Thợ nail Việt ở California vui mừng ngày tái mở cửa
Ngay khi Christina Dinh mở cửa lại tiệm nail, khách hàng với những bộ móng tay trầy xước ùa tới, ngồi vào ghế được xếp cách xa nhau.
Tuy nhiên, đầu tiên, Dinh, 22 tuổi, phải đo thân nhiệt của họ. Bên trong tiệm Captivate Nail & Spa chật hẹp ở thành phố Fullerton, bang California, Mỹ, cô yêu cầu từng khách ký vào tờ khai y tế về nguy cơ nhiễm Covid-19, liệt kê những dấu hiệu đáng ngờ về sức khỏe, đồng thời cam kết không khởi kiện tiệm nếu nhiễm nCoV. Dinh sau đó đề nghị mọi người rửa tay.
Đằng sau Dinh, mẹ cô, bà chủ Crystal Trang Luong, đang chăm sóc móng chân cho một nữ kế toán viên trẻ, người rất biết ơn các thợ nail vì đã giúp cô có thể khoe móng chân xinh kịp thời điểm diện những đôi sandal mùa hè.
Bà chủ Crystal Trang Luong làm móng chân cho khách tại tiệm Captivate Nail & Spa ở thành phố Fullerton, bang California hôm 19/6. Ảnh: LA Times
Đó là hôm 19/6, ngày đầu tiên các tiệm nail ở bang California được phép tái mở sau gần 100 ngày ngừng hoạt động tránh Covid-19. Nhiều cửa tiệm trang bị tấm che mặt, bao chân, tấm chắn trên bàn, sắp xếp bàn ghế sao cho đảm bảo cả thợ nail lẫn khách hàng an toàn theo hướng dẫn từ Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh của bang và liên bang.
“Khách yêu cầu như nào chúng tôi làm thế đó. Tôi không quan tâm quá nhiều tới giá cả, dù vẫn còn 3 tháng tiền nhà chưa trả và chưa có thu nhập để trả”, bà Luong, 48 tuổi, nói. “Tôi chỉ nghĩ đến an toàn. Nếu chúng tôi không đảm bảo thì làm sao tất cả chúng tôi sống sót được?”.
Chỉ 5 tháng sau khi bà Luong dùng tiền tiết kiệm và vay mượn thêm chị dâu mua lại salon trên, Covid-19 bùng phát khiến bà phải đóng cửa tiệm hôm 17/3. Mắc kẹt ở nhà, bà lo lắng theo dõi tin tức, nghe ngóng xem bao giờ ngành nail mới được mở cửa lại.
Bà rất buồn khi nghe Thống đốc Gavin Newson hồi tháng 5 phát biểu rằng lây nhiễm nCoV trong cộng đồng xuất phát từ một tiệm nail. Tháng này, nhân viên của ông Newsom đã đính chính thông tin, cam kết thúc đẩy tái mở cửa ở giai đoạn 3, khi các dịch vụ cá nhân khác được nối lại hoạt động. California có 11.000 tiệm nail, trong đó 80% thuộc sở hữu của người gốc Việt.
“Các bạn biết đó, tôi vui sướng đến ngây người. Các tiệm nail đã trở lại. Tôi không thể đợi thêm để báo với mẹ tôi tin này”, bà Joanne Bockian, 70 tuổi, người đến tiệm Captivate mỗi tháng một lần, nói.
Video đang HOT
Bà đã đặt lịch làm móng để gây bất ngờ cho người mẹ sắp 96 tuổi của mình.
“Ở đây họ rất giỏi chiều khách, cư xử nhẹ nhàng và còn giúp bà ấy đi lại giày”, Bockian nói.
Christina Dinh (phải) đo thân nhiệt cho khách tại tiệm Captivate Nail & Spa. Ảnh: LA Times
Khi Dinh đang khử trùng một ghế spa, một phụ nữ cầm quả táo xuất hiện, đề nghị làm nail. Bà này không đeo khẩu trang hay điền vào tờ khai sức khỏe vì nói rằng mình “làm việc cho chính quyền và họ không yêu cầu chúng tôi làm điều đó”.
“Tôi rất xin lỗi thưa bà, chúng tôi không thể cung cấp dịch vụ cho bà”, Dinh nói. Người phụ nữ liền rời đi, 5 phút sau quay lại với khẩu trang trên mặt.
Điện thoại của Dinh không ngừng reo, khách hàng liên tục đặt chỗ.
“Bạn gặp mọi kiểu người ở đây”, Dinh, con út của bà Luong, một sinh viên điều dưỡng, nói.
Cô từng chứng kiến mẹ mình chấp nhận làm những công việc ngắn hạn ở các tiệm nail tại Arizona và Bắc Carolina để nuôi gia đình. Bố cô là thợ cơ khí và gần đây đã đăng ký làm ca hàng ngày để kiếm thêm thu nhập. Cha mẹ cô từ Đà Lạt đến Mỹ định cư khi mới hơn 20 tuổi và quen biết nhau khi là hàng xóm ở quận Cam.
Gia đình bà Luong từng chia nhau một bánh xà bông để tắm gội, Dinh nhớ lại, “cho đến khi bố tôi giới thiệu cho họ dầu gội và dầu xả”. “Họ thậm chí không biết đó là gì”, Dinh kể. “Và bây giờ, bà ấy đang điều hành cửa hàng riêng của mình”.
Sergio Martinez, một quản lý bán hàng của Auto Zone, và vợ anh, Diana, là khách hàng thường xuyên của tiệm Captivate. Họ cũng thích sự tận tâm của các thợ nail và không khí dễ chịu ở đây.
“Chúng tôi được chào đón chân thành, như một gia đình. Chúng tôi cần đưa tiền boa nhiều hơn, suốt thời gian qua họ đã mất việc”, Martinez, 34 tuổi, nói.
Diana Martinez vui mừng khi tiệm nail cô yêu thích mở cửa lại. Ảnh: LA Times
Martinez được làm sạch móng chân, trị liệu và mát xa bằng muối biển với giá 26 USD. “Không giống như khi bạn tự làm sạch móng của mình, ở đây họ làm mọi thứ chỉn chu”, anh nói.
Kathy Ong, nhân viên làm chân cho Martinez và là một thợ nail có 5 năm kinh nghiệm, cho hay cô “đã đếm từng ngày đến khi salon mở lại vì ở nhà nghĩa là không có thu nhập”.
Một nghiên cứu mới được Liên đoàn Nail salon Lành mạnh Calfornia kết hợp với Trung tâm Lao động Đại học California tại Los Angles thực hiện cho thấy trong số hơn 700 nhân viên và chủ salon được khảo sát suốt thời gian bùng phát Covid-19, chỉ 6% chủ tiệm trả lương cho nhân viên. Hơn 90% nhân viên đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp và gần một nửa cần hỗ trợ.
Brittney Robertson, một khách hàng, bày tỏ cảm thông với hoàn cảnh của các nhân viên.
“Cả xã hội đang gặp khó khăn, đó là lý do nghề nail của các bạn được chào đón trở lại”, cô nói. Cô và Dinh vẫn giữ liên lạc khi chờ đợi tiệm nail mở cửa.
“Chúng tôi liên tục nhắn tin trên Instgram của họ: ‘Còn bao nhiêu ngày nữa?’”, Robertson, 29 tuổi, kể. “Khi bạn đã quý mến họ, bạn sẽ không muốn đi tiệm khác nữa”.
Thành phố Mỹ áp lệnh giới nghiêm vì biểu tình
Thị trưởng Minneapolis áp lệnh giới nghiêm với thành phố, sau ba ngày biểu tình bạo lực vì người đàn ông da màu chết khi bị cảnh sát bắt.
Thị trưởng Jacob Frey yêu cầu toàn bộ dân thành phố Minneapolis, bang Minesota, không ra đường hàng ngày kể từ 20h tới 6h sáng hôm sau, lệnh giới nghiêm kéo dài cho đến 31/5. Lực lượng thực thi pháp luật, nhân viên cứu hỏa và y tế, binh sĩ Vệ binh Quốc gia được triển khai để giữ trật tự được miễn trừ.
Trong thời gian giới nghiêm, dân chúng không được ra ngoài hoặc tụ họp ở nơi công cộng. Những người vi phạm có thể lĩnh án tù 90 ngày và phải nộp phạt 1.000 USD, theo thông cáo của chính quyền thành phố.
Minneapolis ban hành lệnh giới nghiêm cùng ngày cơ quan chức năng bắt Derek Chauvin, cựu sĩ quan cảnh sát gây ra cái chết cho George Floyd, người đàn ông da màu 46 tuổi. Chauvin bị truy tố tội giết người cấp độ ba, vô tình gây ra cái chết cho người khác, và tội ngộ sát do bất cẩn. Ba cựu sĩ quan cảnh sát khác đang bị điều tra và có thể bị truy tố.
Một người biểu tình tỏ thái độ phản đối trước mặt binh sĩ Vệ binh Quốc gia gác trên đường phố Minneapolis, bang Minnesota, Mỹ, ngày 29/5. Ảnh: Reuters.
Floyd bị bốn cảnh sát khống chế hôm 25/5 do cáo buộc liên quan đến một vụ tiêu thụ tiền giả. Chauvin ghì chặt đầu gối lên gáy Floyd trong vài phút, trong khi người đàn ông liên tục cầu xin và nói "tôi không thể thở nổi". Floyd sau đó chết tại bệnh viện.
Các cuộc biểu tình đòi công lý cho Floyd bùng phát thành bạo lực tối 27/5. Những người biểu tình trở nên quá khích, ném pháo sáng và đồ vật vào cảnh sát, xông vào đốt phá đồn cảnh sát và cướp bóc các cửa hàng.
Vệ binh Quốc gia Mỹ triển khai 500 binh sĩ tới hai thành phố của bang Minnesota là Minneapolis và Saint Paul để hỗ trợ lực lượng chức năng theo đề nghị của Thống đốc Tim Walz.
Bộ Tư pháp và Cục Điều tra Liên bang (FBI) Mỹ cho biết đang điều tra quyết liệt về cái chết của Floyd. Các cuộc biểu tình đòi công lý cho Floyd gợi lên ký ức về các cuộc bạo loạn ở Ferguson, bang Missouri, năm 2014, sau khi một sĩ quan cảnh sát bắn chết một thanh niên người Mỹ gốc Phi bị nghi ngờ là cướp.
Ông chủ hơn 800 tiệm nail Việt ở Mỹ tìm cách tái mở cửa Charlie Tôn Quý, người sở hữu 825 tiệm nail ở Mỹ, áp dụng các biện pháp phòng dịch và tài chính để khôi phục kinh doanh trong Covid-19. "Trong hệ thống Regal Nails của tôi, gần 280 tiệm đã mở cửa trở lại, sau thời gian nghỉ do dịch", ông Quý nói với VnExpress. Các tiệm nail của Regal Nails hoạt động theo...