Thổ Nhĩ Kỳ bác cáo buộc tra tấn tù nhân tham gia đảo chính
Bộ trưởng Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua bác bỏ cáo buộc của một tổ chức nhân quyền cho rằng những người tham gia cuộc đảo chính bất thành bị tra tấn trong nhà tù.
Một binh lính Thổ Nhĩ Kỳ tham gia đảo chính bị mọi người tấn công. Ảnh: AP
Hãng Anadolu dẫn lời ông Bekir Bozdag trên tài khoản Twitter tuyên bố “không có bất kỳ cuộc tra tấn hay hành hung nào các tù nhân”.
Ông cũng tố rằng cáo buộc trên là một chiến dịch thông tin sai lệch do “các thành viên của Tổ chức Khủng bố Fetullah/Cấu trúc Nhà nước Song song (FETO/PYD) đưa ra, sai sự thật và bị bóp méo”.
Video đang HOT
Trước đó, Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI) hôm 24/7 cho hay có bằng chứng cho thấy những tù nhân bị giam giữ vì tham gia đảo chính phải chịu đựng tra tấn, bị đánh đập, thậm chí cưỡng hiếp.
Tuy nhiên, Bộ Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ cũng ra thông cáo tuyên bố rằng đây là một nhà nước lập hiến, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế về luật nhân quyền, thậm chí trong tình trạng khẩn cấp.
“Tình trạng sức khỏe của các tù nhân đã được các bác sĩ kiểm tra sau khi bị giam giữ và trong thời gian ở tù, phù hợp với các quy định giam giữ”, thông cáo cho biết.
Bộ Tư pháp thêm rằng trái với cáo buộc của AI rằng Thổ Nhĩ Kỳ thiếu một tổ chức giám sát các điều kiện giam giữ, Viện Nhân quyền và Bình đẳng quốc gia đang thực thi nhiệm vụ này.
Hơn 10.000 đã bị bắt ở Thổ Nhĩ Kỳ kể từ sau cuộc đảo chính hôm 15/7 làm ít nhất 265 người thiệt mạng. Hầu hết những người bị bắt là các quân nhân.
Anh Ngọc
Theo VNE
Thổ Nhĩ Kỳ ra lệnh bắt giữ hàng chục nhà báo
Báo chí Thổ Nhĩ Kỳ cho biết: Nhà chức trách nước này đã ra lệnh tạm giam 42 nhà báo trong chiến dịch trấn áp sau cuộc đảo chính bất thành hôm 15.7.
Thổ Nhĩ Kỳ ra lệnh bắt giữ hàng chục nhà báo
Nổi bật nhất trong danh sách là nhà bình luận chính trị kỳ cựu Nazli Ilicak, 72 tuổi. Bà đã bị sa thải khỏi tờ nhật báo Sabah thân chính phủ từ 3 năm trước vì chỉ trích các bộ trưởng chính phủ đang bị điều tra vì cáo buộc tham nhũng.
Chưa rõ đã có nhà báo nào trong danh sách bị giam giữ hay chưa.
Trước đó, chỉ vài ngày sau âm mưu đảo chính, chính phủ đã ra lệnh đóng cửa một số tờ báo, nhưng đây là lần đầu tiên cá nhân các nhà báo bị nhằm đến.
Khoảng 60.000 người gồm binh lính, cảnh sát, thẩm phán, giáo viên, viên chức, học giả... đã bị bắt giữ hoặc sa thải vì cáo buộc liên quan đến cuộc đảo chính bất thành.
Tổ chức Ân xá Quốc tế nói rằng họ đã nhận được bằng chứng đáng tin cậy nói những người bị giam giữ đã bị đánh, bị tra tấn, kể cả hãm hiếp.
Tuần trước Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 3 tháng, cho phép tổng thống và chính phủ vượt qua quốc hội khi soạn thảo luận mới hạn chế hoặc đình chỉ các quyền tự do.
Theo Lao Động
Thổ Nhĩ Kỳ sau đảo chính: Các phe đối lập tổ chức tuần hành chung Ngày 24/7, những người ủng hộ đảng cầm quyền tại Thổ Nhĩ Kỳ đã cùng những người theo phe chính trị đối lập tổ chức cuộc đại tuần hành vì dân chủ. Cuộc tuần hành thu hút sự tham gia của hàng chục nghìn người, là một hành động hiếm hoi cho thấy sự "sát cánh" giữa đảng cầm quyền và các phe...