điều tra đặc biệt mà chúng ta lại bỏ ra.
Bộ luật Tố tụng hình sự giải quyết thế nào về chuyện lợi dụng điều tra đặc biệt để xâm phạm bí mật đời của công dân, thưa ông?
Trong quá trình soạn thảo, ban soạn thảo cũng như Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng đã tính đến việc có thể có sự lợi dụng để xâm phạm quyền con người trong đời tư.
Trong sự cân nhắc giữa đấu tranh chống tội phạm nguy hiểm và việc bảo vệ những cái khác thì rõ ràng lợi ích xã hội ở đây rất cao.
Trong khi tính đến bảo vệ quyền con người luật cũng đã tính đến điều khoản để chống lạm dụng. Do đó biện pháp điều tra đặc biệt chỉ được áp dụng trong những điều kiện đặc biệt, ví dụ về tội danh thì luật chỉ cho phép tội xâm phạm lợi ích quốc gia, tội phạm ma túy và tội tham nhũng và tội phạm có tổ chức.
Đồng thời luật cũng có những quy định để hạn chế lạm dụng như chỉ áp dụng biện pháp này sau khi có quyết định khởi tố, hay chỉ Thủ trưởng cơ quan điều tra cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên mới có quyền ra lệnh áp dụng biện pháp này và phải có sự phê chuẩn của VKSND cùng cấp. Đặc biệt việc áp dụng này phải có thời hạn chứ không phải vô hạn.
Bên cạnh đó, tài liệu thu thập được từ biện pháp này có thể khác nhau nhưng cơ quan điều tra chỉ được áp dụng làm tài liệu để đấu tranh phòng chống tội phạm, còn những tài liệu khác nếu sử dụng là vi phạm pháp luật, xâm phạm đời tư.
Do vậy chúng ta hoàn toàn yên tâm sẽ không có một bí mật đời tư nào nếu ngẫu nhiên phát hiện được thông qua biện pháp này mà được sử dụng để chống lại người dân. Giải pháp này hết sức văn minh.
Vậy khi bộ luật có hiệu lực thì có bắt buộc các nhà mạng di động phải hợp tác?
Bộ luật Tố tụng hình sự mới chỉ quy định trình tự thẩm quyền thời hạn thôi còn cách thức như thế nào thì phải từ các cơ quan chuyên môn. Tức là sẽ có các văn bản hướng dẫn cụ thể cách thức thực hiện cũng như cách thức hợp tác với các nhà mạng.
Xin cảm ơn ông!
Quy định chặt chẽ áp dụng biện pháp tố tụng đặc biệt
Theo điều 223 Bộ luật Tố tụng hình sự đã được Quốc hội thông qua, sau khi khởi tố vụ án, trong quá trình điều tra, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt gồm: Ghi âm, ghi hình bí mật; Nghe điện thoại bí mật; Thu thập bí mật dữ liệu điện tử.
Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được sử dụng đối với các trường hợp sau: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm về tham nhũng, tội khủng bố, tội rửa tiền; Các tội phạm khác có tổ chức thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh, cấp quân khu trở lên tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, cấp quân khu có quyền ra quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
Quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải được Viện trưởng VKSND cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền và người thi hành quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải giữ bí mật.
Thế Kha
Theo Dantri
EU - Thổ Nhĩ Kỳ: Có qua có lại mới toại lòng nhau Cuộc họp cấp cao giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ đặc biệt ở chỗ chưa khi nào EU lại thất thế đến như vậy trước Thổ Nhĩ Kỳ, còn chính nước này cũng cần EU hơn bao giờ hết. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu (trái) và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk trong buổi họp báo sau hội nghị...