‘Thỏ Ngọc’ xinh đẹp trong Tây Du Ký 30 năm trước hiện sống ra sao?
Lý Linh Ngọc được biết đến là Thỏ Ngọc xinh đẹp trong Tây Du Ký nhưng ít ai biết rằng nhờ vẻ đẹp này mà cô đã được cắt bỏ một cảnh khó trong Tây Du Ký 1986.
Ngoài những vai diễn chính kinh điển như Tôn Ngộ Không, Đường Tăng, Trư Bát Giới, Sa Tăng thì Tây Du Ký còn được biết đến với những diễn viên phụ xinh đẹp và tài năng. Trong đó, không thể không kể đến mỹ nhân Lý Linh Ngọc trong vai Thỏ Ngọc.
Lý Linh Ngọc vào vai Thỏ Ngọc vô cùng xinh đẹp và tinh tế.
Lý Linh Ngọc được đạo diễn Dương Khiết lựa chọn qua một bức ảnh bìa mà không qua buổi thử vai hay thử giọng như các vai diễn khác. Trong một lần xem tạp chí Elephant Movie, bà yêu thích vẻ đẹp ngọt ngào và trong sáng của cô gái trên bìa tạp chí nên quyết định mời Lý Linh Ngọc vào vai diễn Thỏ Ngọc.
Bìa tạp chí của Lý Linh Ngọc với nét đẹp ngọt ngào và trong trẻo.
Lý Linh Ngọc vốn là thành viên của đoàn nhạc kịch nhưng sau đó cô đã chuyển sang đoàn ca múa nhạc Phương Đông. Cô không chỉ có vẻ ngoài xinh đẹp mà còn có giọng hát trong trẻo, ngọt ngào và nhảy rất tốt. Khi tìm được Lý Linh Ngọc, đạo diễn Dương Khiết không chỉ muốn cô vào vai Thỏ Ngọc mà còn muốn cô đảm nhận ca khúc “Thiếu nữ Thiên Trúc”.
Người đóng thế Lý Linh Ngọc trong cảnh quay ngã xuống nước.
Trong kịch bản vai công chúa Thiên Trúc có đoạn vì thất vọng, công chúa định nhảy sông tự tử. Do Lý Linh Ngọc không biết bơi nên Dương Khiết muốn tìm người đóng thế nhưng cô nhất định muốn quay cảnh này nên bà đã hỏi mọi người trong đoàn phim tình nguyện xuống nước trước để đỡ cô.
Khi đó, rất nhiều người đã xung phong nhưng Dương Khiết đã chọn 3 người ngụp dưới nước để kéo Lý Linh Ngọc lên ngay khi cô ngã xuống. Nhưng khi đạo diễn vừa hô “bắt đầu”, Lý Linh Ngọc còn chưa rơi xuống nước, 3 chàng trai trong đoàn phim đã vội vàng ngoi lên đỡ lấy cô vì sợ cô bị sặc nước. Đạo diễn Dương Khiết đã bỏ cảnh quay này và tìm người thay thế.
Năm 1984, khi Lý Linh Ngọc chuyển sang làm việc tại đoàn ca vũ nổi tiếng Đông Phương cũng là lúc cô tìm được một nửa hạnh phúc khi mới 21 tuổi.
Thế nhưng, 5 năm sau khi kết hôn, mâu thuẫn gia đình đã khiến cuộc hôn nhân của cô đổ vỡ. Đây cũng là nguyên nhân khiến Thỏ Ngọc Lý Linh Ngọc quyết tâm vực dậy tinh thần và tìm lại danh tiếng khi xưa.
Lý Linh Ngọc và con trai sống rất vui vẻ và hạnh phúc.
Khi sự nghiệp đạt tới đỉnh cao, Lý Linh Ngọc tái hôn cùng doanh nhân gốc Canada và có một người con trai. Cuộc hôn nhân không kéo dài được bao lâu lại đi tới đổ vỡ.
Sau ly hôn, Lý Linh Ngọc mở công ty văn hoá Thiên địa Hoa Ngọc và trở lại công việc ca hát của mình. Dù đã bước sang tuổi 57 nhưng nhan sắc của nàng Thỏ Ngọc năm nào vẫn vô cùng đằm thắm và ngọt ngào. Cuộc sống giàu có và viên mãn cùng với con trai ở thời điểm hiện tại luôn là niềm vui, niềm hạnh phúc của nàng mỹ nhân Tây Du Ký.
Lý Linh Ngọc trong Tây Du Ký
Dàn cast 'Tây du ký' ngày ấy - bây giờ: Người níu kéo hào quang tuổi xế chiều, người đã về miền Tây phương cực lạc
Dù bao nhiêu năm trôi qua thì 'Tây du ký' vẫn là tượng đài không thể xô ngã trong lòng nhiều thế hệ khán giả.
Cũng đã hơn ba thập kỷ kể từ thời điểm Tây du ký (1986) phát sóng những tập đầu tiên. Bộ phim gồm 2 phần, phần 1 gồm 25 tập, được sản xuất từ năm 1982 - 1988 nhưng lấy dấu mốc 1986 - năm bộ phim lên sóng làm năm sản xuất. Phần 2 gồm 16 tập, được sản xuất năm 1998 - 1999 và lên sóng năm 2000. Bộ phim đã lập kỷ lục phim truyền hình được phát lại nhiều nhất thế giới với rất nhiều lần được phát lại tại Trung Quốc, chưa tính các quốc gia khác.
Đây cũng là bộ phim gắn bó với nhiều thế hệ khán giả Việt Nam, kể từ khi được chiếu lần đầu năm 1990, bộ phim đã nhiều lần được chiếu lại ở Việt Nam trên các đài truyền hình khác nhau. Dù sau này có nhiều phiên bản khác với kỹ xảo hiện đại hơn thì Tây du ký (1986) vẫn là một tượng đài bất diệt trong lòng người hâm mộ.
Với sức ảnh hưởng của bộ phim, dàn diễn viên tham gia từ chính đến phụ đều để lại dấu ấn ít nhiều trong lòng khán giả. Mới đây, khi truyền thông Trung Quốc đưa tin 'Diêm Vương' Lưu Giang qua đời ở tuổi 95, nhiều khán giả lại bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm một thời gắn bó với chiếc tivi và bộ phim Tây du ký vào mỗi mùa hè.
Thực tế, không chỉ 'Diêm Vương' mà trong những năm qua, loạt diễn viên Tây du ký đã đi về miền Tây phương cực lạc. Một số đang an hưởng tuổi già bên con cháu, số còn lại vẫn chật vật níu kéo hào quang ở tuổi xế chiều.
Vậy cụ thể dàn diễn viên từng 'vang bóng một thời' năm ấy giờ ra sao?
Tôn Ngộ Không - Lục Tiểu Linh Đồng: níu kéo hào quang tuổi xế chiều
Theo thống kê chưa đầy đủ, có khoảng 20 phiên bản Tôn Ngộ Không khác nhau trên điện ảnh và truyền hình, tuy nhiên phiên bản Tôn Ngộ Không trong Tây du ký (1986) do Lục Tiểu Linh Đồng thủ vai vẫn là tượng đài kinh điển nhất, chưa một diễn viên nào vượt qua nổi.
Lục Tiểu Linh Đồng tên thật là Chương Kim Lai, sinh năm 1959 tại Thượng Hải. Ông sinh ra trong một gia đình có 4 đời cha truyền con nối đóng thành công vai Tôn Ngộ Không. Nhờ vai diễn để đời này, Lục Tiểu Linh Đồng đã đoạt giải Nam diễn viên xuất sắc nhất LHP Kim Ưng lần 6.
Lục Tiểu Linh Đồng không chỉ là niềm tự hào của người dân Trung Quốc mà tầm ảnh hưởng còn vươn xa nhiều nước trên thế giới. Cũng nhờ thành công quá lớn của vai diễn Tôn Ngộ Không mà nhiều năm qua Lục Tiểu Linh Đồng vẫn chưa thể thoát khỏi cái bóng của chính mình. Ông vẫn níu kéo ánh hào quang quá khứ và kiếm tiền nhờ hình tượng Tôn Ngộ Không.
Dù đã ngoài 60 tuổi nhưng Lục Tiểu Linh Đồng vẫn rất sung sức trong hoạt động nghệ thuật. Sau 4 năm ấp ủ, cuối năm 2019, truyền thông Trung Quốc đưa tin về việc dự án Tây du ký: Mỹ hầu vương thật giả đã chính thức bấm máy. Đây là bộ phim hợp tác với Paramount Pictures của Hollywood. Lục Tiểu Linh Đồng đảm nhận vai chính Tôn Ngộ Không, ngoài ra ông còn giữ vai trò cố vấn, biên kịch. Phim còn có sự tham gia của 'Trư Bát Giới' Mã Đức Hoa.
Đường Tăng - một cái tên, ba số phận
Trong số các vai diễn của Tây du ký (1986) thì Đường Tăng - một trong những vai chính phải thay diễn viên tới 3 lần. Ba diễn viên lần lượt đảm nhận vai Đường Tăng là Uông Việt, Từ Thiếu Hoa và Trì Trọng Thụy.
Mặc dù qua ba lần đổi diễn viên nhưng cả ba đều nhập vai xuất thần và có sự hài hòa, ăn khớp, để lại ấn tượng về Đường Tăng khó quên trong lòng khán giả.
Nếu như Uông Việt thể hiện một Đường Tăng nghiêm khắc, chính trực nhưng dễ mềm lòng thì Từ Thiếu Hoa với khuôn mặt điển trai thu hút yêu quái, đã khiến cả khán giả lẫn Tây Lương Nữ Quốc Vương (Châu Lâm) phải động lòng. Trì Trọng Thụy mang đến một Đường Tăng thâm trầm, dày dạn gió sương và bao dung với học trò.
Uông Việt.
Uông Việt (1955) đóng các tập 6, 9, 10 sau đó rời phim vì thời gian quay phim quá dài mà ông muốn thử sức với những vai diễn khác. Tuy nhiên vai Đường Tăng vẫn là vai diễn nổi bật nhất trong sự nghiệp của ông. Hiện ông đang công tác tại Học viện quốc gia nghệ thuật sân khấu Trung Quốc.
Từ Thiếu Hoa.
Từ Thiếu Hoa có lẽ là 'Đường Tăng' vất vả nhất trong 3 người khi vẫn phải đi biểu diễn khắp nơi với hình tượng gắn bó cùng tên tuổi của mình.
Từ Thiếu Hoa (1958) xuất hiện ở các tập 4, 5, 7, 8, 11, 12, 14, 15, 16. Ông gắn bó với đoàn phim được hơn 2 năm thì cũng nói lời tạm biệt để thi đại học. Hiện tại ông là Phó Viện trưởng Viện Kịch nói tỉnh Sơn Đông, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kịch sân khấu tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc). Ông kết hôn với diễn viên Dương Côn và có với nhau một cô con gái. Hiện nay Từ Thiếu Hoa vẫn thường xuyên đi biểu diễn khắp nơi với hình tượng Đường Tăng.
Trì Trọng Thụy (1952) có lẽ là 'Đường Tăng' có cuộc sống viên mãn nhất ngoài đời trong số 3 người. Hiện nay ông là hội viên Hiệp hội Nghệ thuật gia phim truyền hình Trung Quốc, cố vấn Hiệp hội nghệ thuật diễn xuất Ma Cao, Phó Viện trưởng Viện Bảo tàng Tử Đàn, Tổng Giám đốc một công ty sản xuất đồ gia dụng ở Hongkong. Ngoài vai diễn nổi tiếng, ông còn gây chú ý vì cuộc hôn nhân với nữ đại Trần Lệ Hoa, giàu có thứ 2 ở Trung Quốc và hơn ông 11 tuổi.
Trì Trọng Thụy là 'Đường Tăng' số hưởng nhất với cuộc sống giàu có viên mãn bên vợ đại gia.
Trư Bát Giới - Mã Đức Hoa: 'mãi bên nhau bạn nhớ' cùng Tôn Ngộ Không
Nhân vật Trư Bát Giới do diễn viên Mã Đức Hoa (1945) thủ vai. Đây là vai diễn đầu tiên trong sự nghiệp diễn xuất của ông và đã đưa ông trở thành ngôi sao lớn. Sau Tây du ký, Mã Đức Hoa cũng tham gia một số bộ phim khác nhưng cũng không vượt qua được cái bóng của vai Trư Bát Giới.
Ngoài phim ảnh, ông còn theo đuổi ngành hát kịch biểu diễn. Mặc dù đã hơn 74 tuổi nhưng ông vẫn được ưu ái mời vào vai Trư Bát Giới trong bộ phim Tây du ký: Mỹ hầu vương thật giả cùng với bạn diễn thân thiết Lục Tiểu Linh Đồng của mình.
Trư Bát Giới vẫn đồng hành với Tôn Ngộ Không.
'Sa Tăng' Diêm Hoài Lễ bỏ lại các thầy trò để một mình về miền Tây phương cực lạc
Diêm Hoài Lễ (1936 - 2009) thủ vai Sa Tăng ở tuổi 50 và là người nhiều tuổi nhất trong số các thầy trò. Ông là nghệ sĩ nhân dân của Trung Quốc. Ngoài diễn viên, ông còn giảng dạy về diễn xuất trong nhiều năm. Năm 2009, ông qua đời ở tuổi 73 do tuổi cao sức yếu và bệnh tật.
Nếu như vai Đường Tăng cần tới 3 diễn viên đảm nhiệm thì cũng có những diễn viên phải đảm nhận những vai diễn khác nhau, do sự thiếu hụt về kinh phí và nhân lực. Đa số khán giả nhớ đến Diêm Hoài Lễ với vai Sa Tăng nhưng thực ra trong Tây du ký, ông còn 'cân' thêm 9 vai khác là Thái Thượng lão quân, Ngưu Ma Vương, Tây Hải Long Vương, Mắt ngàn dặm; và những nhân vật quần chúng như hòa thượng, ông già, đại tướng Cuốn Bộ...
'Sa Tăng' đã sớm bỏ 'sư phụ' và các các anh em để ra đi.
Bạch Long Mã: lăn xả hết mình vì vai diễn nhưng không ai nhắc nhớ đến
Trong khi đa số các diễn viên trong phim đều có được danh tiếng sau thành công vang dội của phim thì có một 'diễn viên' đặc biệt lại phải chịu một cái kết đau buồn và không được ai nhớ đến, đó chính là chú ngựa trắng trong vai Bạch Long Mã. Chú ngựa này đã cùng đoàn làm phim bôn ba khắp các vùng của Trung Quốc trên hành trình 'đi thỉnh kinh' suốt 5 năm trời.
Ban đầu đoàn làm phim không tìm được ngựa trắng nên đã phải dùng một chú ngựa nâu sơn trắng để quay phim. Cuối cùng, đoàn làm phim đã gặp được chú ngựa trắng từng phục vụ trong quân đội nhưng đã được cho 'về vườn', đó chính là chú ngựa trong vai Bạch Long Mã đã đồng hành cùng bốn thầy trò Đường Tăng.
Bạch Long Mã thời còn trẻ và 'đẹp trai'.
Các thầy trò Đường Tăng phải chịu bao nhiêu kiếp nạn thì Bạch Long Mã cũng vất vả, khổ cực bấy nhiêu, thậm chí suýt mất mạng vài lần. Bạch Long Mã từng bị trượt chân ngã xuống suối khi quay cảnh thầy trò Đường Tăng dắt ngựa đi trên đỉnh một thác nước. Đây là cảnh quay hết sức nguy hiểm vì thời kỳ đó dụng cụ bảo hộ vẫn còn rất thô sơ.
Chú ngựa đã giẫm phải một hòn đá trơn trượt, ngã xuống vách đá và bị dòng nướt xiết cuốn đi. May mắn là sau đó Bạch Long Mã đã được một người địa phương cứu giúp.
Chú ngựa nhiều lần gặp tai nạn suýt mất mạng.
Sau khi bộ phim quay xong, Bạch Long Mã được để lại Vô Tích và rơi vào tay một tên chủ gánh xiếc. Vì mang danh 'Bạch Long Mã Tây Du Ký' nên chú ngựa tội nghiệp đã phải đi biểu diễn khắp nơi, bị vắt sức lao động đến kiệt sức để mang về bộn tiền cho chủ, nhưng lại bị đối xử tàn tệ.
Khi già yếu, Bạch Long Mã bị chủ vứt bỏ, nhốt lại trong một lò nung cũ. Bộ lông Bạch Mã trắng phau ngày nào đã trở nên bẩn thỉu, nhem nhuốc. Chú ngựa già thường xuyên bị bỏ đói giữa một đoàn ngựa trẻ cao to, khỏe mạnh hơn. Cuối cùng Bạch Long Mã chết vì già nua, gầy guộc và đói khát.
Từng rong ruổi với đoàn phim suốt 5 năm nhưng cuối cùng chú ngựa bị bỏ lại và có kết cục đau buồn.
Chính đạo diễn Dương Khiết cũng nhiều lần thấy cắn rứt vì mình đã quá tàn nhẫn với chú ngựa. Bạch Long Mã đã vất vả lao động khi đi theo đoàn phim nhưng sau đó bị bỏ lại và chịu kết cục bi thảm.
Dàn diễn viên phụ: người rủ nhau về miền Tây phương cực lạc, người đi sang những ngã rẽ khác
Tây du ký bấm máy từ năm 1982, ngoại trừ 4 thầy trò Đường Tăng là những diễn viên mới, chưa có mấy tiếng tăm vào thời điểm đó thì nhiều diễn viên phụ là những nghệ sĩ kỳ cựu. Trong dàn diễn viên phụ, có những diễn viên đã về miền Tây phương cực lạc do tuổi già hoặc bệnh hiểm nghèo.
Đạo diễn Dương Khiết trên phim trường.
Trong số những người đã ra đi, có cả đạo diễn Dương Khiết. Bà đã theo đoàn làm phim suốt 6 năm trong điều kiện thiếu thốn, vất vả cả về kinh tế lẫn kỹ thuật. Rất nhiều lần bà đã thể hiện sự tiếc nuối trên truyền thông về những cảnh kỹ xảo chưa được như ý. Bà vẫn mong mình có thể làm tốt hơn. Nữ đạo diễn qua đời năm 2017 ở tuổi 88. Đông đảo dàn diễn viên đã tề tựu trong tang lễ của bà.
Hình tượng Quan Âm Bồ Tát kinh điển nhất.
Vai Quan Âm Bồ Tát do diễn viên Tả Đại Phân (1943) đảm nhiệm là một trong những vai để lại dấu ấn đậm sâu trong lòng khán giả. Bà đến với vai diễn này nhờ mối quan hệ thân thiết với Chủ tịch Mao Trạch Đông. Đạo diễn Dương Khiết rất hài lòng khi lựa chọn bà vào vai diễn này.
Quan Âm Bồ Tát đòi hỏi người diễn viên phải có khuôn mặt phúc hậu, có 'Phật tính', trang nghiêm, điềm đạm, từ bi hỉ xả. Tả Đại Phân đã gặp những tình huống 'dở khóc dở cười' khi khán giả bái lạy mình ngoài đời. Thậm chí có người còn dùng ảnh bà để thờ cúng. Đây cũng là vai diễn duy nhất của bà trên phim truyền hình. Bà muốn giữ trọn vẹn hình tượng Quan Âm Bồ Tát trong lòng khán giả.
Tả Đại Phân gắn bó với đoàn kịch tỉnh Hồ Nam cho đến khi giải nghệ, nghỉ hưu và an hưởng cuộc sống điền viên cùng họ hàng.
Tả Đại Phân thời trẻ.
Khi về già bà vẫn giữ được nét đẹp phúc hậu và có cuộc sống bình yên.
Nghệ sĩ Vương Phu Đường.
Nghệ sĩ nổi tiếng Vương Phu Đường (1932), người thủ vai Ngưu Ma Vương đã mất năm 2005 ở tuổi 73. Trước đó, tuy là diễn viên hạng A nhưng ông không mặn mà với diễn xuất mà chủ yếu xuất hiện với vai trò đạo diễn và nhà hoạt động xã hội.
Diễn viên Vương Phụng Hà (1955), trong vai Bà La Sát - vợ Ngưu Ma Vương cũng sớm ra đi năm 1993, ở tuổi 38 sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh ung thư vú.
Diễn viên Triệu Hân Bồi (1977) trong vai Hồng Hài Nhi - con trai Ngưu Ma Vương và Bà La Sát khi mới 7 tuổi nhưng sau đó anh không theo đuổi nghiệp diễn. Hiện anh đang làm CEO một công ty lớn ở Trung Quốc.
Trong số những diễn viên rẽ hướng sang kinh doanh còn phải kể đến Khâu Bội Trữ trong vai Hằng Nga, nhan sắc đã khiến Trư Bát Giới điên đảo một thời. Hiện nay bà đã ngoài 60 tuổi, bà đã giải nghệ và đang sống tại Mỹ cùng chồng con với một cơ ngơi đồ sộ từ sự nghiệp kinh doanh thành đạt.
Tây Lương Nữ Quốc Vương.
Mối tình ngang trái khi phải lòng Đường Tăng.
Hình ảnh hiếm hoi của bà ngoài đời.
Mặc dù chỉ đóng vai phụ nhưng Chu Lâm (vai Tây Lương Nữ Quốc Vương) đã gây ấn tượng sâu đậm với khán giả nhờ vẻ xinh đẹp, diễn xuất nhập tâm và mối tình ngang trái với Đường Tăng. Chu Lâm và Từ Thiếu Hoa diễn xuất ăn ý đến nỗi cả hai vướng vào tin đồn 'phim giả tình thật'. Sau bộ phim, Chu Lâm lui về ở ẩn và rất hiếm thông tin về bà trên truyền thông.
Vai Na Tra được giao cho nữ diễn viên Ngải Kim Mai (1957). Bà vốn là diễn viên sân khấu, thỉnh thoảng mới lấn sân sang truyền hình. Bà đã có một sự nghiệp đáng mơ ước với nhiều giải thưởng danh giá.
Phật Tổ Như Lai do diễn viên Chu Quảng Long (1939) đảm nhiệm cũng để lại dấu ấn với tướng mạo, thần thái thần tiên của mình. Hiện tại ông đã nghỉ hưu và thỉnh thoảng vẫn giảng dạy tại các trường nghệ thuật hoặc tham gia một số vai nhỏ trong các bộ phim truyền hình.
'Bạch Cốt Tinh' Dương Xuân Hà nay đã ở tuổi thất thập cổ lai hi và đang an hưởng tuổi già bên gia đình tứ đại đồng đường.
Diễn viên Thiết Ngưu (1922) trong vai Phật Di Lặc đã qua đời năm 2015 ở tuổi 93.
Diễn viên Vạn Phức Hương trong vai Vương Mẫu nương nương cũng đã mất năm 1994 vì bệnh ung thư.
'Độc Giác Quỷ Vương' Hàn Thiện Tục và 'Trấn Nguyên Đại Tiên' Ngô Quế Linh đã qua đời năm 2016.
Diêm Vương mới qua đời gần đây.
Mới đây, diễn viên Lưu Giang trong vai Diêm Vương đã qua đời ngày 1/5 ở tuổi 96.
Trư Bát Giới trong lịch sử Tây Du Ký: Đỉnh nhất vẫn là Mã Đức Hoa! Thành công của Tây Du Ký 1986 đã mang hình ảnh bốn thầy trò Đường Tăng đi sâu vào ký ức của các thế hệ. Qua nhiều tác phẩm và cải biên, hình tượng Trư Bát Giới ngày càng được trau chuốt. Phiên bản năm 1986 luôn là phiên bản kinh điển nhất và để lại dấu ấn sâu sắc với mọi thế...