Thổ Nhĩ Kỳ bàn giao 50 xe bọc thép chống mìn cho Ukrain
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã chuyển 50 xe thiết giáp chống mìn, chống phục kích đã qua sử dụng cho quân đội Ukraine và còn nhiều lô hàng tiếp theo sẽ bàn giao.
Lô xe thiết giáp kháng mìn Kirpi được cho là đã chuyển cho phía Ukraine. Ảnh: Overtdefense
Thông tin này được trang Defense News dẫn nguồn từ Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và ngành công nghiệp vũ khí của nước này cho biết ngày 23/8.
Theo một quan chức Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, việc bàn giao xe chống mìn Kirpi là kết quả một thỏa thuận giữa hai chính phủ chứ không phải thỏa thuận giữa Ukraine và nhà sản xuất BMC. “Theo thỏa thuận, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã giao một lô ban đầu 50 chiếc Kirpi cho Ukraine. Sẽ có những chuyến giao hàng tiếp theo”, quan chức trên cho hay.
Một quan chức của công ty BMC cũng đã xác nhận với Defense News về việc giao hàng và cấu trúc của hợp đồng. “Thỏa thuận này không liên quan đến công ty của chúng tôi. Ankara đã chuyển giao một lô Kirpi mà họ có trong kho quân sự”, quan chức BMC cho biết.
Hình ảnh được cho là binh sĩ Ukraine đang lên chiếc xe Kirpi được Ankara viện trợ. Ảnh: Defenseblog
Kirpi 1 là loại xe bọc thép chở quân hạng nặng. Phương tiện này được thiết kế từ năm 2008, với nguyên mẫu đầu tiên ra mắt năm 2009.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã ký hợp đồng với BMC để mua 614 xe Kirpi 1 và Lực lượng Bộ binh Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng loại xe này trên thực địa. Đến nay hơn 1.500 xe kháng mìn Kirpi đã được bán, trong đó trên 200 chiếc cho các khách hàng nước ngoài.
Năm 2018, BMC đã giới thiệu mẫu Kirpi 2 và giành được một hợp đồng khác với Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, cung cấp 529 chiếc xe.
Một chiếc xe thiết giáp kháng mìn Kirpi MRAP do BMC sản xuất trong ảnh chụp ngày 21/3/2022, tại triển lãm quốc phòng DIMDEX ở thủ đô Doha, Qatar. Ảnh: AFP/Getty Images
Xe chở quân chống mìn Kirpi nặng 16 tấn, có khả năng chở 13 người, trong đó có 3 thành viên kíp lái. Công suất động cơ 370 mã lực, với tốc độ tối đa lên đến 100km/h, hành trình 800km.
Kirpi được trang bị ghế giảm chấn, hệ thống GPS dẫn đường, camera chiếu hậu và hệ thống chữa cháy tự động. Nó có 5 ô bắn cho vũ khí hạng nhẹ và 4 cửa chống đạn ở mỗi bên của khoang chở quân. Xe có thể được trang bị súng máy 7,62mm hoặc 12,7mm và có sẵn các thiết bị cho vũ khí điều khiển từ xa.
Về phòng thủ, xe Kirpi được trang bị lớp giáp bảo vệ đạt cấp 3 theo tiêu chuẩn NATO AEP-55 STANAG 4569, có thể chống lại các loại đạn súng trường tấn công, rocket chống tăng vác vai (RPG) hay một số loại đạn xuyên.
Xem video hoạt động của xe thiết giáp chống mìn MRAP Kirpi do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất (Nguồn: Militarytubetoday)
Xe bọc thép này không chỉ được cung cấp cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, mà còn được quảng bá rầm rộ để xuất khẩu. Chính trên những chiếc xe bọc thép này, người Thổ Nhĩ Kỳ đã tham gia tuần tra chung ở Syria cùng với lực lượng gìn giữ hòa bình Nga.
Thổ Nhĩ Kỳ đã tích cực tham gia vào các nỗ lực hòa giải cho cuộc xung đột Nga-Ukraine do có quan hệ với cả hai nước. Tuy nhiên, Ankara đã cung cấp cho Ukraine máy bay không người lái Bayraktar TB2, phương tiện đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn những bước tiến của Nga trong giai đoạn đầu của chiến dịch quân sự đặc biệt.
Với phía Nga, Thổ Nhĩ Kỳ không áp đặt các biện pháp trừng phạt liên quan đến xung đột đang diễn ra tại Ukraine như các nước phương Tây khác, đặc biệt là các thành viên NATO.
Thỏa thuận hoán đổi vũ khí cho Ukraine của Đức khiến Hy Lạp bất ngờ
Đức sẽ chuyển giao xe chiến đấu bộ binh (IFV) cho Hy Lạp để Athens có thể chuyển giao vũ khí thời Liên Xô cho Ukraine.
Xe chiến đấu bộ binh BMP-1 của Hy Lạp. Ảnh: mil.in.ua
Theo trang tin EURACTIV.fr (Pháp) ngày 1/6, Thủ tướng Đức Olaf Scholz thông báo đã đạt được một thỏa thuận với Hy Lạp để giao vũ khí cho Ukraine sau khi Berlin được cho là không thực hiện các thỏa thuận tương tự trước đó.
"Chúng tôi sẽ cung cấp cho Hy Lạp các phương tiện chiến đấu bộ binh của Đức", ông Scholz nói với các phóng viên sau hội nghị thượng đỉnh EU kéo dài hai ngày ở Brussels, đồng thời cho biết thêm rằng ông đã đạt được thỏa thuận với Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis.
Ông Scholz giải thích rằng việc hỗ trợ vũ khí cho Ukraine bằng cách "các quốc gia có vũ khí từ thời Liên Xô" có thể giao vũ khí của họ cho Ukraine, giống như thỏa thuận hoán đổi dây chuyền với Séc.
Thủ tướng Scholz không đưa ra chi tiết về loại xe chiến đấu bộ binh mà Berlin sẽ bàn giao cho Hy Lạp, hoặc loại vũ khí nào mà Athens sẽ chuyển giao cho Kiev, nhưng cho biết "hai bộ quốc phòng sẽ làm việc chi tiết và nhanh chóng thực hiện thỏa thuận này".
Theo một nguồn tin quốc phòng, Berlin có mục tiêu cung cấp khoảng 100 IFV Marder cũ thuộc sở hữu của nhà sản xuất vũ khí Rheinmetall (RHMG.DE) cho Hy Lạp. Đổi lại, Athens sẽ cung cấp các IFV BMP kiểu Liên Xô cho Ukraine,
Được biết, vào đầu những năm 1990, Hy Lạp đã nhận từ Đức khoảng 500 xe chiến đấu bộ binh BMP-1, vốn từng được quân đội Cộng hòa Dân chủ Đức sử dụng.
Sự hoán đổi trên thường được cho là có lợi cho Ukraine vì nước này quen thuộc hơn với các thiết bị từ thời Liên Xô. Tuy nhiên, Đại sứ Ukraine tại Đức Andrij Melnyk, nhấn mạnh rằng "không ai có ý tưởng hỏi Ukraine rằng liệu chúng tôi có cần đồ cũ hay không".
Đánh giá về vấn đề hoán đổi này, chuyên gia phân tích người Đức Ulrich Speck nhận định: "Lý do Đức không giao hàng trực tiếp cho Ukraine có lẽ là vì việc giao hàng cho Hy Lạp được coi là ít gây tổn hại hơn cho mối quan hệ với Nga".
Tuy nhiên, thông báo của Thủ tướng Đức đã gây ngạc nhiên cho phía Hy Lạp, vì trong cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh EU, Thủ tướng Hy Lạp Mitsotakis đã không đề cập về một thỏa thuận như vậy. Trước đó, ông Scholz đã hội đàm với người đồng cấp Hy Lạp Mitsotakis bên lề cuộc họp của Hội đồng châu Âu tại Brussels.
Khi được hỏi về cuộc gặp song phương với ông Scholz, Thủ tướng Mitsotakis chỉ nói rằng ông đã thông báo với người đồng cấp Đức về sự leo thang mới với Thổ Nhĩ Kỳ ở phía Đông Địa Trung Hải trong khi không đề cập đến phản ứng của người đồng cấp Đức.
"Chúng tôi coi việc người dân Hy Lạp biết tin này từ Thủ tướng Đức là điều bất ngờ, khi Thủ tướng Hy Lạp không đề cập đến vấn đề này trong cuộc phỏng vấn của chính mình", đảng Syriza đối lập cho biết trong một tuyên bố.
Phe đối lập cũng coi động thái này là "nguy hiểm" đối với lợi ích quốc gia của Hy Lạp vì đồng nghĩa với việc nước này sẽ "tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine" trong khi căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang gia tăng.
"Chính phủ của Thủ tướng Mitsotakis phải ngừng đưa ra các quyết định bí mật về các vấn đề quan trọng của quốc gia. Chúng tôi yêu cầu thông tin ngay lập tức về các loại vũ khí mà họ đã gửi và sẽ gửi tới Ukraine, như tất cả các chính phủ châu Âu đã làm, để thể hiện sự tôn trọng đối với công dân của mình", tuyên bố nhấn mạnh.
Quốc gia thành viên NATO thông báo mở chiến dịch quân sự mới tại Bắc Syria Ngày 24/5, Thổ Nhĩ Kỳ thông báo nước này sẽ mở chiến dịch quân sự mới ở miền Bắc Syria nhằm đảm bảo một "Vùng an toàn" rộng 30 km dọc theo toàn tuyến biên giới giáp với Syria. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: RT Hãng tin AP dẫn lời Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố Thổ Nhĩ...