Thổ làm quá, Nga có thể phá hủy Lá chắn Euphrates?
Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng tiến sâu vào lãnh thổ Syria, khiến Damascus hết sức bực bội và tuyên bố sẽ không để yên cho hành động xâm lược này.
Syria tuyên bố cứng rắn với Thổ Nhĩ Kỳ
Ngày 22/10, ban lãnh đạo quân đội Syria (SAR) tuyên bố, việc Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân vào sâu trong lãnh thổ Syria là một hành động xâm lược trắng trợn đối với một Nhà nước có chủ quyền, chà đạp lên luật pháp quốc tế.
Trong tuyên bố của bộ chỉ huy quân đội SAR nói rằng, đây là hành động không thể chấp nhận được và quân đội Syria sẽ chiến đấu chống lại sự xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ bằng mọi cách, bằng tất cả các phương tiện sẵn có.
Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh đại diện của phong trào du kích người Kurd Syria (tức “Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd” – YPG) thông báo rằng, có khoảng 20 chiếc xe tăng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến quân để che dấu cuộc tấn công của các nhóm cực đoan ở làng Tall Rifaat ở Aleppo.
Trước đó, các chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ đêm 19/10 không kích vào vị trí của Các lực lượng Dân chủ Syria (SDF), do người Kurd dẫn đầu, ở ba làng phía bắc thành phố Aleppo, đặc biệt là ở ở Hassadzhek – nơi SDF đã giành lại từ các tay súng khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố diệt từ 160 đến 200 tay súng YPG trong khi Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria cho biết, phe người Kurd chỉ tổn thất 15 người, còn lại chủ yếu là thường dân Syria.
Mỹ phủ nhận có liên quan tới các hành động của đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby ngày 20/10 nói rằng, Mỹ không tham gia đợt không kích của Thổ Nhĩ Kỳ và kêu gọi các bên trên bộ tránh hoạt động không phối hợp” vì chúng chỉ có lợi cho IS.
Bình luận về cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ ở Aleppo, Tư lệnh quân đội Syria cáo buộc Ankara phải chịu trách nhiệm về cái chết của 150 thường dân trong các cuộc không kích này và gọi đây là “diễn biến nguy hiểm khiến tình hình leo thang xung đột”.
Tình hình Syria càng ngày càng phức tạp với sự can dự của các cường quốc trong và ngoài khu vực
Bộ Quốc phòng Syria tuyên bố: “Những hành động vô trách nhiệm sẽ tạo ra hậu quả thảm khốc, đe dọa an ninh và ổn định khu vực” và cảnh cáo, “chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ nỗ lực xâm phạm không phận Syria lần nữa sẽ bị bắn hạ bằng mọi biện pháp có thể”.
Liên kết lỏng lẻo Nga-Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria
Video đang HOT
Trong môt cuôc phong vân, Phó Giám đốc Viện phat triên tư tưởng hiện đại cua Nga, nhà khoa học chính trị Igor Shatrov nhận định rằng, sau cuộc đảo chính hồi tháng 7 vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm kiếm nhưng đối tác chính trị mới.
Cuộc đảo chính bât thanh và phản ứng cua các đồng minh đa giup Ankara nhận biết được đâu là bạn và đâu là thù. Vao thơi điêm phương Tây hỗ trợ và che chắn cho nhóm đảo chính, Nga đã giư một lập trường có tính xây dựng và ung hô Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.
Vào thời điểm đó, các chuyên gia nhận định rằng Moscow, Tehran và Ankara co thê thanh lâp một liên minh ơ Syria. Trong tinh hinh hiên nay Erdogan sẵn sàng tim ra bất kỳ “sự thỏa hiệp” nào để không còn lại một mình trong lò lửa ở khu vưc Trung Đông.
Đây la lý do tại sao một liên minh như vậy co thê đươc thanh lâp, va se tôn tai ít nhất trong thời gian ngăn. Nhưng mối quan hệ này liệu có bền vững, co thê tồn tại trong thời gian bao lâu, trong bối cảnh các bên đều có những quan điểm khác nhau về Syria?
Chuyên gia Shatrov cho rằng, mâu thuẫn chủ yếu giữa bộ 3 này là về tương lai của ông Assad. Từ trước đến nay, Ankara luôn có một quan điểm khác biệt về tình hình ở Syria. Trong khi Nga và Iran ủng hộ Tổng thống Assad thì Erdogan luôn khẳng định, nha lãnh đạo Syria phai từ chức.
Để giữ vững liên kết với Nga, Erdogan phải xac đinh đâu là các muc tiêu quan trọng hơn: Vấn đề người Kurd hay lâp trương co tinh nguyên tắc vê Assad, lan song phản đối trong nươc hoặc phe phai Fethullah Gulen nhân đươc sư hỗ trợ của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, hành động của Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian gần đây không khỏi khiến Nga và Iran lo ngại.
Chiến dịch “ Lá chắn Euphrates” của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria bắt đầu từ ngày 24/8. Chính quyền Erdogan tuyên bố rằng, mục tiêu của các hoạt động này là nhằm mục đích xóa sổ các nhóm khủng bố trên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và “duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria”.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích đã chỉ rõ, thực sự là Ankara chỉ muốn diệt mầm họa là lực lượng dân quân người Kurd ở Syria (YPG) mà họ coi là đồng minh với đảng Công nhân người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ (PKK), bị Ankara liệt vào danh sách khủng bố.
Nga làm ngơ nhưng có thể phá hủy “Lá chắn Euphrates” bất cứ lúc nào
Phát biểu tại phiên họp Đại hội đồng Liên hiệp quốc lần thứ 71 ở New York hồi cuối tháng 9 vừa qua, Tông thông Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã tái khẳng định quan điêm cua minh vê tình hình Syria.
Ông Erdogan đặc biệt nhấn mạnh, Thổ Nhĩ Kỳ co ý định tiếp tục chiên dich “Lá chắn Euphrates” trên lãnh thổ Syria và khẳng định, nếu Bashar al-Assad vẫn duy trì quyền lực, viêc giải quyết cuộc xung đột Syria và thiết lập hòa bình tại đất nước này la môt nhiêm vu bât kha thi.
Nha phân tích chính trị của Syria gốc Thổ Nhĩ Kỳ, Giáo sư trương Đại học Damascus là ông Mehmet Yuva đã bình luận về quan điểm Thổ Nhĩ Kỳ và đưa ra lời cảnh báo đối với chính quyền Erdogan.
Quân lính Thổ Nhĩ Kỳ trên đường biên giới với Syria
“Rõ ràng là Thổ Nhĩ Kỳ muôn đóng một vai trò quan trọng trong qua trinh quyết định tương lai chính trị của Syria. Hoặc ít nhất đảm bảo cho các nhóm đối lập Syria nhân hỗ trợ tư Thô Nhi Ky tham gia vào quá trình này” – ông Mehmet Yuva phân tích.
Theo Thổ Nhĩ Kỳ, điều này là vấn đề đương nhiên. Ankara muốn một mặt, tạo ra một khu vực an ninh dọc đương biên giới giữa hai nước và ngăn chặn ý đồ thống nhất lãnh thổ của người Kurd, mặt khác, muôn xóa sạch các ổ nhóm IS ở khu vực biên giới giữa hai nước.
Nhưng nếu Erdogan muốn thực hiện điều này thi trươc hêt phai thiết lập đối thoại với chính phủ Assad và cac nước có liên quan. Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn cự tuyệt tiếp xúc với ông Assad và cương quyết đòi ông phải ra đi, đồng thời tiếp tục đánh sâu vào lãnh thổ Syria.
Rõ ràng là nhưng hanh đông này của Ankara khiên không chỉ Damascus mà cả Moscow và Tehran cùng với các nước khac trong khu vực phai lo ngai, bởi Nga và Iran đa dư kiên là Thổ Nhĩ Kỳ se hành động tich cưc hơn để lập kênh liên lạc trực tiếp với Syria.
Chuyên gia Mehmet Yuva cảnh báo, trong bôi canh này, Erdogan không nên quên rằng, Thô Nhi Ky co thê hiên diên tại Syria trước hết bơi vi Nga đa nhân nhượng, không cản trở chiên dich “Lá chắn Euphrates”, chứ không phải là Ankara có sức mạnh buộc Moscow phải chùn tay.
Theo Huy Bình
Đất Việt
20 xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ tràn vào biên giới Syria
Hiện có khoảng 20 xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ tràn vào biên giới Syria với mục đích tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Damacus gọi động thái này là "xâm phạm trắng trợn chủ quyền".
Theo Reuters, nhân chứng cho biết ít nhất chín xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến vào phía bắc Syria vào sáng 25-8 (giờ địa phương). Hãng tin AFP và kênh truyền hình Haberturk cũng ghi nhận thêm nhiều xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ và các thiết bị quân sự đã tiến vào Syria.
Một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận hiện có khoảng 20 xe tăng của nước này hiện diện bên trong lãnh thổ Syria và nói thêm sẽ điều thêm xe tăng và các thiết bị quân sự khác nếu cần.
Reuters cho hay tiếng súng nổ có thể được nghe thấy từ Jarablus và các đám khói đen được nhìn thấy bốc thấy tại thị trấn này.
Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ tràn vào biên giới Syria. Ảnh: RT
Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình NTV (Thổ Nhĩ Kỳ), Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Fikri Isik cho biết các phiến quân Syria do Ankara hậu thuẫn đang "quét sạch" các phiến quân IS ở Jarablus. Các phiến quân Syria cũng đang ngăn chặn lực lượng người Kurd chiếm giữ biên giới phía nam.
Giới chức Thổ Nhĩ kỳ tuyên bố họ có quyền can thiệp quân sự ở Syria nếu các chiến binh người Kurd tràn qua bờ tây của sông Euphrates, AFP nói.
Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến vào lãnh thổ Syria nhằm mục đích tiêu diệt IS và các chiến binh người Kurd gần thị trấn Jarablus hôm 24-8. Thị trấn này đang bị IS kiểm soát từ tháng 7-2013.
Ankara cho biết mục đích giải phóng Jarablus nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công xuyên biên giới, trong khi lực lượng người Kurd cảnh báo binh sĩ Thổ sẽ kết thúc trong vũng lầy.
Tham gia chiến dịch quân sự lần này còn có sự yểm trợ của lực lượng không quân Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các chiến đấu cơ A-10S và F-16 từ liên quân chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu.
Theo chuyên gia Ali Rizk phụ trách vấn đề Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm kiếm hai mục tiêu trong chiến dịch can thiệp quân sự ở Syria. Đó là tiêu diệt mối đe dọa từ IS và ngăn chặn người Kurd hình thành biên giới của lực lượng này ở phía nam.
"Chắc chắn đây không chỉ là vì IS, còn là vì người Kurd. Có thể là Đảng Lao động người Kurd (PKK) hoặc Lực lượng vũ trang người Kurd (PYG)" - ông nói với RT.
Hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ bị chính quyền Damacus chỉ trích là "sự xâm phạm trắng trợn chủ quyền Syria". Damacus cho rằng việc "thay thế" các tay súng IS bằng "các tổ chức khủng bố khác được Thổ Nhĩ Kỳ trực tiếp hậu thuẫn" không thể xem đây là chiến đấu chống khủng bố.
"Những gì đang diễn ra ở Jarablus bây giờ không phải là chiến đấu chống khủng bố như Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố. Đúng hơn đây chỉ là đang thay thế một loại chủ nghĩa khủng bố khác" - một quan chức chính phủ Syria nói với hãng thông tấn SANA.
NGỌC NHƯ
Theo PLO
Sự thật đằng sau cái bắt tay của Nga-Iran để diệt IS ở Syria Việc các máy bom ném bom Nga cất cánh từ Iran tới Syria diệt khủng bố là một biểu tượng chứ không phải là một chiếc lược. Hình ảnh này nhằm biểu hiện tình đoàn kết của liên minh Nga-Iran chứ không nhắm tới mục tiêu thay đổi tình hình trên mặt đất Syria, Giáo sư chính trị Mỹ, Mark N. Katz bình...