Thịt luộc cuốn bánh tráng chấm mắm tép
Món bánh tráng cuốn thịt heo vốn được xem là đặc sản của Đà Nẵng, là sự kết hợp giữa bánh tráng, thịt heo luộc, cuốn với các loại rau thơm và chấm mắm nêm.
Món ăn hấp dẫn bởi hương vị thanh mát đậm đà dễ chịu. Tuy nhiên bạn cũng có thể biến tấu một chút với mắm tép để đem lại hương vị mới cho món ăn.
Nguyên liệu:
- Thịt heo
- Mắm tép
Video đang HOT
- Bún tươi
- Khế chua, dứa, chuối xanh, dưa chuột, rau sống, rau thơm các loại
- Bánh tráng
- Gia vị: tỏi ớt, đường, bột ngọt.
Cách làm:
- Thịt heo chọn miếng chân giò có nhiều bắp hoa. Rửa thật sạch, cuộn miếng thịt lại sao cho phần thịt gọn bên trong, phần da ra ngoài, dùng chỉ hoặc lạt bó lại thật chặt, bó thịt thon dài cân đối đều nhau.
- Đun sôi nước, cho bó thịt vào chần qua cho, rửa lại thật sạch. Cho nước lạnh vào ngập thịt và đun sôi. Sau khi thịt sôi tầm 10 phút, hạ lửa và đun liu riu thêm tầm 30 phút, dùng đũa xiên thử, đũa xiên qua và thịt không tiết ra nước màu hồng là thịt đã chín.
- Vớt thịt ra, ngâm ngay vào thau nước đá. Để nguội bớt cho vào hộp kín, để ngăn mát tủ lạnh 2 tiếng hoặc ngăn đá 45 phút. Bước này sẽ giúp cho thịt săn chắc và tăng độ kết dính.
- Pha nước chấm: 3 thìa mắm tép, 1 thìa nhỏ đường, 1/2 thìa nhỏ bột ngọt, 1 quả ớt, 3 tép tỏi băm nhuyễn. Tất cả trộn đều nêm nếm lại cho vừa khẩu vị. Có thể dùng luôn hoặc cho thêm 1 thìa dầu ăn, quấy thật đều rồi hấp chín.
- Rau ăn kèm: Chuối xanh tước vỏ, khế cắt bỏ cạnh, dưa chuột, dứa gọt vỏ: tất cả thái thật mỏng. Rau sống, rau thơm các loại rửa sạch, vẩy ráo.
- Trải chiếc bánh tráng ra, xếp vào đó một ít bún tươi, một miếng thịt heo, lát dưa chuột, chuối xanh, khế, dứa và các loại rau tươi: xà lách, tía tô, húng, diếp cá… cuốn lại và chấm vào bát mắm tép.
Đậm đà mắm tép miền Tây
Mắm tép miền Tây được làm từ những con tép rong - một loại tép nhỏ, con to nhất cũng nhỏ hơn đầu đũa ăn cơm có đặc tính sống bám vào các nhành rong, rêu trong mương vườn nên thành danh. Tép làm mắm phải là tép tươi, còn nhảy xoi xói.
Sau khi nhặt sạch những con mòng (một loại bọ nước - khâu này phải làm thật kỹ nếu không sẽ gây nôn ói, tiêu chảy cho người ăn) thì người ta trộn đều tép với muối, đường rồi đem phơi nắng. Điều đặc biệt là mắm tép miền Tây không theo công thức bắt buộc, lượng muối, đường, được phép gia giảm tự do tùy theo khẩu vị người ăn. Muối nhiều thì con tép lâu thành mắm nhưng để dành được thời gian dài, ít muối thì mau ăn nhưng cũng mau hỏng, thế thôi!
Mắm tép món ăn đặc trưng của người dân miền Tây. Ảnh: CHÚC LY
Nếu trời đẹp thì chỉ cần phơi tép ngoài nắng nửa buổi, cho tép vào lọ thủy tinh hoặc lọ nhựa loại trong suốt, thêm chút rượu trắng, đậy kín nắp lọ lại rồi tiếp tục phơi nắng khoảng 2 - 3 ngày. Sau đó cất lọ mắm tép vào chỗ mát, tránh tiếp xúc với ánh nắng chiếu trực tiếp. Chỉ độ tuần sau, giở nắp lọ mắm tép ra người ta sẽ nghe bát ngát một mùi thơm rất đặc trưng thì đó cũng là lúc con tép trở thành con mắm.
Mắm tép rong miền Tây có cách ăn cũng gần giống như mắm tôm chua xứ Huế. Sang thì cuốn bánh tráng, rau sống, thịt luộc. Còn không thì sáng người đi làm đồng cứ múc theo một lọ chao nhỏ mắm tép, trưa hái thêm mớ rau dại rồi tìm một bóng cây nào đó, mở gô cơm mang theo là có ngay một bữa cơm trưa ngon lành. Nhẩn nha nhai con mắm tép mặn mòi, bứt cọng rau đồng nội mát lành đưa lên miệng thì sẽ hiểu ngay quê hương là gì mà ai đi xa cũng nhớ.
Ngày nay trên các mương vườn, đồng ruộng con tép rong không còn nhiều như trước nữa do kỹ thuật canh tác bây giờ lệ thuộc quá nhiều vào phân, thuốc hóa học.
Thơm ngon bánh tráng cuốn thịt luộc Bánh tráng cuốn thịt luộc là món ăn đặc trưng xứ Quảng. Với nhiều người, đây là món ăn khoái khẩu. Theo kinh nghiệm của nhiều người, để món bánh tráng cuốn thịt luộc thơm ngon, nên chọn thịt ba chỉ vừa có mỡ, có nạc. Thịt được cắt ra từng khổ, rửa sạch với nước muối, sau đó cho vào nồi nước...