Thổ Nhĩ Kỳ bác khả năng cùng Nga chống IS
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan từ chối lời mời tham gia trung tâm chia sẻ thông tin của các nước nhằm diệt khủng bố tại Baghdad, Iraq.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thẳng thừng từ chối hợp tác để chống IS. Ảnh minh họa: AP
Ông Erdogan hôm qua thông báo tin này trong cuộc trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình al-Arabiya, theo Sputnik.
Trung tâm chia sẻ thông tin tình báo do các nước Nga, Iraq, Iran và Syria lập nên từ tháng 9. Họ sẽ trao đổi các thông tin về nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) cũng như các nhóm cực đoan khác trong khu vực. Đại diện quân đội các nước sẽ luân phiên nhau điều hành hoạt động của trung tâm.
Quan hệ giữa Ankara và Moscow vẫn căng thẳng sau khi các máy bay Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiến đấu cơ Su-24 của Nga ở biên giới Syria. Một trong hai phi công Nga bị trúng đạn và thiệt mạng khi vừa nhảy dù xuống đất.
Tổng thống Nga Putin lên án mạnh mẽ hành động “đâm sau lưng” của Thổ Nhĩ Kỳ, cáo buộc nước này buôn dầu với IS. Sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết từ chối xin lỗi, Moscow đã áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế nhằm đáp trả.
Khánh Lynh
Theo VNE
Video đang HOT
Putin dùng chiến lược cũ của Mỹ, quyến rũ bộ tộc Iraq chống IS
"Nga rất nghiêm túc trong cuộc chiến chống khủng bố", một lãnh đạo bộ tộc Iraq nói như vậy khi Moscow đang có những động thái lấy lòng, thể hiện mình là đối tác đáng tin cậy hơn Mỹ.
Hashd al-Shaabi, lực lượng do Iran hậu thuẫn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động chống IS trên mặt đất. Ảnh: al-offok
Trong chiến tranh Iraq, quân đội Mỹ đã đánh bại những nhóm tiền thân của IS với sự giúp đỡ của các bộ tộc Sunni. Bây giờ, Nga đang cố gắng theo chân Mỹ, xúc tiến tạo lập liên minh với các bộ tộc địa phương Iraq.
"Nga rất nghiêm túc trong cuộc chiến chống khủng bố và muốn kết thúc cuộc chiến càng sớm càng tốt, không giống như Mỹ", Faisal al-Asafi, một thủ lĩnh bộ tộc Sunni ở tỉnh Anbar, nói. "Nga ném bom các tuyến đường tiếp tế của IS, trong khi Mỹ chỉ đứng nhìn chiến binh IS di chuyển tự do từ Syria đến Anbar", ông nói thêm.
Len lỏi ảnh hưởng
Hai quan chức Mỹ nói với The Daily Beast rằng họ thấy những dấu hiệu thể hiện rằng Nga đang tiếp cận các lãnh đạo bộ tộc người Sunni ở Iraq, nhằm củng cố nỗ lực chống IS trong cộng đồng người Sunni.
Một phần của chiến dịch tấn công quyến rũ này là Kremlin đề nghị cung cấp cho các bộ tộc Sunni vũ khí nhanh hơn so với Mỹ, và hứa sẽ làm vậy trực tiếp, không thông qua bộ máy chính quyền có phần lớn là người Shiite. Trang thiết bị do Mỹ cung cấp cho các bộ lạc sẽ tiếp tục đi qua Baghdad, vì tôn trọng chủ quyền của Iraq.
Nhiều quan chức cho rằng đây một phần trong nỗ lực không ngừng của Tổng thống Putin để làm suy yếu và giảm bớt ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Đông. Nga đang muốn tỏ ra mình là một đồng minh đáng tin cậy hơn trong cuộc chiến chống IS.
Tin đồn rằng Nga sẽ can thiệp quân sự ở Iraq đã lan tràn trong vài tháng gần đây. Tuy nhiên, Iraq không giống Syria. Mỹ từng chiếm đóng và hiện diện tại đây trong gần một thập kỷ, vũ trang và huấn luyện cho lực lượng quân đội và cảnh sát địa phương. Iraq vẫn duy trì quan hệ thân thiết với Washington, ít nhất là ở bề ngoài. Phát ngôn viên chính phủ Iraq, Sa'ad al-Hadithi, nói rằng: "Iraq mong muốn thiết lập quan hệ cân bằng với tất cả các nước trên thế giới và tận dụng mọi hình thức hỗ trợ, được cung cấp bởi bất kỳ quốc gia nào trong cuộc chiến chống IS".
Tuy nhiên, một số quan chức Iraq tin rằng Nga trung thực hơn Mỹ. "Chúng tôi đang hợp tác với Nga, giống như với các các nước khác trên thế giới, trong hai lĩnh vực", Hadithi nói. "Đầu tiên là vũ khí, chúng tôi có hợp đồng với Nga. Họ thường gửi các lô vũ khí, đạn dược và thiết bị quân sự. Lĩnh vực thứ hai đã được thoả thuận là trao đổi thông tin tình báo trong nhóm 4 nước với nhau, trong đó bao gồm cả Iran và Syria.
Trong khi dấu chân của Kremlin không thật sự rõ nét ở Vùng Xanh, các nguồn tin ở Baghdad nói rằng, các sĩ quan quân sự, ngoại giao và tình báo Nga đã len lỏi ảnh hưởng tại ba nơi quan trọng nhất đối với an ninh của Iraq.
Vị trí đầu tiên là gần Khuld Hall, nơi phiến quân Suqor hoạt động. Ở đây, các điệp viên Iraq trao đổi thông tin tình báo với các đối tác Nga, đặc biệt là thông tin liên quan đến những thủ lĩnh cấp cao và các cấp chỉ huy của IS. Nơi thứ hai là Trung tâm Thông tin Quốc gia, được điều hành bởi Trung tướng Hussein Alasady. Theo các nguồn tin của Daily Beast, Nga có đại diện liên lạc tại đây. Cuối cùng, Moscow có sự hiện diện trong trụ sở Ban thư ký chung của Hội đồng Bộ trưởng Iraq, đầu não của tất cả hoạt động an ninh quốc gia Iraq.
Hơn nữa, Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) cũng có ảnh hưởng trong các cơ quan này. Họ trang bị vũ khí và huấn luyện Hashd al-Shaabi, chịu trách nhiệm cho phần lớn hoạt động chiến đấu mặt đất chống IS tại Iraq. Qassem Soleimani, chỉ huy nhánh viễn chinh của IRGC chính là người dẫn đầu chiến dịch giải cứu phi công Nga sống sót, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga.
Quyến rũ
Hakim al-Zamili là chỉ huy của lực lượng dân quân Saraya al-Salam trong Hashd al-Shaabi. Ông này nói rằng Nga đã gửi "vũ khí hạng nhẹ và đạn dược miễn phí" cho Iraq để đổi lấy việc chia sẻ thông tin tình báo.
"Iran, Nga và Iraq đang làm việc và hợp tác chặt chẽ", ông nói. Và mối quan hệ ba bên này tồn tại khá thoải mái mà không có sự can thiệp bên ngoài hoặc đối tác phụ trợ. Nga cũng đã từ chối tham gia "liên minh Hồi giáo" chống jihad mà Arab Saudi mới thành lập. Tại sao? "Vì Iraq và Iran chưa tham gia", Zamili nói.
Hakim al-Zamili, người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội Iraq. Ảnh: CTV
Ngoài vai trò là một lãnh đạo dân quân, Zamili còn đứng đầu Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội Iraq. Ông từng dẫn đầu một phái đoàn đến Moscow. Một chỉ huy cấp cao khác trong Hashd al-Shaabi đã mô tả rằng hai bên đã thảo luận về việc "gây áp lực lên Mỹ" trong chuyến thăm, cụ thể là bằng cách giữ cho dấu chân quân sự của Mỹ không thể in sâu ở Iraq. "Điều này được thể hiện rõ ràng trong tuyên bố của các lãnh đạo Hashd al-Shaabi, phản đối quân đội Mỹ trở lại Iraq", người chỉ huy nói.
Với mức độ len lỏi ảnh hưởng của Nga trong hệ thống an ninh và quân sự của Iraq, có thể thấy rõ ràng điện Kremlin đang cố gắng lấy lòng các bộ tộc Sunni, lực lượng mà giới phân tích và quan chức khu vực cho là đóng vai trò quan trong bất kỳ chiến dịch chống IS nào.
Một số ít các bộ tộc đang hợp tác với lực lượng thân Iraq, bao gồm cả Hashd al-Shaabi, trong chiến dịch nhằm giải phóng Ramadi, thủ phủ tỉnh Anbar, đã rơi vào tay IS từ mùa hè năm ngoái. Và vì vậy, Moscow đã cần mẫn quyến rũ các bộ lạc ở Anbar.
Đại sứ quán Nga tại Baghdad được cho là đã điều phối chương trình tiếp cận này cùng với Cơ quan An ninh Quốc gia Iraq, Hashd al-Shaabi, và ủy ban theo dõi hòa giải quốc gia, một cơ quan nhằm đưa các phe phái của đất nước lại gần nhau.
"Người Nga chủ yếu tiếp cận và đưa ra những lời mời chào thông qua một trung tâm phân tích, tư vấn nhà nước của Iraq", Mark Alsalih, một nhà vận động hành lang Sunni ở Washington nói. "Hồi mùa hè, họ đã tiếp cận chủ tịch của tổ chức phi chính phủ Đại sứ Hòa bình Iraq, Jamal Aldhari. Ông này đã đến Moscow và gặp gỡ với các cựu quan chức và quan chức đương nhiệm Nga, chủ yếu là để nghe những quan điểm và dự định của Nga liên quan đến Iraq.
Giấy mời cũng được gửi đến Hội đồng Cách mạng Các bộ tộc Chính trị Iraq, đứng đầu là Zaidan Aljaberi, và đến đảng Ba'ath ở Iraq. Tuy nhiên, "theo tôi được biết", Alsalih nói, "họ đã không nhận lời mời đến Moscow và Hội đồng đã ban hành một tuyên bố, từ chối sự can thiệp của Nga vào Iraq".
Thật vậy, có rất ít bằng chứng cho thấy việc tiếp cận của Nga có hiệu quả hay ít nhất là chưa có kết quả. Các quan chức Mỹ tin rằng chưa có bộ tộc Sunni lớn nào đáp lại để nghị thiết lập quan hệ đối tác với điện Kremlin. "Họ vẫn trong giai đoạn quyến rũ", một quan chức nói.
Và trong khi một số bộ lạc thận trọng trước sự quyến rũ của Nga, họ cũng không tỏ ra tin tưởng tuyệt đối Washington. "Người Nga nói về việc vũ trang cho các lực lượng bộ tộc Sunni, nhưng điều này mới chỉ được thảo luận trên truyền thông, để cho người khác thấy thấy rằng họ nghiêm túc trong cuộc chiến chống khủng bố", Na'im al-Ka'ud, một lãnh đạo của bộ lạc có ảnh hưởng lớn ở Anbar nói. "Hứa hẹn mà họ đưa ra cũng giống như lời hứa của Mỹ trước đây. Các bộ tộc tại Anbar đã chiến đấu chống IS trong hai năm. Mỹ và một số nước Arab hứa nhưng không làm gì, vậy thì làm sao chúng tôi có thể tin Nga được?".
Phương Vũ
Theo VNE
Điều IS không ngờ: Trở thành nhân tố mang lại hòa bình IS đang làm cho một số nước có thù hằn bước đầu bình thường hòa quan hệ hoặc đạt được thỏa thuận quan trọng sau thời gian dài đàm phán bế tắc. Nửa cuối tháng 12.2015, các cuộc phản công lớn diễn ra ở miền bắc Iraq nhằm vào hang ổ IS được thực hiện liên tiếp và giúp quân đội Iraq tiến...