Thợ lặn giăng cờ Trung Quốc ở xác tàu chiến Nhật dưới đáy biển
Một lá cờ Trung Quốc được các thợ lặn không rõ danh tính giăng trước xác tàu chiến Nhật Bản dưới đáy Thái Bình Dương, làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước.
Quốc kỳ Trung Quốc được một nhóm người không rõ danh tính cột vào xác tàu chiến Iro dưới đáy Thái Bình Dương. Ảnh: SCMP
Theo SCMP, lá cờ được các thợ lặn phát hiện hôm 21/3, ở lan can của Iro, con tàu chở dầu của Hải quân Đế quốc Nhật Bản bị chìm vào năm 1944 ở quốc đảo Palau.
Theo các nhà điều hành hoạt động lặn ở địa phương, xác tàu là một trong những điểm tham quan được nhiều người ưa thích nhất vì chỉ cách bến cảng chính 15 phút đi thuyền. Tuy nhiên, những người lặn biển được cảnh báo không chạm vào xác tàu vì nó vẫn còn lưu trữ một số vũ khí chưa phát nổ.
Iro bị trúng ngư lôi của tàu ngầm Mỹ USS Tunny khi đang đi từ Philippines đến Palau và được neo tại đảo Urukthapel. Ngày 31/3/1944, Iro và tàu chị em là Sata tiếp tục bị trúng bom Mỹ và chìm ngay tại chỗ.
Iro hiện đứng thẳng trên đáy biển, cao 40 m, với một khẩu súng lớn vẫn còn chĩa lên ở phía trên tàu.
Video đang HOT
Hiromichi Moteki, một giáo viên nghỉ hưu và hiện là tổng thư ký của một hiệp hội lịch sử cánh hữu Nhật Bản, chỉ trích việc giăng cờ Trung Quốc trước con tàu là hành động “khiêu khích và thiếu suy nghĩ”. Tuy nhiên, ông không ngạc nhiên về điều này.
“Tất nhiên tôi rất tức giận nhưng tôi hoàn toàn không ngạc nhiên”, Moteki nói. “Người Trung Quốc nghĩ họ có thể làm bất cứ điều gì và điều này cũng không ngoại lệ. Họ liên tục thực hiện những hành động khiêu khích nhưng tôi hy vọng rằng lá cờ đã được gỡ bỏ”.
Danh tính của những thợ lặn giăng lá cờ ở Iro hiện chưa rõ. Trong khi một số ý kiến ca ngợi đây là “hành động yêu nước”, nó cũng vấp phải sự chỉ trích gay gắt từ nhiều người dùng Internet Trung Quốc.
“Thể hiện cái gọi là lòng tự hào dân tộc của họ bằng cách đến một danh thắng và phá hoại hình ảnh Trung Quốc, tôi chỉ có thể nói rằng họ là những đồng hương thua cuộc của chúng ta”, một người viết trên Weibo.
Vị trí quốc đảo Palau. Đồ họa: SCMP
Hành động nhạy cảm trên được cho là có tính toán. Các quan chức từ Bộ Y tế và Phúc lợi Nhật Bản gần đây đến Palau để xúc tiến một cuộc tìm kiếm mới hài cốt binh lính Nhật thiệt mạng trên đảo Peleliu.
Trước đó, hàng trăm bộ hài cốt đã được tìm thấy. Nhiều bộ bị chôn vùi trong các hang động sau khi binh sĩ bị quân đội Mỹ chôn sống bằng xe ủi đất. Khoảng 2.600 quân nhân vẫn được xếp vào diện mất tích.
Giữa tháng sau, nhà vua và hoàng hậu Nhật Bản cũng dự kiến có chuyến thăm cấp nhà nước đến Palau nhân kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II. Họ sẽ đến viếng các đài tưởng niệm binh sĩ của hai nước thiệt mạng trên quốc đảo.
Anh Ngọc
Theo VNE
Reuters: Mỹ hết cách gia tăng trừng phạt lên Nga
Một châu Âu bất mãn và một Ukraine ngày càng bất ổn đã khiến Mỹ bất lực trong việc gia tăng trừng phạt lên Nga.
Một châu Âu bất mãn và một Ukraine ngày càng bất ổn đã khiến Mỹ bất lực trong việc gia tăng trừng phạt lên Nga.
Mỹ sẽ tìm cách gia tăng các biện pháp trừng phạt nhằm vào mảng năng lượng của Nga, nhưng nếu tính tới một số yếu tố khách quan, không gian để Mỹ thi triển lệnh trừng phạt là có giới hạn.
Mỹ gặp khó khăn trong việc tăng cường các biện pháp trừng phạt chống Nga.
Theo Reuters, Mỹ có thể đưa ra các lệnh trừng phạt đánh vào nền công nghiệp xuất khẩu dầu của Nga, giống cách mà họ áp dụng với Iran, nhưng trong trường hợp này, Nga có thể đáp trả bằng việc cắt nguồn cung khí đốt cho châu Âu, nơi phụ thuộc rất nhiều vào họ.
Các đồng minh châu Âu của Mỹ thường khá thận trọng trước những hành động có thể dẫn tới kết cục không mong muốn, nhất là khi liên quan đến việc cung cấp khí đốt, Reuters cho hay.
Mỹ có thể áp đặt lệnh trừng phạt nhằm vào việc khai thác dầu đá phiến của Nga, nhưng trong thời gian ngắn, điều đó sẽ không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào tới nền kinh tế Nga, hãng tin cho biết.
Theo quan điểm của Andrew Weiss, một chuyên gia về Nga từng làm việc trong chính quyền của Tổng thống Mỹ, tình hình nội bộ của Ukraine cũng gây ảnh hưởng đến việc Mỹ đưa ra các quyết sách thắt chặt trừng phạt.
"Những công cụ này (các lệnh trừng phạt) có thể sẽ làm tổn hại đến Nga, nhưng sự bất ổn quá lớn trong nội bộ Ukraine đã cản trở khả năng đạt được mục đích của phương Tây", Andrew Weiss cho biết.
Nguyễn Trung (theo RIA)
Theo_Kiến Thức
Thế giằng co giữa các nước lớn trên Biển Đông Mỹ và Trung Quốc đều coi việc tạo dựng vai trò chủ đạo và kiểm soát tuyến hàng hải trên Biển Đông là lợi ích cốt lõi. Trong khi, Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á khác cũng muốn có vai trò quan trọng hơn tại đây. Đối với Trung Quốc, khả năng kiểm soát Biển Đông có ý nghĩa thể...