Thịt sư tử, hổ, ngựa vằn nuôi cấy trong phòng thí nghiệm sớm xuất hiện ở Anh?
Bánh mì kẹp thịt sư tử, bít tết hổ và cuộn sushi ngựa vằn nằm trong số các sản phẩm chào bán.
Một công ty khởi nghiệp công nghệ thực phẩm gây xôn xao thời gian này vì công bố đã tạo ra thịt sư tử nuôi trong phòng thí nghiệm và sắp đưa vào thị trường.
Thịt sư tử nuôi cấy trong phòng thí nghiệm sớm xuất hiện ở Anh
Bánh mì kẹp thịt sư tử, bít tết hổ và cuộn sushi ngựa vằn nằm trong số các món ăn mới sắp được chào bán.
Video đang HOT
Câu hỏi mà nhiều người lăn tăn đó là liệu có nên ăn loại thịt này hay không và cụ thể thịt này đến từ đâu.
Theo công ty khởi nghiệp này, không chỉ có thịt sư tử mà còn là thịt hổ, voi, hươu cao cổ và thậm chí cả ngựa vằn sẽ sớm xuất hiện trong các nhà hàng nếu sản phẩm vượt qua cuộc kiểm tra quy định về thực phẩm.
Thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm là một phương pháp sản xuất tạo ra thực phẩm mà không cần giết mổ động vật. Đây là cách phát triển trực tiếp các tế bào động vật cần thiết, tái tạo tất cả các cấu trúc dinh dưỡng và cảm giác khi ăn thịt.
Thịt nuôi cấy tạo ra bằng cách đưa các tế bào gốc từ mỡ hoặc cơ của động vật vào môi trường nuôi cấy để chúng phát triển. Môi trường sau đó được đưa vào lò phản ứng sinh học để hỗ trợ sự phát triển của tế bào.
Công ty cho biết các nhà hàng đạt sao Michelin ở London sẽ nằm trong danh sách đầu tiên nếm thử các món ăn mới lạ này và họ cũng lên kế hoạch mở rộng quy mô lớn hơn, thậm chí đến tận các siêu thị địa phương.
Ý tưởng được một số người đồng tình vì nó có thể tiết kiệm đất, nước và khí thải nhà kính, đồng thời bảo vệ các môi trường sống, động vật hoang dã.
Menu dự kiến về những món ăn từ thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm
Yilmaz Bora, một trong những đối tác của công ty khởi nghiệp cho biết: “Mọi người không ngừng tìm kiếm khám phá những món ăn mới, nhà hàng mới, trải nghiệm ẩm thực mới. Các món ăn truyền thống dường như đã đạt đến giới hạn trong việc đáp ứng nhu cầu. Đó phải là những thứ mới mẻ, không còn là thịt bò, gà, lợn như hiện tại nhưng không ảnh hưởng nhiều đến môi trường sống tự nhiên. Những tháng tới, chúng tôi sẽ tổ chức sự kiện nếm thử món ăn mới ở London”.
Trước đó, Singapore là quốc gia đầu tiên trên thế giới chính thức cấp phép bán loại thịt nuôi trong phòng thí nghiệm. Cơ quan Thực phẩm Singapore đã phê duyệt thịt gà nuôi cấy để làm thức ăn.
Keo siêu khỏe giữ được khối lượng lên tới hơn 130kg
Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge (ORNL), Mỹ, vừa cho ra đời loại keo chịu nhiệt tốt, giữ được khối lượng lên tới 136kg, vượt xa nhiều keo dính thương mại hiện có.
Loại keo này dùng polyme để biến một loại nhựa gia dụng thông thường thành chất kết dính có thể tái sử dụng với sự kết hợp hiếm có giữa độ bền và dẻo, tạo ra vật liệu duy nhất chịu tải nặng, chịu căng thẳng và nhiệt độ cao, đồng thời liên kết thuận nghịch với các bề mặt như kính, nhôm và thép...
Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Science Advances, Tomonori Saito ở ORNL và cộng sự cho biết, nhóm sử dụng một loại nhựa gia dụng có tên SEBS, có trong nhiều vật dụng sinh hoạt hàng ngày. SEBS dễ gia công nhưng không được thiết kế cho mục đích làm keo. Sau đó, nhóm đề tài đã sửa đổi cấu trúc hóa học của SEBS bằng liên kết chéo giúp nó khỏe và ổn định hơn. Các este boronic được sử dụng để kết hợp SEBS với các hạt nano silica, hoặc SiNP, vật liệu độn được sử dụng để tăng cường các polyme.
Sự kết hợp này tạo ra một vật liệu tổng hợp boronic ester-SiNP liên kết chéo mới với độ bền cao, kết dính tốt hơn nên có thể dùng cho xe hơi, hàng không vũ trụ hay cho ngành xây dựng. Trong mẫu thí nghiệm 1cm2 có thể chịu được nhiệt độ từ -30 độ đến 200 độ C, giữ được khối lượng lên tới 136kg.
Lần đầu tiên một tỷ phú lên Trạm vũ trụ quốc tế ISS Tỷ phú Nhật Bản Yusaku Maezawa đã thực hiện chuyến đi lên Trạm vũ trụ quốc tế trong một sứ mệnh kéo dài 12 ngày. Tỷ phú Yusaku Maezawah, Phi hành gia Nga Alexander Misurkin và trợ lý Yozo Hirano Nhà tài phiệt 46 tuổi là người sáng lập trung tâm thời trang trực tuyến lớn nhất Nhật Bản, là một trong những...