Thổ Nhĩ Kỳ – Áo hục hoặc vì chủ đề tình dục trẻ em
Ankara triệu tập đại sứ Áo sau khi một bảng tin ở sân bay Vienna hiển thị dòng chữ cho hay Thổ Nhĩ Kỳ đã hợp pháp hóa quan hệ tình dục với trẻ em.
Dòng chữ tại sân bay Vienna, Áo, viết “Thổ Nhĩ Kỳ cho phép quan hệ với trẻ em dưới 15 tuổi”. Ảnh: Daily Sabah
Những bức ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy dòng chữ tại sân bay Vienna hôm 13/8 viết “Thổ Nhĩ Kỳ cho phép quan hệ với trẻ em dưới 15 tuổi”.
Dòng chữ này nhắc đến thông tin được đăng tải trên tờ báo lá cải của Áo Kronen, trong đó cho hay tòa án hiến pháp của Thổ Nhĩ Kỳ tháng trước đã ra phán quyết hủy bỏ một điều luật xem tất cả hoạt động tình dục với trẻ em dưới 15 tuổi là lạm dụng.
Theo Telegraph, phán quyết được đưa ra sau khi một tòa án địa phương cho rằng trẻ em từ 12 đến 15 tuổi đã đủ khả năng nhận thức. Điều luật sẽ có hiệu lực vào tháng một năm sau nếu được quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ thông qua.
Tuy nhiên, các nhà hoạt động về quyền trẻ em Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ lo ngại về động thái trên và cho hay sẽ đệ đơn kiện lên Tòa Nhân quyền châu Âu nếu tòa án không rút lại phán quyết.
Sân bay Vienna cho hay dòng chữ trên thuộc trách nhiệm của tờ báo, nhưng sau đó đã gỡ bỏ nó theo yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ.
“Sự bức xúc và phản ứng của chúng tôi quanh dòng chữ này, thứ đã làm hoen ố hình ảnh của Thổ Nhĩ Kỳ và cố tình thông tin sai cho công chúng, đã được báo cáo nghiêm túc lên quan chức phụ trách ngoại giao”, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho hay.
Thomas Schnoell, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Áo, xác nhận đại sứ nước này đã bị triệu tập và cho hay “với chúng tôi, đây là vấn đề tự do báo chí”.
Đây không phải là tranh cãi ngoại giao đầu tiên giữa hai nước. Tuần trước, Ankara cũng than phiền về một dòng tin trên tờ Kronen viết rằng “Nếu các bạn đến Thổ Nhĩ Kỳ thì các bạn đang ủng hộ Tổng thống Erdogan”.
Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với châu Âu trở nên căng thẳng sau cuộc đảo chính bất thành giữa tháng trước. Ankara cáo buộc EU không đứng về phía Thổ Nhĩ Kỳ mà ủng hộ những kẻ âm mưu lật đổ chính quyền.
Video đang HOT
Nhiều tháng qua, Thổ Nhĩ Kỳ và EU cũng tranh cãi về một thỏa thuận tự do hóa thị thực. Để đổi lại việc Thổ Nhĩ Kỳ tiếp nhận người di cư quay trở về từ Hy Lạp, EU cam kết miễn thị thực cho nước này ở khu vực Schengen nếu Ankara đáp ứng được một số tiêu chuẩn nhất định.
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ đến nay vẫn chưa đáp ứng được hết các tiêu chuẩn và cảnh báo sẽ hủy bỏ thỏa thuận nếu EU không miễn thị thực cho nước này vào tháng 10 tới.
Anh Ngọc
Theo VNE
Thụy Sĩ hủy đơn gia nhập EU: Cú hích cho người Anh
Thượng viện Thụy Sĩ chính thức hủy đơn xin gia nhập Liên minh EU từ hồi 1992, sẽ là một cú hích lớn cho những người chần chừ giữa Brexit ở Anh.
Ngày 15/6,Thượng viện Thụy Sĩ đã bỏ phiếu hủy đơn xin gia nhập Liên minh châu Âu từ năm 1992 của nước này, ủng hộ quyết định trước đó của Hạ Viện.
27 thành viên Thượng viện, Hội đồng Nhà nước Thụy Sĩ đã bỏ phiếu tán thành quyết định hủy bỏ đơn xin gia nhập EU kéo dài tới 24 năm của nước này so với 13 thượng nghị sĩ phản đối, 2 phiếu trống.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ, Didier Burkhalter cho biết sau khi bỏ phiếu, nước này sẽ chính thức gửi thông báo lên EU để liên minh này cân nhắc việc rút đơn.
Đề nghị này đã nhận được sự ủng hộ từ các nhà lập pháp Hạ viện hồi tháng 3 với 123 phiếu đồng thuận và 46 phiếu phản đối.
Thomas Minder, người đứng đầu bang Schaffhausen và là người cổ vũ tích cực cho mô hình "toàn Thụy Sĩ", cho biết ông luôn sẵn sàng "đóng chủ đề này lại một cách nhanh chóng và không gây tổn thất" vì bây giờ chỉ có một vài "kẻ mất trí" mới muốn gia nhập EU.
Chính khách Thụy Sĩ Thomas Minder.
Đơn xin gia nhập EU từ lâu của Thụy Sĩ không có mấy tác động đến nền chính trị của quốc gia này hơn 20 năm qua khi các cuộc đàm phán bị treo từ năm 1992 do kết quả các cuộc trưng cầu dân ý cho thấy người dân Thụy Sĩ không muốn có quan hệ "thân thiết" hơn với khu vực kinh tế chung châu Âu.
Thụy Sĩ chưa bao giờ là thành viên EU nhưng đã chấp nhận tự do thương mại với EU từ năm 1970, cũng như chấp nhận sự đi lại tự do của người dân như một thành viên của khu vực Schengen.
Cuộc bỏ phiếu ở Thượng viện Thụy Sĩ diễn ra chỉ một tuần trước khi Anh quyết định có ở lại EU hay không.
Ngày 23/6 tới, Anh cũng sẽ tiến hành trưng cầu dân ý để quyết định việc đi hay ở lại EU.
Kết quả khảo sát do Công ty nghiên cứu thị trường Opinium tiến hành cho báo "Người giám sát" công bố ngày 11/6 cho thấy, tỷ lệ người Anh ủng hộ nước này ở lại Liên minh châu Âu là 44%, trong khi số người ủng hộ nước Anh rời EU, hay còn gọi là Brexit, là 42%. Khoảng 13% số người được hỏi chưa đưa ra quyết định.
Cuộc thăm dò mới nhất của Công ty YouGov cho báo The Sunday Times (Anh) cho thấy tỉ lệ ủng hộ Brexit là 43%, nhiều hơn 1% so với tỉ lệ phản đối.
ORB tiến hành cho báo "Độc lập" công bố trước đó 1 ngày lại cho kết quả trái ngược hoàn toàn, số người ủng hộ Brexit là 55%, trong khi chỉ 45% số người được hỏi muốn Anh ở lại Liên minh châu Âu.
Người Anh hiện không chỉ đặt cược về Euro mà còn cá cược với nhau về Brexit.
Một bảng tỉ lệ cá cược Brexit ở Anh.
Các nhà cái cá cược ở Anh cho biết tỷ lệ đặt cược khả năng nước Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU) đã giảm xuống còn 62%, so với tỷ lệ 72% trong tuần trước.
"Tuần trước, thị trường cá cược về cuộc trưng cầu dân ý ở EU đã thực sự bùng nổ với trung bình 1 triệu bảng Anh được giao dịch mỗi ngày.
Trong 24 giờ qua số lượng cược "ra đi" tăng mạnh nhưng cược "ở lại" vẫn chiếm ưu thế," Naomi Totten của sàn cá cược trực tuyến lớn nhất thế giới Betfair, người đặt 60% khả năng Anh sẽ ở lại EU, cho biết.
Nhiều nhà cái cho rằng khả năng Brexit xảy ra vẫn cao là vì điều bất ngờ vẫn có thể xảy ra vào thời điểm cuối, khi nhiều cử tri đang lưỡng lự lúc đó mới đưa ra quyết định cuối cùng.
Báo chí Anh những ngày gần tới thời điểm quyết định bỏ phiếu đã gia tăng hỏi ý kiến từ các chính trị gia, nhà phân tích.
Tờ The Guardian dẫn phân tích của các chuyên gia và những công ty tư vấn tài chính cho rằng nếu Anh rời khỏi EU, những tác động tiêu cực lên nền kinh tế sẽ thấy được ngay lập tức. Tăng trưởng GDP sẽ xuống thấp nhất kể từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009 và sẽ mất cả thập kỷ để có thể phục hồi. Mọi lĩnh vực từ tài chính, bán lẻ đến công nghiệp ô tô, y tế, năng lượng, thông tin đều sẽ bị ảnh hưởng.
Hãng tin Reuters phân tích, về mặt chính trị, ngay trong chính nội bộ Đảng cầm quyền của Anh, mọi thứ đang chia rẽ. Điều này nói lên rằng nếu kịch bản Anh rời EU xảy ra, Chính phủ Anh cũng không thể hoạt động bình thường.
Quan điểm của một tác giả đăng tải trên Tạp chí Business Insider lại cho rằng, mặc dù toàn bộ những cuộc tranh luận trên TV, vận động của các phía và ý kiến chuyên gia đều muốn nói lên là Anh đi khỏi EU sẽ có tác động xấu cả về chính trị lẫn kinh tế nhưng suy nghĩ theo hướng Anh đang bị kìm hãm vì ở trong một khối 28 thành viên, hoạt động theo một thị trường duy nhất, chung luật lệ, chính sách, không có bất kỳ một lợi thế cạnh tranh nào, rời khỏi EU là một ý tưởng không tồi. Ngoài ra, còn hàng loạt trách nhiệm khác Anh phải cùng gánh như nợ của khu vực, vấn đề di cư hay chủ quyền quốc gia. Vì vậy, vấn đề Anh đi hay ở lại EU cần phải được cân nhắc lại.
Đi hay ở lại EU ảnh hưởng mọi mặt tới Anh.
Thủ tướng Anh David Cameron cảnh báo nếu Anh rời EU, các phúc lợi xã hội dành cho người lớn tuổi - như khoản tăng lương hưu hằng năm, giấy phép xem truyền hình miễn phí hoặc thẻ đi xe buýt miễn phí - có nguy cơ bị cắt giảm để bù đắp cho những tổn thất có thể gặp phải.
Nhân dịp này, thủ tướng Anh nhắc lại cảnh báo của Viện Nghiên cứu Tài chính (Anh), theo đó ngân sách đất nước sẽ bị hao hụt 20-40 tỉ bảng nếu cử tri bỏ phiếu ủng hộ Brexit.
Huy Vũ (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Nghị sĩ Đức bị phát hiện tàng trữ ma túy Ông Volker Beck, Nghị sỹ quốc hội liên bang Đức thuộc Đảng Xanh đã bị phát hiện tàng trữ chất ma tuý sau khi bị cảnh sát kiểm tra vào tối 1.3 tại Berlin. Báo Bild cho biết, giới chức đã tìm thấy 0,6 gam ma túy thuộc sở hữu của ông Beck và chính trị gia này đã hợp tác trong thời...