Thợ hàng mã kiếm tiền triệu ngày cúng ông Táo
Với mức giá trên dưới 50.000 đồng/bộ, người thợ làm hàng mã mỗi ngày cắt dán được khoảng 100 sản phẩm cúng ông Công ông Táo.
Dịp Tết năm nay, cơ sở sản xuất hàng mã của anh Trần Văn Hải (Chương Mỹ, Hà Nội) đã cho ra lò hàng nghìn sản phẩm các loại, trong đó riêng đồ cúng ông Công ông Táo khoảng gần 3.000 bộ.
Anh Hải theo nghề làm vàng mã được hơn 5 năm, anh cho hay nghề này không nặng nhọc nhưng tương đối cầu kỳ và cần nhiều thời gian. “Làm đồ lễ ông Công ông Táo là dễ nhất vì không cần phải dựng khung tre như làm ngựa, làm voi”, anh Hải nói.
Để có một bộ đồ ông Công ông Táo hoàn chỉnh, gia chủ phải nhập nguyên liệu từ Sơn Tây về và tự tay cắt ghép. Trước đây thợ phải vẽ màu thủ công, song hiện đều được được in bằng bìa carton cứng.
Nhờ áp dụng máy in, hiện chỉ còn rất ít công đoạn người thợ phải trực tiếp làm bằng tay như dán, khâu…
Video đang HOT
Sau khi cắt ghép các hình khối, anh Hải dùng keo dính để cố định sản phẩm.
Mỗi ngày anh Hải làm được trên 100 sản phẩm.
Gần Tết, các sản phẩm hàng mã gồm cả đồ ông Công ông Táo bán chạy, anh Hải phải từ chối nhiều đơn đặt hàng do không còn đủ thời gian. “Kiếm được tiền triệu, nhưng cũng rất vất vả nên chỉ cố gắng vừa phải thôi”, anh nói.
Sản phẩm hàng mã phục vụ cúng ông Công ông Táo có nhiều mức giá, từ 30.000 đồng đến 50.000 đồng. Loại to và đẹp có giá khoảng 120.000 đồng.
Gia Chính
Theo VNE
Làng nặn tượng ông Táo hối hả vào mùa
Những ngày này, người làm nghề nặn tượng ông Táo ở làng Địa Linh (xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang tất bật với việc cho ra lò sản phẩm mới.
Làng Địa Linh là nơi duy nhất ở xứ Huế có 5 hộ dân theo nghề làm ông Công, ông Táo.
Đầu tháng 7, tháng 8 âm lịch, dân làng bắt đầu đi mua đất sét sạch về chuẩn bị sẵn, rồi hối hả vào mùa sản xuất hàng vạn bức tượng ông Công, ông Táo từ những ngày đầu tháng 12 âm lịch cho tới giữa tháng Chạp.
Khuôn khắc hình ông Táo được đục từ gỗ lim.
Ông Táo sau khi đúc xong sẽ được mang đi phơi nắng cho khô ráo, rồi mang vào lò nung.
Các ông Táo được xếp trong lò và nung bằng vỏ trấu.
Sau 2 ngày nung trong lò, tượng ông Táo sẽ được để nguội. Trung bình mỗi mẻ nung có hơn 2.000 bức tượng.
Sau khi nung xong, các ông Táo được ngâm vào thùng sơn, rồi mang đi phơi khô.
Trong các công đoạn sản xuất ông Táo, khâu vẽ trang trí quyết định tính thẩm mỹ của bức tượng.
Ông Võ Văn Nam, một hộ dân sản xuất ông Táo nhiều đời ở Địa Linh cho biết, mỗi năm gia đình ông sản xuất khoảng 50.000 bức tượng ông Táo, xuất đi các tỉnh; mỗi bức tượng có giá từ 500 - 1.000 đồng.
Theo tín ngưỡng, cứ đến 23 tháng Chạp hằng năm, gia đình dù khá giả hay nghèo khó đều làm lễ cúng để đưa ông Táo về trời. Dịp này, người dân thường thay bộ ba tượng ông Táo mới lên bếp.
Võ Thạnh
Theo VNE
Đồ chơi kinh dị tràn lan chợ trung thu phố cổ Các loại mặt nạ kinh dị, đao, kiếm đang được bày bán lấn át đồ chơi trung thu truyền thống tại chợ phố cổ Hàng Mã, Hà Nội Chợ đồ chơi Trung thu phố cổ Hà Nội như Hàng Mã, Lương Văn Can, Hàng Lược trong những ngày này luôn nhộn nhịp người mua, kẻ bán, người đi chơi... với đủ các mặt...