Thịt lợn luộc chín chuyển sang màu đỏ là do nhiễm khuẩn
Những ngày gần đây, thông tin người dân ở thành phố Hà Tĩnh phản ánh về việc “thịt lợn luộc chín tự nhiên chuyển sang màu đỏ lạ sau khi bỏ vào tủ lạnh” khiến dư luận nghi ngại. Ngày 6-4, Cục An toàn Thực phẩm (ATTP) – Bộ Y tế đã có thông báo chính thức về nguyên nhân làm thịt lợn luộc bị đổi màu nói trên.
Sau khi tiến hành cấy, phân lập, thử đặc tính sinh hóa, giải trình tự gien, Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia đã tìm thấy vi khuẩn Serratia marcescens trong mẫu thịt nói trên đồng thời xác định được sắc tố gây ra màu đỏ tươi là Prodigiosin. Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia khẳng định, nguyên nhân gây ra hiện tượng thịt lợn luộc chín tự nhiên chuyển sang màu đỏ lạ sau khi để vào tủ lạnh là do thịt bị nhiễm vi khuẩn Serratia marcescens ở môi trường nhiệt độ 17-28 độ C.
Theo Cục ATTP, vi khuẩn Serratia marcescens tồn tại phổ biến trong môi trường đất, nước, rác thải, chất thải và phân của người bệnh. Vi khuẩn có khả năng gây bệnh viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng não và áp xe não, viêm nội tâm mạc, viêm khớp, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng mắt, nhiễm trùng vết thương và nhiễm khuẩn bệnh viện.
Theo ANTD
Video đang HOT
Nhiều mẫu đá viên, nước tinh khiết nhiễm khuẩn coliform
Từ đầu mùa hè đến nay, các cơ quan chức năng của Sở Y tế Hà Nội đã kiểm tra 33 cơ sở sản xuất nước đóng chai, hàng chục cơ sở sản xuất nước đá viên trên địa bàn thành phố, qua đó phát hiện và đình chỉ nhiều cơ sở vi phạm. Đặc biệt, nhiều mẫu nước đá viên, nước tinh khiết đóng chai khi kiểm nghiệm đã phát hiện nhiễm khuẩn vi sinh.
Thanh tra Sở Y tế kiểm tra một cơ sở sản xuất nước đóng chai nhỏ lẻ
Nước tinh khiết quá bẩn
Ngày 28-6, ông Lê Đức Thọ, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) Hà Nội cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, trong số các mẫu nước tinh khiết đóng chai mà Chi cục lấy tại các cơ sở kiểm tra để gửi kiểm nghiệm, 34 mẫu đã có kết quả.
Theo đó, tất cả các mẫu đều đạt những chỉ tiêu về lý, hóa, kim loại (nằm trong giới hạn cho phép), song đáng chú ý có đến 5 mẫu nước đóng chai bị nhiễm vi sinh, cụ thể là nhiễm khuẩn coliform. Những mẫu nước đóng chai bị nhiễm khuẩn này đều của các cơ sở, công ty sản xuất quy mô nhỏ hoặc hộ gia đình, điều kiện vệ sinh sản xuất không đảm bảo.
Cụ thể, 5 mẫu vi phạm gồm: mẫu nước tinh khiết đóng chai Sakura của công ty CP Hùng Hậu (đường Âu Cơ, quận Tây Hồ), bị nhiễm coliform tổng số là 10CFU/ 250ml; mẫu nước Aquavenus của Công ty CP Hồng Long (Xuân Phương, Từ Liêm), coliform tổng số 10CFU/250ml; mẫu nước Bonwater của công ty Phát triển Đức Việt (Xuân Phương, Từ Liêm), coliform tổng số là 10CFU/250ml; mẫu nước WaterHaru của Công ty TNHH Đầu tư SX và TM Tiến Thành (đường Phùng Chí Kiên, quận Cầu Giấy), coliform tổng số là 22CFU/250ml; mẫu nước Aqua Myanh của Công ty TNHH nước uống Hòa Bình (Thái Thịnh, quận Đống Đa), coliform tổng số là 57CFU/250ml.
Ông Lê Đức Thọ cho biết, tất cả các cơ sở sản xuất nước đóng chai đều phải định kỳ kiểm nghiệm nguồn nước đầu vào. Do vậy, việc các mẫu nước tinh khiết đóng chai bị nhiễm khuẩn vi sinh chủ yếu là nhiễm trong quá trình sản xuất như: khâu rửa vỏ bình không đảm bảo, khâu chiết xuất nước vào bình và đóng nắp bình không đúng quy trình, dẫn đến vi khuẩn từ tay, quần áo của công nhân sản xuất nhiễm vào nước. Nguyên nhân vì các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, thường không đầu tư được hệ thống máy rửa vỏ bình hiện đại, quy trình chiết xuất, đóng nắp sản phẩm vẫn còn nhiều công đoạn làm thủ công.
Cũng theo ông Lê Đức Thọ, sự có mặt của khuẩn coliform trong nước tinh khiết đóng chai thể hiện nguồn nước bị nhiễm khuẩn, không đảm bảo ATVSTP, nhưng chưa thể khẳng định ngay được loại nước này sẽ gây bệnh cho con người. Tuy nhiên theo các chuyên gia, coliform là một loại vi khuẩn khá nguy hiểm, có thể gây ra các bệnh tiêu chảy, viêm đường ruột. Loại vi khuẩn này tồn tại cả trong phân người.
Đá sạch nhiễm khuẩn
Tiếp tục trao đổi với Thanh tra Sở Y tế Hà Nội về vấn đề này, chúng tôi được bà Mai Thị Hồng Hạnh, Phó Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết thêm, mẫu đá viên của cơ sở Ngọc Hường (ở số 85 đường Trung Văn, huyện Từ Liêm) do Thanh tra Sở lấy mẫu, gửi Trung tâm Y tế dự phòng kiểm nghiệm đã có kết quả. Theo đó, mẫu đá này cũng bị nhiễm vi sinh.
Trước đó vào đầu tháng 6, đoàn kiểm tra liên ngành VSATTP của Sở Y tế tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất đá sạch Ngọc Hường đã phát hiện nhiều vi phạm về điều kiện vệ sinh khu sản xuất, bảo quản. Bà Mai Thị Hồng Hạnh cho biết, Thanh tra Sở Y tế đã lập biên bản xử phạt cơ sở sản xuất đá viên Ngọc Hường 31,5 triệu đồng, yêu cầu tiêu hủy toàn bộ lô đá viên bị nhiễm vi sinh. Hiện tại, dưới sự giám sát của Phòng y tế huyện Từ Liêm, Trạm y tế xã Trung Văn, cơ sở Ngọc Hường đã khắc phục được những vi phạm và được phép hoạt động trở lại.
Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có 69 cơ sở sản xuất nước đá sạch có công bố sản phẩm và hơn 370 cơ sở sản xuất nước tinh khiết đóng chai được cấp phép.
Ông Hàn Tự Do, Phó Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ đầu hè 2013, Thanh tra Sở đã đình chỉ 3 cơ sở sản xuất nước tinh khiết đóng chai, nước đá viên, đều do lỗi vi phạm về điều kiện sản xuất chật chội, bẩn thỉu, không đảm bảo ATTP. Đấy là chưa kể vẫn có những cơ sở sản xuất hoạt động chui, nhái nhãn mác của những hãng nước tinh khiết nổi tiếng, có uy tín trên thị trường...
Thanh tra Sở Y tế vẫn đang tiếp tục kiểm tra, lấy mẫu với mặt hàng này. Ông Hàn Tự Do cũng khuyến cáo người tiêu dùng chỉ nên chọn mua nước tinh khiết đóng chai của các hãng đã được cấp phép, có uy tín, có thương hiệu trên thị trường để đảm bảo an toàn, chất lượng.
Theo ANTD
Thức ăn nghi nhiễm khuẩn chưa được cấp phép Trước thông tin về việc một số sản phẩm thức ăn cho trẻ sơ sinh nhãn hiệu Heinz (Canada) có các lỗi đóng gói có thể gây ra mối nguy về sự xâm nhập của vi khuẩn, ngày 18-3, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cho biết, đến thời điểm hiện tại Cục chưa cấp giấy xác nhận công bố...