Thịt heo nghi nhiễm bệnh vào Big C
Thịt có dấu kiểm dịch nhưng nổi nhiều nốt như hạt gạo và có một nốt to màu xanh giống như mủ.
Tối 10-3, chị T. (quận Gò Vấp, TP.HCM) đến siêu thị Big C Gò Vấp (792 Nguyễn Kiệm, phường 3) mua khoảng 2kg thịt heo. Khi mang thịt về, chị phát hiện một miếng nạc dăm có dấu hiệu bất thường như nổi các nốt, thậm chí có một nốt to màu xanh, nhìn giống như mủ. Chị liền mang trả lại siêu thị số thịt heo trên.
Kiểm dịch nhưng vẫn dính?
“Khi cắt miếng thịt ra, tôi rất hoang mang và không biết phải làm sao. Tôi lên Internet tìm hiểu thì thấy miếng thịt mình mua có biểu hiện giống bệnh heo gạo. Vì vậy, tôi quyết định quay lại siêu thị để hỏi về nguồn gốc thịt heo mà họ đang bán cho người tiêu dùng” – chị T. nói.
Cũng theo chị T., khi chị mang thịt đến, nhân viên của siêu thị đã luôn miệng xin lỗi chị. Họ đề nghị được hoàn lại tiền cho chị và hứa sẽ kiểm nghiệm lại miếng thịt có nổi nốt. Ngoài ra, họ còn hẹn chị quay trở lại để làm việc vào sáng hôm sau (11-3).
Miếng thịt heo mà chị T. mua vào tối 10-3 có nổi nhiều nốt. Ảnh: MP
Video đang HOT
Tại buổi làm việc, bà Nguyễn Hoài Thu, phụ trách an toàn thực phẩm của siêu thị, đã đưa cho chị T. xem giấy chứng nhận kiểm dịch của Chi cục Thú y Đồng Nai cấp cho lô hàng ngày 10-3. Theo giấy chứng nhận kiểm dịch này, lô hàng nhập về ngày 10-3 là 285 kg, trong đó 272 kg là thịt heo, số còn lại là phụ phẩm heo, giò sống. Trong giấy chứng nhận kiểm dịch ghi tên đơn vị chủ hàng là Big C Đồng Nai.
Bà Thu thừa nhận nhìn bằng mắt thường thì miếng thịt heo “có vấn đề” và việc khách hàng mang trả lại siêu thị là xác đáng. “Nguyên một con heo, có chỗ đó bị gạo thì chúng tôi không thể kiểm tra và xé nát hết con heo để coi lại” – bà Thu nói. Bà cũng thông tin ngay sau khi phát hiện có sự cố, siêu thị đã gom lô hàng còn lại đi tiêu hủy. Tuy nhiên, về số lượng tiêu hủy cụ thể thì bà Thu không tiết lộ.
Sẽ làm việc lại với nhà cung cấp
Giấy chứng nhận sản phẩm an toàn từ Chi cục Thú y Đồng Nai.
Trao đổi qua điện thoại với báo Pháp Luật TP.HCM, bà Dương Thị Quỳnh Trang, Giám đốc đối ngoại Big C, cho biết: Siêu thị đang làm việc với nhà cung cấp và bên thu mua để xác định các thông tin khách quan, chính xác.
“Đến nay, Big C chưa có bất cứ câu trả lời nào vì Big C còn phải xem tất cả những giải trình, giấy tờ chứ không thể kết luận cảm quan được. Một nhân viên của cửa hàng không có quyền kết luận đó là thịt heo bệnh. Trước mắt, Big C nhận lại sản phẩm, ghi nhận đầy đủ ý kiến của người tiêu dùng…”.
Khi được hỏi “nhà cung cấp số heo đó là ai”, bà Trang nói: “Để chắc chắn, tất cả nhân viên đang thu thập hồ sơ để xác định miếng thịt đó đến từ đâu vì Big C có nhiều nhà cung cấp”.
Lý giải về thông tin chủ hàng là Big C Đồng Nai, bà Trang nói: “Chúng tôi mua thịt heo về và cắt ra ở Big C Đồng Nai để giao cho các siêu thị khác. Có nghĩa là đằng sau Big C Đồng Nai là những nhà cung cấp thịt”.
Theo VNE
Sợ nhiễm bệnh khi yêu gái qua đường
Em đã quan hệ với một cô gái mới quen. Cô ấy vẫn còn trong chu kỳ kinh nguyệt. Giờ nghĩ lại em thấy sợ quá, có khi nào em lây bệnh tình dục từ cô ấy không? (Đăng Tâm)
Ảnh minh họa: News.
Trả lời:
Chào bạn,
Khi đối tượng quan hệ tình dục là người chưa rõ tình trạng huyết thanh, quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su được xem là hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV.
Do vậy, trong tình huống này, bạn cần suy nghĩ lại xem lần quan hệ đó, bạn có sử dụng bao cao su hay không? Giả sử câu trả lời là không, hẳn nhiên bạn có nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục nếu người bạn gái kia không may đã nhiễm bệnh từ trước.
Quan hệ tình dục trong kỳ kinh, thuật ngữ còn gọi là "period sex", mặc dù chưa có bằng chứng rõ ràng, hành vi này trên lý luận sẽ làm tăng thêm nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu (trong đó có HIV). Bởi rõ ràng trong trường hợp này, sự tiếp xúc với máu (vốn là dịch tiết nguy cơ) sẽ gia tăng so với quan hệ ngoài kỳ kinh.
Điều sau cùng mà tôi muốn chia sẻ, theo khuyến cáo, mỗi cá nhân khi có hành vi quan hệ tình dục cho dù có sử dụng bao cao su vẫn nên có thói quen xét nghiệm HIV định kỳ, ít nhất mỗi năm một lần, nhằm đảm bảo sức khoẻ sinh sản cho bản thân.
Thân ái.
Theo VNE
Phòng tránh nhiễm bệnh ở nhà vệ sinh công cộng Rất nhiều người lo sợ sẽ bị lây các bệnh qua đường tình dục từ toilet công cộng, nhưng thực ra các thiết bị văn phòng còn chứa nhiều vi khuẩn hơn các nhà vệ sinh tới 400 lần. Chúng ta có thể bị lây bệnh từ nhà vệ sinh công cộng hay không? Rất may, câu trả lời là "có thể không"...