Thổ chính thức khởi động chương trình thay thế F-35
Công ty Hàng không Vũ trụ Thổ Nhĩ Kỳ (TAI) tuyên bố đang xây dựng đường hầm gió cực lớn phục vụ việc thử nghiệm khí động học với tiêm kích TF-X.
Tuyên bố của Tổng giám đốc TAI, Osman Dur cho biết, đường hầm gió họ đang tiến hành xây dựng có kích thước lớn hơn bất kỳ đường hầm nào tại châu Âu, được thiết kế phục vụ chương trình tiêm kích tàng hình nhà thầu này đang phát triển. Đường hầm được thiết kế với 3 phần thử nghiệm khác nhau dành cho máy bay cỡ lớn, nhỏ và vừa.
Hầm gió để thử nghiệm TF-X.
Những mẫu thử nghiệm được đặt trong đường hầm này sẽ được trang bị các thiết bị đo lường và cảm biến với công nghệ tối tân để đánh giá khả năng hoạt động của máy bay tương tự như khi đang bay ở môi trường thực tế bên ngoài.
“Hoàn thành việc thử nghiệm khí động học trong hầm gió, TF-X sẽ dễ dàng hơn nhiều khi thực hiện chuyến bay thực tế đầu tiên. Bởi hầm gió của chúng tôi được thiết kế với những độ khó khác nhau giống với thực tế bên ngoài”, TAI cho biết trong tuyên bố.Vị giám đốc này cho biết thêm, hiện nay việc sản xuất nguyên mẫu đầu tiên dùng cho thử nghiệm của chiến đấu cơ TF-X đã sắp hoàn thành.
Video đang HOT
“Nếu mọi chuyện diễn ra đúng như kế hoạch, năm 2023, chiếc TF-X đầu tiên của chúng tôi chính thức ra mắt”, ông này nói.
Điều đặc biệt là TAI và một số nhà thầu quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ đã tự sản xuất hầu bết các bộ phận, linh kiện của máy bay, trong đó có động cơ và tên lửa thế hệ 5 – loại vũ khí trên F-35 của Mỹ đang thiếu.
“Hãng TAI có đủ năng lực để chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình TF-X. Mặc dù những gì chúng ta được thấy ở đây là một mô hình nhưng đến năm 2023 chúng tôi sẽ cho ra mắt máy bay thực sự và đến năm 2025 nó sẽ có chuyến bay đầu tiên”, vị tổng giám đốc này tuyên bố.
Hầu hết những tính năng kỹ thuật, khả năng chiến đấu của máy bay này chưa được tiết lộ nhưng ông Osman Dur khẳng định, TF-X sẽ sở hữu một số tính năng mạnh hơn cả tiêm kích thế hệ 5 F-35. Khi chính thức được đưa vào trang bị, những tiêm kích mới này sẽ thay thế cho các máy bay F-16 do Mỹ sản xuất hiện có trong Không quân nước này.
“Chúng tôi sẽ hoàn thành các giai đoạn cần thiết càng sớm càng tốt. Không cho phép tiến độ thực hiện dự án này bị chậm lại”, giám đốc Osman Dur nhấn mạnh.
Đánh giá về TF-X, giới chuyên gia nhận định tiêm kích này sẽ sở hữu công nghệ tàng hình tương đương F-35 nhưng được mang theo SOM-J – dòng vũ khí mạnh hơn của tiêm kích thế hệ 5 của Mỹ. Bởi đây thế hệ tên lửa sẽ cho phép chiến đấu cơ khai hỏa và tấn công mục tiêu khi đang bay ngoài tầm phòng không của đối phương.
Để làm được điều này, SOM-J là mẫu tên lửa hành trình tầm xa thế hệ mới được trang bị đầu đạn nổ mảnh bán xuyên giáp nặng 140 kg, tầm bắn trên 240 km. Đây được coi là dòng tên lửa đa năng khi nó có thể tấn công cả trên đất liền lẫn trên biển. Tên lửa SOM-J nặng khoảng 455 kg.
Tên lửa SOM-J được thiết kế với khả năng tàng hình rất tốt, được ứng dụng nhiều tính năng mới như thay đổi mục tiêu trong khi bay. Độ chính xác được tăng cao nhờ đầu dò ảnh hồng ngoại, trong khi quả đạn đường dẫn đường bằng vệ tinh và khớp ảnh địa hình, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Tên lửa này có tốc độ trên 1.000 km/h.
“Việc tích hợp tên lửa SOM-J lên TF-X giúp phi công tấn công mục tiêu tầm xa, đồng thời bảo đảm khả năng tàng hình quan trọng của chiến đấu cơ này”, ông Osman Dur khẳng định.
Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ bế tắc trong xử lý tên lửa S-400
Tổng thống Mỹ gặp người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ bên lề hội nghị NATO, nhưng không tìm ra cách xử lý số tên lửa S-400 mua của Nga.
"Họ đã thảo luận về vấn đề S-400, nhưng không tìm ra giải pháp. Hai bên cam kết sẽ tiếp tục đối thoại về hệ thống phòng không này", Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói với các phóng viên hôm 17/6, hé lộ nội dung cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại trụ sở của NATO hồi đầu tuần.
Quan chức Mỹ cho biết Washington và Ankara sẽ tiếp tục đối thoại về vấn đề này.
Thành phần hệ thống S-400 chuyển cho Ankara hồi tháng 8/2019. Ảnh: Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ .
Tổng thống Erdogan trước đó tuyên bố ông vẫn không thay đổi quan điểm về hệ thống S-400, dù đã có "cuộc gặp chân thành" với Biden. "Tôi đã nói với Biden rằng phía Mỹ không nên mong đợi Thổ Nhĩ Kỳ chọn bước đi khác trong vấn đề F-35 và S-400", Erdogan nói thêm.
Ông chủ Nhà Trắng cho biết cuộc gặp với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ mang tính xây dựng và tự tin rằng Washington sẽ "đạt tiến bộ thực chất" với Ankara.
Thổ Nhĩ Kỳ đặt mua hai hệ thống tên lửa S-400 của Nga trị giá 2,5 tỷ USD vào tháng 12/2017. Nga hoàn tất bàn giao loạt vũ khí này cho Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 1/2020. Ankara tiến hành đợt bắn thử đầu tiên vào tháng 10/2020 và tuyên bố sẽ tiếp tục thử nghiệm S-400 mà "không cần xin phép Washington".
Mỹ nhiều lần phản đối hợp đồng, cho rằng S-400 không tương thích với hệ thống phòng thủ NATO và đe dọa tiêm kích tàng hình F-35. Để trừng phạt hợp đồng S-400, Washington đã gạt Ankara khỏi chương trình F-35, từ chối bàn giao 105 máy bay F-35A nước này đặt mua và loại các tập đoàn quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ khỏi dây chuyền sản xuất F-35.
Chính quyền cựu tổng thống Mỹ Donald Trump cuối năm ngoái áp lệnh cấm vận nhằm vào Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (SSB) thuộc chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ theo Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận.
Tiêm kích F-35 Israel diễn tập đối phó Iran Phi đội F-35I tới châu Âu tham gia đợt diễn tập xa lãnh thổ Israel nhất từ trước đến nay, với mục tiêu trọng tâm là đối phó Iran. 6 tiêm kích tàng hình F-35I Israel đáp xuống Italy cuối tuần trước, chuẩn bị cho đợt diễn tập Falcon Strike 2021 dài hai tuần với lực lượng Italy, Mỹ và Anh. Mục tiêu...