Thịt lợn giảm giá mạnh vì thông tin chất tạo nạc
Giá thịt lợn thương lái mua của người dân hiện đã giảm 10.000 đồng/kg ngay tại chuồng. Như vậy, với mỗi lứa lợn, người dân đã mất đi vài chục triệu đồng. Hành vi vô lương tâm, thiếu trách nhiệm của một số người đang đẩy người nông dân vào cảnh điêu đứng. Trong khi đó, người tiêu dùng vẫn hoang mang về độ an toàn khi sử dụng loại thực phẩm này.
Người tiêu dùng hoang mang, người nuôi điêu đứng
Ông Nguyễn Phước Đông – Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai, cho biết: Theo các nhà khoa học thì tác hại của việc sử dụng thịt lợn có chứa dư lượng chất phụ gia thuộc nhóm Beta Agonist là rất nguy hiểm: rối loạn nhịp tim, liệt cơ, run cơ, phù nề, thậm chí ung thư và gây biến đổi gen, ảnh hưởng tới cả di truyền…
Vào đầu năm nay, Chi cục Thú y Đồng Nai đã phát hiện 1 hộ chăn nuôi lợn và 2 hộ giết mổ lợn có chất cấm này. Tuy cho đến nay, chưa vụ việc sử dụng hóa chất này với lượng lớn nào được phát hiện, nhưng qua trinh sát của lực lượng QLTT, 3 công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi có sử dụng chất tạo nạc cũng đã bị phát hiện. Gần 3 tạ nguyên liệu để pha chế với với nhãn ghi là Super tạo nạc, Super weight và B Complex cùng với gần 2,5 tấn thành phẩm cũng với các nhãn hiệu như trên đã bị thu giữ.
“Chúng tôi đã gửi mẫu đi giám định xem các chất trên có thuộc nhóm Beta Agonist không và đang chờ kết quả” – ông Đông cho biết. Trước đó, vào đầu năm, lực lượng chức năng cũng đã phát hiện 2 cửa hàng bán thức ăn chăn nuôi mang tên Gấu và Duy Hào (huyện Trảng Bom) bán chất cấm sử dụng.
Việc chất kích nạc bị phát hiện tại Đồng Nai – tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển vào loại nhất nhì cả nước với khả năng cung cấp ra thị trường 2,5 triệu con lợn/năm đã gây tác động tiêu cực đến tâm lý người tiêu dùng và ngành chăn nuôi cả nước. Bộ NN&PTNT cho biết: Giá thịt lợn trong tuần qua ở các tỉnh ĐBSCL đã giảm từ 52.000 đồng/kg xuống còn 45.000-48.000 đồng/kg.
Muốn người dân không quay lưng với thịt lợn, cần nói rõ đâu là thịt an toàn.
“Nếu cứ tình trạng như vậy thì sẽ lại gây ảnh hưởng tới người chăn nuôi chân chính, buộc họ bỏ đàn và tới giữa năm chúng ta lại phải bàn chuyện thiếu thịt, lo bình ổn giá” – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần lo ngại. Dù theo ông Phùng Hữu Hào, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Bộ NN&PTNT): Tỷ lệ sử dụng chất tạo nạc bị phát hiện chỉ chiếm rất thấp, chưa đến 1%, nhưng người tiêu dùng vẫn hoang mang và quay lưng với thịt lợn.
Video đang HOT
Cần nói cho người dân đâu là thịt an toàn
Ngày 22/3, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã yêu cầu “làm rõ tình hình, công bố rõ việc vi phạm này xảy ra ở khu vực nào, tại trại chăn nuôi nào để nhân dân biết mà tránh”. Cho đến thời điểm này, khá lâu sau khi hóa chất cấm bị phát hiện lần đầu tiên, cơ quan chức năng vẫn chưa làm được điều này. Đấy chính là nguyên nhân vì sao các khuyến cáo người dân “yên tâm”, “không nên quay lưng với thịt lợn” của các quan chức Bộ NN&PTNT không có tác dụng.
Thay vì tuyên bố một cách rất cảm tính rằng việc sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi “không phải là nhiều”, điều các cơ quan chức năng nên làm là cử đoàn kiểm tra đi lấy mẫu thử của các trang trại lớn (nguồn cung thịt lớn chính đi ra từ đó) để “cộp” mác an toàn với những mẫu thử tốt cho người dân biết đường mà sử dụng, và người chăn nuôi chân chính khỏi bị thiệt thòi. Nếu cứ tiếp tục ngồi nói mà không làm, người chăn nuôi thua lỗ chắc chắn sẽ bỏ chuồng, và việc thiếu thịt lợn dẫn đến sốt giá có thể nhìn thấy ngay trước mắt.
Ngăn chặn chất cấm thâm nhập từ biên giới Những hóa chất cấm đang được một số nông dân sử dụng một cách thiếu hiểu biết có nguồn gốc từ ngoài biên giới, cụ thể là Trung Quốc và Thái Lan. Đây là nhận định của ông Lê Bá Lịch – Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam. Ông Nguyễn Phước Đông, Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai cũng đồng ý với quan điểm đó. “Chúng tôi đề nghị các lực lượng như Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cục Thú y tăng cường kiểm soát, ngăn chặn tại các cửa khẩu. Phải chặn từ gốc, chứ để tuồn vào nội địa rồi thì rất khó, đặc biệt với bà con chăn nuôi nhỏ lẻ. Thêm vào đó, Bộ NN&PTNT cũng cần chỉ đạo các cơ quan chuyên ngành tăng cường kiểm tra lấy mẫu tại các trang trại chăn nuôi, kể cả các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi. Cục Thú y có dụng cụ test để qua nước tiểu heo biết được có dư lượng hóa chất cấm hay không” – ông Đông đề xuất.
Kết quả kiểm tra các chất cấm trong chăn nuôi ở Đồng Nai Qua đợt tổng kiểm tra, Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai phát hiện ba công ty sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi có sản phẩm ghi trên bao bì: tăng trọng nhanh, nở mông, vai nhiều nạc. Sau đó, Chi cục QLTT tỉnh đã lấy mẫu các sản phẩm trên gửi về Trung tâm phân tích kiểm nghiệm TP HCM để kiểm nghiệm. Ngày 23/3, Chi cục QLTT tỉnh chính thức công bố kết quả kiểm nghiệm: Công ty TNHH Dinh Dưỡng Vàng, địa chỉ: 57/2A, Lê Duẩn, Kp 4, thị trấn Trảng Bom, Đồng Nai, sản xuất sản phẩm dinh dưỡng vitamin khoáng dành cho gia súc nhãn hiệu “SUPER TẠO NẠC” có chất cấm dùng trong chăn nuôi “Ractopamine” với hàm lượng 0,8mcg/kg và nguyên liệu không nhãn mác được thu giữ tại công ty có trọng lượng 2,5kg có chất cấm dùng trong chăn nuôi “Salbutamol” với hàm lượng 11,3mg/kg… Trường hợp Công ty TNHH DV Nông nghiệp Thiên Hương Phát, địa chỉ: 266/8 ấp Tân Thành, xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom, Đồng Nai, sản xuất sản phẩm có nhãn hiệu Super Weight – 02 và B Complex – C; kết quả kiểm nghiệm số sản phẩm do công ty sản xuất không có chất cấm dùng trong chăn nuôi. Nhưng công ty đã vi phạm: sản xuất kinh doanh thức ăn gia súc sai nội dung đăng ký kinh doanh, vi phạm về điều kiện sản xuất, sản phẩm do công ty sản xuất không công bố chất lượng. Đối với Công ty TNHH Nhân Lộc, địa chỉ: ấp 4, xã Bình Lợi, Vĩnh Cửu, Đồng Nai, sản xuất thức ăn chăn nuôi có nhãn hiệu: ROVETCO, SUMO, kết quả kiểm nghiệm các sản phẩm do công ty sản xuất không có chất cấm dùng trong chăn nuôi. Nhưng công ty đã vi phạm: kinh doanh hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài, nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam theo quy định… Hiện 3 công ty vi phạm trên tiếp tục bị đình chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh, niêm phong hàng hóa vi phạm chờ xử lý theo quy định…
Chào thua thịt heo bẩn!
Heo có chất cấm không bị tịch thu, tiêu hủy; trái lại còn được giết mổ, tiêu thụ hợp pháp
Tình trạng nuôi heo bằng chất tăng trọng, tạo nạc, chất cấmlâu nay khá phổ biến. Các chất này cũng được kinh doanh, bày bán công khai, trong khi thịt heo bẩn buôn bán đầy rẫy hằng ngày trên thị trường. Thế nhưng, do thiếu quy định và quản lý lỏng lẻo, các cơ quan chức năng không thể xử lý được vi phạm.
Tràn lan chất tạo nạc
Theo chỉ đạo của Cục QLTT - Bộ Công Thương, ngày 12-3, Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai tiếp tục ra quân kiểm tra hoạt động buôn bán thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh này. Kiểm tra Công ty TNHH Nhân Lộc (xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu), một trong những doanh nghiệp sản xuất, đóng gói chất tăng trọng, tạo nạc trong chăn nuôi có quy mô lớn ở tỉnh Đồng Nai, cơ quan chức năng đã phát hiện và thu giữ khoảng 2,5 tấn chất tạo nạc được đóng thành từng bao (loại 20 kg/bao) mang các nhãn hiệu HT02, HT04.
Trên bao bì ghi rõ đây là chất có tác dụng tạo nạc cho heo, giúp thịt có màu đỏ, nhanh tăng trọng... Tại đây, cơ quan chức năng còn thu giữ 156 gói (loại 1 kg/gói) chất T01, Sumo, Pig-Moke cũng được quảng cáo là chất nở mông, vai, nhiều nạc; 175 kg thuốc chlortetracylin đã hết hạn sử dụng; 10 tấn thức ăn chăn nuôi nhập khẩu từ nước ngoài nhưng không có tem nhãn theo quy định. Tại thời điểm kiểm tra, đại diện công ty trên không xuất trình được hóa đơn, chứng từ, nguồn gốc xuất xứ của số hàng trên.
dinh dưỡng Vàng
Trước đó, ngày 10-3, Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai cũng đãkiểm tra Công ty TNHH DV Nông nghiệp Thiên Hương Phát (xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom), thu giữ 220 kg chất tạo nạc "Super Weight 02 và Bcomplex - C và 120 kg chất bột trắng nguyên liệu không có nhãn mác.
Cùng thời điểm, Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai cũng đã thu giữ 36 kg chất siêu nạc trong chăn nuôi tại Công ty TNHH Thực phẩm Dinh dưỡng Vàng (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai), trong đó có 24 kg được đóng gói với nhãn hiệu "Super tạo nạc".
Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai cho biết vẫn đang tiếp tục rà soát các cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn. Phải chờ đến khi có kết quả xét nghiệm mới xác định rõ các chất tăng trọng, tạo nạc như nói trên có thuộc danh mục chất cấm sử dụng trong chăn nuôi hay không mới có cơ sở xử lý.
Quá nhiều kẽ hở
Việc quản lý các cơ sở chăn nuôi, lò giết mổ gia súc hiện nay thực hiện theo Thông tư 54 của Bộ NN-PTNT. Theo thông tư này, heo sống khi vận chuyển về các lò giết mổ, nếu phát hiện dương tính với chất cấm thuộc nhóm beta-agonist (ractopamine, clenbuterol, salbutamol) thì sẽ bị lưu giữ từ 3 - 7 ngày để cho heo đào thải các chất độc hại. Sau đó, lấy mẫu xét nghiệm lại, nếu âm tính với các chất này thì mới cho giết mổ tiếp. Như vậy, cho dù heo có sử dụng chất cấm cũng không bị tịch thu, tiêu hủy mà vẫn được tiếp tục tung ra thị trường một cách hợp pháp.
Ông Tạ Trọng Khang, Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh Bình Dương, cho biết việc giám sát heo tại lò giết mổ, trên thị trường hiện nay rất khó khăn, không hiệu quả. Vì khi heo nhập lò lẫn lộn nhiều nguồn không thể quy trách nhiệm cho ai được. Còn thịt heo bày bán trên thị trường cũng vậy, người bán cũng không biết heo có chất cấm.
Truynguồn gốc không hề đơn giản vì qua hàng chục trung gian. Xác minh chưa xong thì lô thịt heo đó cũng đã bán hết từ lâu. "Khi đưa heo vào lò mổ cũng không biết phải xử phạt ai vì một lô heo cũng có đến cả chục hộ nuôi (địa chỉ cũng không rõ ràng). Chủ lò không chịu trách nhiệm, lái heo cũng không biết ai sử dụng chất cấm" - ông Trần Văn Quang, Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai, cho biết.
Sản phẩm Super Weight 02 tạo nạc cho heo của Công ty TNHH Dịch vụ Nông nghiệp Thiên Hương bị thu giữ. ẢNH DO CHI CỤC QLTT TỈNH ĐỒNG NAI CUNG CẤP
Cũng theo ông Quang, việc quản lý sử dụng các chất tăng trọng, tạo nạc hoặc chất cấm trong chăn nuôi hiện nay có rất nhiềukẽ hở. Đáng chú ý nhất là việc quản lý heo lưu giữ bị nghi nhiễm chất cấm.
Cụ thể, sau khi lập biên bản lưu giữ heo nghi nhiễm chất cấm, cơ quan chức năng thườnggiao lại cho thương lái hoặc chủ heo (một số người ở lò nhận gom heo vào và bao tiêu thụ hàng) để...tự lo nơi lưu giữ nhưng không có lực lượng giám sát. Điều này khó tránh khỏi thất thoát, cũng như tạo điều kiện để thương lái, chủ heo tráo hàng.
Theo ông Nguyễn Phước Trung, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TPHCM, những vướng mắc trong quản lý chất cấm sử dụng trong chăn nuôi cần phải sớm tháo gỡ. Bộ Y tế nên sửa đổi, bổ sung, ban hành chất cấm sử dụng, quy định rõ hàm lượng các chất sử dụng trong chăn nuôi. Còn theo ông Hoàng Văn Năm, Cục trưởng Cục Thú y, Bộ NN-PTNT đang rà soát lại các văn bản, quy định pháp luật, xem xét sửa đổi, bổ sung Thông tư 54 cho phù hợp với thực tiễn.
Đồng Nai: "Ổ" chất cấm trong chăn nuôi
Đồng Nai lâu nay được xem là vùng nuôi heo lớn của cả nước. Theo thống kê sơ bộ của các cơ quan chức năng, đây cũng là địa phương có số hộ nuôi heo sử dụng chất tăng trọng, tạo nạc, chất cấm lớn nhất nước, chiếm đến 50%. Kế đến là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng25%, Bến Tre 20%, Bình Dương 10%. Các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Thuận, số hộ chăn nuôi heo sử dụng chất tăng trọng, tạo nạc ít hơn, khoảng 5%.
Theo Người lao động
Phát hiện một lượng "khủng" chất tạo nạc Ngày 12.3, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Đồng Nai tiếp tục phát hiện có ít nhất 2,5 tấn chất tạo nạc thành phẩm dùng trong chăn nuôi đang để trong kho một công ty trên địa bàn. Đây được xem là số lượng chất tạo nạc được phát hiện lớn nhất trong đợt cao điểm kiểm tra hoạt động buôn bán...