Thợ cắt tóc, phục vụ quán bia được hỗ trợ 1,5 triệu đồng
Thành phố sẽ hỗ trợ lao động tự do 1,5 triệu đồng mỗi người, chi trả tiền mặt dựa trên danh sách được phê duyệt.
Nội dung trên nằm trong kế hoạch hỗ trợ lao động, doanh nghiệp khó khăn vừa được UBND thành phố ban hành.
Người được hỗ trợ phải đủ 15 tuổi trở lên, cư trú hợp pháp và bị mất việc làm do tạm dừng hoạt động theo quyết định chống dịch của thành phố, từ 1/5 đến 31/12/2021; lao động tự do bị cách ly, cư trú trong khu vực bị phong tỏa theo quyết định của cấp có thẩm quyền, trừ người hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng.
Tiệm cắt tóc vỉa hè nhộn nhịp hồi cuối tháng 6 khi Hà Nội cho mở lại một số dịch vụ. Ảnh: Giang Huy
Từ ngày 30/4 đến 18/7, Hà Nội ban hành 7 văn bản chống dịch, tạm dừng nhiều hoạt động kinh doanh không thiết yếu. Các nhóm lao động tự do được hỗ trợ tương ứng nằm rải rác trong các quyết định này.
Theo đó, nhân viên quán karaoke, bar, vũ trường, game; phục vụ quán ăn, uống đường phố, trà đá, cà phê vỉa hè; người làm việc trong các cửa hàng ăn uống quanh Viện K Tân Triều và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Đông Anh) khi hai nơi này bị phong tỏa; phục vụ nhà hàng bia, quán bia, bia hơi; nhân viên nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn uống tại chỗ bị mất việc khi thành phố chỉ cho bán ăn uống mang về; nhân viên cắt tóc, gội đầu; lao động làm việc trong nhóm ngành dịch vụ không thiết yếu phải tạm dừng theo Công điện 15 hôm 18/7…
Người lao động lập hồ sơ theo mẫu gửi đến UBND cấp xã, phường nơi cư trú hợp pháp sau ngày 15 hàng tháng. Hồ sơ gồm có đơn đề nghị hỗ trợ; bản photo sổ hộ khẩu hoặc giấy xác nhận tình trạng cư trú do công an xã, phường cấp. Đơn đề nghị hỗ trợ gồm những thông tin cơ bản như tên tuổi, quê quán, số căn cước, công việc chính, nơi làm và thời điểm mất việc. Người lao động có thể chọn hình thức nhận tiền qua tài khoản ngân hàng, bưu điện hoặc chi trả trực tiếp.
Video đang HOT
Nếu nơi thường trú và tạm trú khác nhau, người lao động muốn hưởng trợ cấp tại nơi tạm trú phải xin giấy xác nhận không hưởng tại nơi thường trú và ngược lại.
Tối đa 10 ngày sau khi nhận được hồ sơ, chính quyền hai cấp xã, huyện phải rà soát, thẩm định và chi trả tiền tới tay người lao động. Danh sách người đủ điều kiện được niêm yết công khai. Thời gian xét duyệt hồ sơ chậm nhất ngày 31/1/2022.
Nhân viên một quán bia ở Hà Nội khi chưa xuất hiện dịch Covid-19. Ảnh: G iang Huy
Từ cuối tháng 5 đến nay, Hà Nội hai lần tạm dừng hoạt động cơ sở ăn uống, chỉ cho bán mang về; quán cắt tóc, gội đầu. Lần thứ nhất ngày 25/5 và mở cửa trở lại ngày 22/6. Lần thứ hai hôm 13/7 cho đến khi có thông báo mới. Quán bia, ăn uống vỉa hè, cơ sở massage, rạp chiếu phim, spa, gym hơn hai tháng qua chưa được mở cửa. Lao động tự do là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi việc tạm dừng này.
Chính phủ hôm 1/7 tung gói an sinh 26.000 tỷ đồng với 12 chính sách hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp khó khăn do đại dịch. Lao động tự do nằm trong nhóm cuối cùng, được giao về cho các tỉnh thành tự hỗ trợ trên cơ sở cân đối ngân sách, song không thấp hơn 1,5 triệu đồng hoặc 50.000 đồng một ngày.
Tất cả quán ăn, cà phê ở TP HCM dừng bán tại chỗ
Quán ăn đường phố, trà đá, cà phê vỉa hè không được bán tại chỗ, dịch vụ làm đẹp, hớt tóc, gội đầu phải dừng để phòng dịch, theo yêu cầu của UBND TP HCM.
Quyết định trên được Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đưa ra tại cuộc họp Ban chỉ đạo chống Covid-19 thành phố trưa 27/5. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh 12 giờ qua thành phố ghi nhận 25 ca nghi nhiễm liên quan ổ dịch tại điểm sinh hoạt của Hội thánh truyền giáo phục hưng ở đường Nguyễn Văn Công, quận Gò Vấp.
Quán ăn trên đường D5, quận Bình Thạnh, ngày 22/5. Ảnh: Hà An.
Các nhà hàng trong khách sạn chỉ được phục vụ khách lưu trú tại đây. N ghi lễ tôn giáo và các sinh hoạt từ 10 người trở lên tại các cơ sở thờ tự phải dừng. "Địa phương nào để dịch lây mà liên quan dịch vụ thành phố đã yêu cầu dừng thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm", ông Phong nói.
Động thái lần này của người đứng đầu chính quyền thành phố cứng rắn hơn cách đây 5 hôm khi chỉ yêu cầu quán ăn nhỏ "dưới 10 lao động" không được phục vụ tại chỗ. Các quán ăn có trên 10 lao động, nhà hàng trong khách sạn vẫn được phục vụ khách với điều kiện không quá 20 người cùng lúc. Các lễ hội, hội nghị, hội thảo, nghi lễ dưới 30 người vẫn được hoạt động.
Về vấn đề giãn cách xã hội , lần này người đứng đầu chính quyền thành phố giao Sở Y tế tham mưu quyết định phạm vi và thời gian thực hiện ở những khu vực có nguy cơ cao như nơi ở, nơi làm việc của các ca F0.
Theo ông Phong, khả năng đợt dịch này kéo dài hơn các đợt trước. Không loại trừ F0 còn ở cộng đồng vì chuỗi lây nhiễm ở hẻm 257 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 và ở điểm sinh hoạt của Hội thánh truyền giáo Phục hưng vẫn chưa tìm được nguồn lây. "Ngành y tế thành phố cố gắng sớm tìm ra nguồn lây của điểm sinh hoạt tôn giáo này", ông Phong nói.
Người đứng đầu chính quyền thành phố cũng yêu cầu các quận huyện, đơn vị thực hiện nghiêm chế độ trực 24/24 tại đơn vị, bảo đảm thông tin thông suốt giữa các cấp theo phương châm 5 tại chỗ.
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong chủ trì cuộc họp trưa 27/5. Ảnh: Trung tâm Báo chí TP HCM.
"Trung tâm chỉ huy chống dịch Covid-19 phải hoạt động 24/24. Các cơ quan đơn vị mỗi ngày lập danh sách cụ thể người đã đến trụ sở để phục vụ cho việc truy vết", ông nói.
Ông Phong cũng yêu cầu tổ chức giãn cách mật độ mua sắm tại các trung tâm thương mại, chợ đêm, chợ truyền thống, chợ đầu mối... theo hướng mua theo từng nhóm và có khoảng cách hạn chế đến mức độ cao nhất tập trung đông người. Các cơ quan đơn vị đẩy mạnh công tác hậu kiểm, trong công tác phòng chống dịch ở các điểm nguy cơ mà ngành y tế xác định như: chợ truyền thống, chung cư, nhà trọ, nhà ga, bến xe, trước cổng bệnh viện...
Trước đó, Bí thư Thành uỷ thành phố Nguyễn Văn Nên nói rằng điểm sinh hoạt của Hội thánh truyền giáo phục hưng là ổ dịch lớn, bùng phát nhanh, lây lan rộng ra cộng đồng nên cần có biện pháp mạnh tương xứng để phòng chống dịch.
"Phương án trước đây chúng ta phát hiện tới đâu giãn cách tới đó và phong toả ở mức độ hẹp. Đến giờ này chưa nắm chắc được nguồn lây và mức độ lây lan tới đâu nên cần tính toán trừ hao phạm vi rộng hơn rồi thu hẹp dần. Cần hạn chế tối đa thiệt hại, ảnh hưởng người dân khi không thật sự cần thiết", ông Nên nói.
Người đứng đầu Thành uỷ thành phố cũng yêu cầu ngành y tế tổ chức xét nghiệm rộng theo tinh thần "chạnh đầu trước" vì có những nơi có dịch mà cơ quan chức năn chưa nắm do các ca F1, F2 nhiều.
"Người dân cần bình tĩnh, cảnh giác cao độ nhưng không hoảng hốt, hợp tác với cơ chức năng trong việc truy vết, khoanh vùng, cách ly phòng dịch", ông Nên nói, đồng thời yêu cầu toàn hệ thống chính trị của thành phố phải đặt nhiệm vụ chống dịch lên trên hết vào thời điểm này, nhất là người đứng đầu các cấp.
Giãn cách xã hội, có những người thợ cắt tóc theo cách đặc biệt Dù công việc chịu ảnh hưởng nặng nề vì lệnh giãn cách nhưng những người thợ cắt tóc luôn sẵn sàng mặc đồ bảo hộ hớt tóc miễn phí cho lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19. Nhiều người trong lực lượng hỗ trợ phòng chống dịch vui mừng khi được cắt tóc. Ảnh TUYẾT HẠNH CUNG CẤP Ấm lòng nghĩa tình...