Thổ cẩm bước vào thời trang hiện đại: Đẹp nhưng khó
Các NTK đều đánh giá đây là chất liệu thú vị, nhưng ứng dụng vào may mặc rất khó do những tính chất đặc trưng.
Thổ cẩm là chất liệu vải quen thuộc với nhiều đồng bào dân tộc ít người. Ngoài việc thường được dùng để may trang phục truyền thống của đồng bào thiểu số, thỉnh thoảng, thổ cẩm cũng được ứng dụng vào những BST áo dài, một số phụ kiện, vật dụng trong nhà.
Hiện tại, nghề dệt thổ cẩm gặp nhiều khó khăn do nhu cầu thị trường không còn nhiều, không có nhân lực trẻ kế thừa, thậm chí cả nghệ nhân lớn tuổi nhiều kinh nghiệm cũng không còn mặn mà… Trong bối cảnh đó, việc để thổ cẩm được ứng dụng càng nhiều vào đời sống là một mục tiêu quan trọng để thúc đẩy nghề truyền thống này tiếp tục được giữ gìn, phát triển – bên cạnh đưa ra những chiến lược về mặt quản lý nhà nước.
Trong khuôn khổ Lễ hội văn hoá thổ cẩm Việt Nam lần thứ 2 – 2020, sẽ có chương trình trình diễn thời trang chủ đề Hương rừng sắc núi , gồm 3 BST của NTK Lý Quí Khánh, Valentine Vân Nguyễn và Diego Chula theo tiêu chí tính ứng dụng cao, góp phần đưa thổ cẩm vào nhiều mặt của đời sống.
Từ trái qua: NTK Valentine Vân Nguyễn, NTK Lý Quí Khánh, NTK Diego Chula
Trong đó, NTK Diego Chula mang đến BST thể hiện được sự đa dạng của thổ cẩm từ bắc chí nam của nhiều dân tộc, bằng cách kết hợp nhiều màu sắc, chất liệu trên cùng thiết kế. Phom dáng trang phục hiện đại giúp thổ cẩm có thể được ứng dụng nhiều hơn.
Video đang HOT
NTK Valentine Vân Nguyễn đưa thổ cẩm vào những thiết kế mang hơi hướng cổ điển, với phom dáng trang phục đặc trưng của triều Nguyễn. Chị cho biết muốn phát triển thổ cẩm gắn với trang phục truyền thống để đưa vào những dự án nghệ thuật cổ trang, giúp chất liệu này được nhận biết nhiều hơn.
Với NTK Lý Quí Khánh, cho biết anh sẽ biến thổ cẩm thành những trang phục cao cấp, cho thấy chất liệu này hoàn toàn có thể đạt những giá trị thẩm mỹ, kinh tế cao hơn.
3 mẫu trang phục nằm trong 3 BST của các NTK (từ trái qua): Lý Quí Khánh, Valentine Vân Nguyễn, Diego Chula
Clip trình diễn trang phục thổ cẩm:
Cả 3 NTK có cùng chung nhận định thổ cẩm là chất liệu đẹp, nhưng gây nhiều khó khăn khi thiết kế, như khó cắt may, tạo phom…
NTK Valentine Vân Nguyễn cho biết nếu cắt vải không khéo, hoặc không có hướng xử lý tốt sẽ khiến các đường dệt bị bung ra toàn bộ. Vì thế, chị phải vẽ lên vải, rồi may viền trước khi cắt, và đặt mua hẳn một chiếc máy cắt riêng dành cho chất liệu này.
Hoa văn, màu sắc trên thổ cẩm thường được dệt theo chủ ý của các nghệ nhân. Vì thế, có những sắc màu rất rực rỡ, khó kết hợp. NTK Vân Nguyễn chia sẻ chị chỉ chọn 3 tông cơ bản nhất là: xanh, đỏ, nâu để phối hợp xuyên suốt. NTK Lý Quí Khánh cho biết trước đợt dịch anh đã đi hết vùng Tây Bắc để chọn được những khúc vải có màu sắc, hoạ tiết ưng ý nhất để đưa vào BST lần này.
Thổ cẩm là chất liệu độc đáo nhưng việc ứng dụng vào may mặc khá khó khăn
Để sản xuất được loại vải này cũng mất nhiều thời gian vì được thực hiện hoàn toàn bằng phương pháp thủ công. Vì thế để có đủ số lượng thổ c ẩm thực hiện 3 BST này, BTC cùng các NTK mất đến nửa năm để tìm đến tận nhà nghệ nhân ở nhiều tỉnh thành như: Đắk Nông, Quảng Trị… Trong đó có những loại được đặt nghệ nhân thực hiện riêng theo yêu cầu. Chi phí đầu tư cho chất liệu khoảng nửa tỷ đồng.
Chương trình diễn ra vào 13g ngày 27/11 tại rừng thông của tỉnh Đắk Nông, gần trung tâm thành phố Gia Nghĩa.
Những nàng thơ của nhà thiết kế Thủy Nguyễn
Nhằm đánh dấu hành trình 9 năm dấn thân vào lĩnh vực thời trang, nhà thiết kế Thủy Nguyễn phối hợp Trung tâm Nghệ thuật Đương đại The Factory Contemporary Arts Centre tổ chức triển lãm trưng bày mang tên "Mộng bình thường", diễn ra từ ngày 7-11 với hình thức bán vé và trưng bày kéo dài xuyên suốt 2 tháng.
Thủy Nguyễn tốt nghiệp Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam và lấy bằng cao học tại Học viện Nghệ thuật thị giác và Kiến trúc quốc gia (Kiev, Ukraine). Không được đào tạo bài bản nhưng cô khởi đầu hành trình thời trang của mình bằng các thiết kế bay bổng và nữ tính; cách sử dụng màu hay vải vóc đầy sáng tạo để làm nổi bật cá tính của phụ nữ Việt Nam đương đại.
Thủy Nguyễn ấn tượng với bộ sưu tập áo dài "Cô Ba Sài Gòn". (Ảnh: VÂN AN)
Ở Thủy luôn thấy một sự nhất quán trong việc hướng tới văn hóa truyền thống Việt Nam khi các bộ sưu tập của cô thường lấy cảm hứng từ vải vóc xưa, đồ mỹ nghệ, gốm sứ, tranh của các danh họa thế kỷ XX đi ra từ Trường Mỹ thuật Đông Dương và áo dài - biểu tượng của văn hóa Việt - hay các phụ kiện cổ truyền khác.
Helly Tống, với vẻ đẹp phóng khoáng và sắc sảo, đã trở thành first face (gương mặt đầu tiên) cho bộ sưu tập Lúng liếng ra mắt tại Vietnam International Fashion Week 2015, lấy cảm hứng từ các bức họa nổi tiếng mang đề tài người Phụ nữ trong thế kỷ XX. Nhà thiết kế Thủy Nguyễn trình làng bộ sưu tập "Lúng liếng" mang những nét hiện đại, cá tính và tinh tế của thế kỷ XXI.
Sau thành công của bộ sưu tập "Lúng liếng", Thủy Nguyễn tiếp tục ra mắt bộ sưu tập mang tên "Viên mãn" trong khuôn khổ Vietnam International Fashion Week 2016. "Viên mãn" là bộ sưu tập của những cung bậc cảm xúc, là câu chuyện về niềm hạnh phúc được làm phụ nữ, làm vợ, làm mẹ trong mọi thời đại. Bộ sưu tập này tôn vinh những giá trị Á Đông: áo yếm, quần lụa, những chiếc khăn buộc đầu mô phỏng khăn mỏ quạ.
Đặc biệt, các thiết kế của "Cô Ba Sài Gòn" mang họa tiết gạch bông quen thuộc, được truyền cảm hứng từ chính TP Sài Gòn, tái hiện Hòn Ngọc Viễn Đông trong bối cảnh thập niên 60 tinh tế, dịu dàng và sành điệu, mang màu sắc pop art.
Chiêm ngưỡng những bộ sưu tập áo dài độc đáo của những nhà thiết kế nữ Nhân dịp kỷ niệm 90 năm thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2020), PNVN giới thiệu những bộ sưu tập áo dài độc đáo của các nhà thiết kế là nữ: "Họa tiết Hoàng thành Thăng Long" của NTK Thủy Lê; "Bản sắc Cố đô" của NTK Hương Vải; "Ngày hạnh phúc" của NTK Trần Hiền... Bộ sưu tập (BST) áo...