Thổ Nhĩ Kỳ 2019: Vị thế gây nhiều tranh cãi
Nhiều chính sách và hành động của Thổ Nhĩ Kỳ gây tranh cãi, không chỉ với các nước láng giềng, mà còn động chạm tới lợi ích của các đồng minh.
Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia nằm giữa hai lục địa Á – Âu luôn được coi là tâm điểm chú ý của dư luận và năm 2019, người ta được chứng kiến những chuyển động đáng chú ý của quốc gia này với tham vọng trở thành cường quốc khu vực. Tuy nhiên, nhiều chính sách và hành động của Ankara trong năm qua gây nhiều tranh cãi, không chỉ với các quốc gia láng giềng, mà còn động chạm tới lợi ích của các đồng minh.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. Ảnh: Reuters
Chính sách ngoại giao của Thổ Nhĩ Kỳ
Trong năm 2019, người ta được chứng kiến vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc xung đột tại nước láng giềng Syria, khi tham gia liên minh cùng Nga và Iran để giúp ổn định tình hình tại đây. Nhưng sau đó nước này lại đưa quân vào miền Bắc Syria để truy lùng lực lượng quân sự của người Kurd tại đây.
Các đánh giá và phân tích khu vực cho rằng các quyết định hay các chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ đối với các vấn đề khu vực, quốc tế và cả nội bộ đều tập trung vào lợi ích chiến lược, an ninh của nước này. Vì vậy Thổ Nhĩ Kỳ có thể nhanh chóng thay đổi các quyết sách kể cả phải đối đầu quân sự, rạn nứt quan hệ đồng mình.
Thổ Nhĩ Kỳ đang thực hiện chính sách ngoại giao đa chiều với khẩu hiệu “không vấn đề” và “độc lập quý giá”. Nhưng các nhà phân tích chỉ ra rằng thực tế chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ lại có những mâu thuẫn. Trong khi hai sáng kiến này ngụ ý dường như không can thiệp vào các vấn đề của các quốc gia khác nhưng Ankara đã vi phạm nguyên tắc đó.
Về nguyên tắc “không vấn đề”, Thổ Nhĩ Kỳ muốn cân bằng trong phương trình an ninh và tự do, chính sách đối ngoại đa chiều, chính sách khu vực chủ động và một phong cách ngoại giao mới. Theo đó, Ankara đã thực hiện các chính sách như tìm cách giải quyết vấn đề Síp, chấm dứt sự thù địch với Syria và bình thường hóa quan hệ với Armenia, song song với việc tăng cường quan hệ hiện có với các nước mới nổi ở cả châu Á, châu Mỹ Latinh và châu Phi trong khuôn khổ “Hợp tác tối đa” với tất cả sự hiểu biết và tầm nhìn về đối thoại, hội nhập khu vực.
Video đang HOT
Nhưng chính sách này lại được tiếp cận khác. Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đã can thiệp mạnh mẽ vào vấn đề nội bộ của nhiều nước trong khu vực Arab để phục hồi quyền lực. Đối với chiến lược “độc lập quý giá”, khẳng định bất kỳ sự độc lập nào Thổ Nhĩ Kỳ cũng “có giá trị” hoặc “có lợi”. Theo đó Thổ Nhĩ Kỳ giảm bớt sự phụ thuộc hoặc can thiệp vào các cuộc khủng hoảng khu vực và quốc tế để tập trung vào nội bộ, cho phép nước này xây dựng một nhà nước mạnh ở mọi cấp độ, để nó có ảnh hưởng khu vực nổi bật và sự hiện diện quốc tế đáng chú ý.
Chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ trong vấn đề Syria cho thấy rõ điều đó. Thổ Nhĩ Kỳ tham gia nhóm quốc tế hòa giải về Syria để một bước duy trì ảnh hưởng của mình ở khu vực và xa hơn là để điều chỉnh các chính sách hoặc ngăn chặn các mối đe dọa. Tuy nhiên, vấn đề mà Thổ Nhĩ Kỳ cho là cốt lõi chính là an ninh quốc gia, ngăn chặn làn sóng người tịn nạn và ngăn chặn lực lượng người Kurd mà nước nay cho rằng là đồng minh của Đảng công nhân người Kurd (PKK) một lược lượng Thổ Nhĩ Kỳ coi là khủng bố. Vì an ninh và lợi ích, Thổ Nhĩ Kỳ có thể thực hiện các chính sách đối ngoại đan xen.
Mặc cả với phương Tây?
Chính quyền của Tổng thống Tayyip Erdogan cũng khiến các đồng minh phương Tây trong NATO, đặc biệt là Mỹ khó chịu khi nhất quyết theo đuổi hợp đồng mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga.
Có thể nói chính sách của Tổng thống Erdogan rất linh hoạt và cứng rắn với đồng minh như Mỹ và ngay cả việc phải đối mặt với các lệnh trừng phạt kinh tế hoặc xung đột vũ trang. Thổ Nhĩ Kỳ bám sát chính sách “không vấn đề” và “độc lập quý giá” trong mọi vấn đề.
Trong thời gian qua, Tổng thống Erdogan đang chứng minh rằng Thổ Nhĩ Kỳ có vai trò quan trọng ở khu vực điều đó thể hiện trong việc nước này can thiệp vào nhiều vấn đề như hạt nhân Iran, quan hệ với Qatar, mở các chiến dịch quân sự vào miền bắc Syria và mới đây là hợp tác với chính phủ đoàn kết dân tộc Libya.v.v…
Ông Erdogan muốn các cường quốc sẽ phải cân nhắc tới Thổ Nhì Kỳ trong bất kỳ vấn đề nào của khu vực Trung Đông. Đó cũng là một chiêu bài để Thổ Nhì Kỳ đưa ra đàm phán hoặc mặc cả với các nước.
Việc nước này mua S-400 của Nga một mặt là nhằm củng cố sức mạnh quân sự mặt khác nhằm giảm sự phụ thuộc, ảnh hưởng vào các đồng minh như Mỹ và NATO. Tuy nhiên, động thái này đã bị các đồng minh NATO và Mỹ cực lực phản đối, thậm chí Mỹ còn áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế. Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn hoàn thành thỏa thuận trị giá 2,5 tỷ USD, và chấp nhận bị Mỹ hủy bỏ tư dự án mua máy bay chiến đấu tàng hình F-35.
Dự tính của Thổ Nhĩ kỳ ở Trung Đông
Có nhiều người cho rằng, việc Thổ Nhĩ Kỳ quyết đoán hơn tại Trung Đông cùng lúc với sự thoái lui của Mỹ tại đây. Tuy nhiên, chưa có phân tích nào chỉ rõ Mỹ thoái lui tại Trung Đông, có chăng chỉ là rút quân hoặc điều chuyển từ căn cứ này sang căn cứ khác, cũng chưa có phân tích nào chỉ ra việc Mỹ giảm can thiệp hay ảnh hưởng vào khu vực này. Đó là chính sách của Mỹ.
Với Thổ Nhĩ Kỳ, từ lâu nay nước này vẫn luôn muốn gia nhập EU đồng thời lại muốn là nước có ảnh hưởng, tiếng nói như là “anh cả” của khu vực Arab. Giữa mong muốn và thực tế còn rất xa với, đó là chưa kể Thổ Nhĩ Kỳ đang có nhiều bất đồng với các nước trong khu vực hoặc có các chính sách đi ngược với các nước Arab.
Mặc dù vậy, trong tương lại Trung Đông vẫn là tâm điểm của các cuộc khủng hoảng và là nơi có tham vọng lớn đối với các nước lớn, các nước trong khu vực bao gồm Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Vai trò ngày càng tăng ở khu vực Trung Đông kể từ khi Đảng Công lý và Phát triển lên nắm quyền giúp ông Tayyip Erdogan tiếp tục các chính sách đối ngoại đa chiều.
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục sử dụng vị trí địa lý liên kết giữa EU và Arab để nâng cao ảnh hưởng của mình. Nước này cũng sẽ tìm cách đạt được ảnh hưởng ở khu vực Trung Đông và nỗ lực thực hiện vai trò khu vực nổi bật thông qua vị trí chiến lược và vai trò nổi bật trong giải quyết các cuộc khủng hoảng khu vực cũng như đối phó với các mối đe dọa an ninh trong khu vực.
Ngoc Thach/VOV-Cairo
Theo vov.vn
Khoảnh khắc binh sĩ Mỹ chạm trán quân đội Syria trên đường rút lui
Đoàn xe quân đội Mỹ đang rời đi thì vô tình chạm trán đơn vị quân đội Syria đang hối hả tiến về ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria.
Hình ảnh tréo ngoe này được chụp lại trên một con đường nối giữa 2 thị trấn Tabaqqa và Kobani. Chạm trán trên cùng một tuyến đường đích đến của 2 bên trái ngược.
Mỹ đang rút quân khỏi thị trấn Kobani do lực lượng người Kurd kiểm soát trong khi quân đội Syria đang vội vã hướng về thị trấn này để bảo vệ người Kurd trước cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ.
Không rõ binh sỹ 2 bên phản ứng thế nào khi chạm mặt nhưng cả 2 bên dường như đều rất vội vàng.
Khoảnh khắc quân đội Syria và Mỹ chạm trán giữa đường. (Ảnh: RT)
Quân đội Mỹ rút khỏi vùng Đông Bắc Syria theo yêu cầu được Tổng thống Trump đưa ra đầu tuần trước. Quyết định này của nhà lãnh đạo Mỹ bị chỉ trích là bỏ rơi nhóm người Kurd ở Syria, đồng minh trung thành của Washington trong cuộc chiến chống IS.
Nó cũng dọn đường cho chiến dịch "Mùa xuân Hòa bình" mà Thổ Nhĩ Kỳ khởi phát hôm 9/10 trong nỗ lực loại bỏ lực lượng người Kurd vốn đang kiếm soát 1/3 lãnh thổ Syria.
Hôm 13/10, lực lượng người Kurd cho biết đã đạt được thỏa thuận với Chính phủ Syria nhằm đối phó cuộc tấn công mà Thổ Nhĩ Kỳ đang triển khai tại Đông Bắc Syria. Theo thỏa thuận này, quân đội Syria đang tiến về các thị trấn Qamishli, Manbij cũng như khu vực biên giới chiến lược.
Về phần mình, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khẳng định Ankara sẽ không rút lại chiến dịch quân sự nhằm vào các lực lượng người Kurd ở Đông Bắc Syria "cho dù bất cứ ai nói gì".
"Chúng tôi quyết tâm theo đuổi chiến dịch bất chấp những lời đe dọa. Cuộc chiến của chúng tôi sẽ tiếp tục cho tới khi đạt được thắng lợi cuối cùng", ông nói, đồng thời kêu gọi quốc tế hỗ trợ cho kế hoạch thiết lập "vùng an toàn" tại Đông Bắc Syria nhằm tạo "điều kiện cần thiết để 3,6 triệu người tị nạn Syria trở về nước", Tổng thống Erdogan nhấn mạnh.
(Nguồn: RT)
SONG HY
Theo VTC
Nhắc về thỏa thuận với Mỹ, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ lộ mục đích của chiến dịch tấn công Syria? Ngày 14/10, truyền thông Trung Đông cho biết, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã "báo hiệu" rằng, mục tiêu của Ankara là nhằm đánh bật lực lượng người Kurd ra khỏi thị trấn Manbij ở miền Bắc Syria. Tổng thống Erdogan cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ triển khai các kế hoạch của mình đối với Manbij. (Nguồn: EPA-EFE) Phát biểu...