Thịt lợn ngoại nhập 27.000 đồng/kg, nỗi “kinh hoàng” của người chăn nuôi Việt
Trong khi lượng lợn thịt trong nước dồn ứ không xuất đi được, giá lợn hơi vẫn ở dưới chi phí nuôi, mới đây Tổng cục Hải quan công bố số liệu nhập khẩu thịt lợn về Việt Nam với giá rất rẻ, trung bình chỉ 27.000 đồng/kg.
Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan từ ngày 01/1 đến ngày 15/3 cả nước nhập gần 7.800 tấn thịt lợn các loại, trị giá hơn 9,4 triệu USD, tăng gần 16% về lượng và 21,2% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Trung bình mỗi kg thịt lợn, có giá chỉ 27.000 đồng/kg.
Lợn ngoại giá rẻ đang “giết chết” lợn nội
Trong các loại thịt lợn nhập về, thịt tươi, ướp lạnh chiếm gần 2.400 tấn, trị giá 4,5 triệu USD (42.700 đồng/kg). Các loại phụ phẩm thịt sau giết mổ của lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh nhập nhiều nhất với 5.400 tấn, trị giá 4,8 triệu USD (20.300 đồng/kg).
Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu nhiều loại thịt khác như 20,6 nghìn tấn thịt gà, chiếm tỷ trọng hơn 50% tổng lượng thịt các loại nhập khẩu về Việt Nam, trị giá gần 19 triệu USD (giá 21.000 đồng/kg); thịt trâu bò các loại với 11,8 nghìn tấn, chiếm tỷ trọng 29%, trị giá 35 triệu USD (gần 70.000 đồng/kg).
Từ đầu năm đến ngày 15/3/2017, thịt các loại nhập khẩu về Việt Nam có xuất xứ nhiều nhất từ Hoa Kỳ với 14,7 nghìn tấn, trị giá 20,5 triệu USD, chiếm hơn 36% tổng lượng nhập. Trong đó lượng thịt gà là 12,3 nghìn tấn chiếm 83,7% lượng thịt nhập từ Hoa Kỳ, thịt trâu, bò là 2 nghìn tấn chiếm 16,6%.
Ấn Độ là thị trường cung cấp thứ 2 với 7,1 nghìn tấn, trị giá 15,2 triệu USD, chiếm hơn 17,5% tổng lượng thịt nhập khẩu, trong đó chủ yếu là thịt trâu bò; tiếp theo là Úc với 2,2 nghìn tấn, trị giá 8,5 triệu USD, trong đó 1,7 nghìn tấn là thịt trâu bò, Brazil chiếm 6,8% tổng lượng thịt nhập các loại…
Video đang HOT
Theo Tổng cục Hải quan, nhìn lại năm 2016, lượng thịt lợn các loại được nhập khẩu về Việt Nam đạt 39,4 nghìn tấn, trị giá 44 triệu USD. Lượng thịt lợn nhập khẩu luôn lớn nhất trong các loại thịt nhập về Việt Nam, trong đó đa phần là các loại thịt đã giết mổ, phụ phẩm thịt ngâm muối, khô, chế biến sẵn hoặc hun khói.
Ở trong nước, trước và sau Tết Nguyên đán 2017, thịt lợn nuôi của người dân tại nhiều tỉnh thành của Việt Nam đã chịu tổn thất nặng nề do giá lợn hơi (lợn xuất chuồng) giảm sút nghiêm trọng. Nguyên nhân chính là do thị trường Trung Quốc ngừng nhập, quy mô và lượng lợn nuôi thương phẩm bùng phát do nhu cầu trước đó của thị trường Trung Quốc tăng mạnh. Hiện, giá lợn hơi vẫn chỉ từ 20.000 đến 30.000 đồng/kg, trong khi đó bình quân các năm trước giá vào khoảng từ 60.000 đến 80.000 đồng/kg.
Với mức giá thịt lợn ngoại nhập rẻ như báo cáo của Tổng cục Hải quan, rõ ràng đây là tin không vui cho ngành chăn nuôi trong nước, đặc biệt trong khi Trung Quốc ngừng nhập; số lợn tồn của bà con chỉ kỳ vọng tiêu thụ trong nước. Bối cảnh trên, rõ ràng ngành chăn nuôi đang đối mặt với viễn cảnh ảm đạm, “khủng hoảng” thị trường xuất khẩu, thua thiệt thậm chí “trao tay” thị trường tiêu thụ trong nước cho thịt ngoại nhập.
(Theo Dân Trí)
Hối hả làm thêm mổ lợn thuê để kiếm Tết
Chỉ còn hơn chục ngày nữa là tới Tết, nhưng từ nhiều tuần nay người dân trong cả nước đã hối hả kiếm việc "ăn theo Tết" như: Cấy thuê, mổ lợn thuê, hay bán buôn chuối xanh, mía thắp hương...
Tranh thủ "kiếm Tết"
Sáng 16.1, đang tất bật chuyển những thùng măng khệ nệ từ xe bán tải xuống, chị Lê Thanh Tú (Tây Hồ) cho biết, vì có mối quen nên chị nhận bán măng, miến... đồ nông sản từ miền núi vận chuyển về.
Từ nhiều tuần nay lao động ở các vùng quê tấp nập lên Hà Nội tìm việc làm thêm
(Ảnh chụp tại chợ Long Biên). Ảnh: Minh Nguyệt
Hiện nay măng khô từ Điện Biên có giá 250.000 đồng/kg nhưng vì lấy tận nguồn và chủ yếu bán cho khách quen nên chị chỉ lấy giá 230.000 đồng/kg. Ngoài măng khô, chị Tú còn nhận lấy đặt hàng theo yêu cầu của khách. "Hiện nay, mình còn nhận đụng thịt lợn mán, gà đồi, dê núi... thậm chí là cả lá dong, gạo nếp nương gói bánh, đồ xôi... Mình chỉ lấy công vận chuyển nên bao giờ cũng thấp hơn giá thị trường" - chị Tú nói.
Theo chị Tú, mặt hàng được khách đặt mua nhiều chủ yếu là nông sản thiết thực, như miến, măng, gạo nếp, thịt lợn. Hiện chị đã nhận được 30 đơn với số lượng hàng trăm kg thịt và hơn 100kg miến, măng.
Không làm ăn lớn, không chuyên nghiệp như các thương lái nhưng từ nhiều tuần nay chị Nguyễn Thị Lan (Nông Cống, Thanh Hóa) cũng đang hối hả tìm kiếm nguồn hàng để mua bán Tết.
Chị Lan cho biết, bình thường chồng chị đi làm thợ xây, chị ở nhà làm ruộng nuôi con ăn học. Cận Tết này chồng chị đang nhiều công việc, mấy nhà trên thành phố đang muốn hoàn tất nhà sớm nên phải làm ngày làm đêm. Còn chị thì đang dự định năm nay làm mùa xong sớm sẽ mua ít hàng hoa quả về bán Tết.
"Lúa vụ đông mình đã thuê máy cấy nên chắc chẳng vất vả như các năm, thế nên năm nay mình đặt một ít chuối xanh, lá dong, bưởi để bán Tết. Nhà gần chợ, chỉ cần đặt ở nhà, mọi người đi chợ qua tự chọn, tự mua. Không chắc sẽ được lời lãi nhiều, chỉ mong buôn bán dư tiền để mua con gà, cân giò, mấy hộp bánh thắp hương cho Tết đủ đầy, ấm cúng là mình vui rồi" - chị Lan nói.
Theo chị Lan, để kiếm thêm một vài trăm mua quà, sắm Tết, nhiều nông dân tranh thủ xuống đồng cấy sớm rồi nhận cấy thuê cho nhà hàng xóm lấy tiền. Hiện nay, giá một ngày công cấy thuê khá cao, từ 300.000-350.000 đồng, chưa kể tiền ăn trưa.
Dịch vụ thịt lợn thuê lên ngôi
Mặc dù chưa tới Tết nhưng hiện nay ông Nguyễn Văn Hùng (Hoằng Đồng, Hoằng Hóa, Thanh Hóa) đã nhận hơn 10 đơn hàng thuê làm thịt lợn. Gần đây, thay vì mua lợn, mua giò ngoài chợ, người dân ở quê thích chung tiền mua lợn, đụng lợn chung vì giá rẻ, thịt lại ngon.
"Tôi nhận làm thịt lợn thuê, giết mổ, pha thịt, làm sạch lòng, giá mỗi con chỉ từ 300.000 đồng. Nếu xay giò, luộc giò, làm chả thì trả thêm tiền. Mức giá này là rẻ nhất ở cả khu này rồi, không ở đâu rẻ hơn được nữa. Mỗi ngày trung bình tôi có thể mổ 4 -5 con lợn, nhận xay được cả trăm cái giò" - ông Hùng nói.
Dịch vụ mổ thịt lợn thuê lên ngôi (ảnh chụp tại Nam Từ Liêm, Hà Nội). Ảnh: Gia Tưởng
Có ngày làm nhiều quá, vợ chồng ông Hùng đều mệt chẳng muốn ăn cơm nước gì, thế nhưng nghĩ đến việc Tết đến, còn bao khoản phải tiêu thì lại cố gắng làm việc. Như Tết năm trước, ông Hùng nhận mổ lợn thuê và làm giò, chỉ trong khoảng 10 ngày cũng kiếm được gần chục triệu đồng, mang về một cái Tết đủ đầy cho gia đình.
Ông Lê Canh Hà, ở đội 5 cùng xã với ông Hùng thì tận dụng thời điểm Tết nhận gói giò, bánh chưng thuê. Không như thành phố, hiện nay ở quê nhu cầu gói giò, bánh chưng tăng cao. Giá cho một ngày công từ 300.000-500.000 đồng, tùy thuộc vào số lượng bánh và công việc. "Công việc gói bánh tưởng như đơn giản nhưng rất vất vả bởi phải ngồi nhiều và khéo tay mới làm được. Sau khi nhận đơn hàng, tôi sẽ tới từng nhà gói bánh. Như năm ngoái, tôi nhận gói thuê bánh chưng cho 4- 5 nhà, đến lúc mỏi quá đành phải nghỉ không nhận nữa" - ông Hà nói.
Theo ông Hà, ông chỉ nhận gói bánh, còn công việc ngâm gạo, làm lá, sắp lá dong... là của chủ nhà. Nhiều hôm, gói xong trăm cái bánh chưng, cơ thể đau rã rời, tay phồng rộp. Tuy nhiên, gói bánh cũng có niềm vui vì giữ được nghề truyền thống của gia đình. Ngoài ra, ông còn truyền dạy lại nghề gói bánh chưng cho con và cháu.
"Căn" được nhu cầu tiêu dùng dịp Tết, nhiều người tranh thủ lựa chọn những mặt hàng thiết yếu để bán buôn, ví như hoa, quả, nông sản, quần áo... Mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất có lẽ là nông sản như gạo nếp, miến dong, măng khô. Thời điểm cận Tết cũng là thời điểm để cho lao động ở quê ra thành phố tìm kiếm công việc thời vụ như: Nhận bốc vác, chở hàng, lau dọn nhà... kiếm thêm tiền về lo Tết.
Theo Danviet
Người tiêu dùng xác định nhầm thịt tươi "Nhiều người tiêu dùng đang nhầm lẫn về thịt tươi. Thịt tươi là thịt được giết mổ đúng quy trình, được bảo quản ở nhiệt độ mát hoặc cấp đông. Còn thịt không đảm bảo là sản phẩm lộ thiên, không được đóng gói, không được bảo quản đúng cách, bị các vi khuẩn tấn công từ khi giết mổ và bị phân...