Thịt “độc” ra chợ
Thịt heo siêu nạc chứa chất cấm đã ung dung lên bàn ăn và người tiêu dùng lãnh đủ do thiếu kiểm soát
Tại cuộc họp ngày 28-9, ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP HCM, cho biết qua kiểm tra ngẫu nhiên 9 mẫu thịt heo lưu thông trên thị trường đã phát hiện 3 mẫu dương tính với chất cấm (thuộc nhóm Beta-agonist gồm: Salbutamol, Ractopamine, Clenbuterot). Ba mẫu thịt này có nguồn gốc từ các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Không thể tạm giữ
Trước đó, vào đầu năm 2015, kết quả giám sát mối nguy an toàn thực phẩm trong thịt heo do Viện Y tế công cộng
Người tiêu dùng khó có thể phân biệt thịt heo có chất tạo nạc hay không Ảnh: Tấn Thạnh
TP HCM thực hiện cũng phát hiện có 4/15 mẫu thịt sống bị nhiễm chất tăng trọng Salbutamol. Trong 4 mẫu thịt chứa chất cấm, có một mẫu lấy tại một siêu thị lớn ở quận 8, các mẫu còn lại được lấy tại cửa hàng và điểm bán lẻ ở quận 2, 8 và Bình Thạnh. Điều này cho thấy xác suất người tiêu dùng ra chợ mua phải thịt heo chứa chất cấm không hề nhỏ.
Ông Phan Xuân Thảo nêu thực tế hiện nay, việc lấy mẫu kiểm tra tồn dư chất cấm trên thịt tươi chỉ dừng lại ở việc kiểm tra giám sát, chưa có cơ sở để tạm giữ, xử lý nên phải cho tiêu thụ thịt trong quá trình giám sát.
Nguyên nhân do thời gian đợi kết quả xét nghiệm định lượng có giá trị về pháp lý để xử lý vi phạm và công bố mẫu vi phạm phải mất từ 3-7 ngày, trước đó còn phải mất khoảng 36 giờ để kiểm tra định tính (xay mẫu, đồng nhất mẫu và tách chiết mẫu). Trong khi đó, việc giết mổ, phân phối và tiêu thụ thịt trên thị trường diễn ra rất ngắn (ngay trong đêm) nên khi xác định mẫu thịt dương tính với chất cấm thì toàn bộ sản phẩm đã được xuất bán, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Trường hợp cơ quan chức năng tạm giữ lô hàng trong thời gian chờ phân tích định lượng nếu kết quả xét nghiệm âm tính dễ xảy ra tranh chấp, bồi thường thiệt hại.
“Những khó khăn trên đã tạo kẽ hở cho các thương nhân lợi dụng. Trước việc
Video đang HOT
TP HCM tăng cường kiểm tra chất cấm tại các lò mổ, họ đang chuyển hướng đưa heo đi giết mổ ở các địa phương lân cận rồi vận chuyển thịt về TP HCM tiêu thụ để né kiểm soát. Do đó, Chi cục Thú y TP đã có báo cáo các cấp lãnh đạo, trong đó có Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm để đủ lực kiểm soát tình hình, tránh bị động, bảo đảm sức khỏe cho người dân” – ông Thảo nói.
Sợ vẫn phải ăn
Thông tin thịt heo có chất cấm tràn lan trên thị trường khiến người tiêu dùng hoang mang bởi trong cơ cấu các loại thịt sử dụng trong bữa ăn người Việt thì thịt heo chiếm hơn 70% (còn lại là thịt gia cầm và thịt bò).
Chị Lê Thị Trinh (ngụ quận 12) cho biết nghe thông tin heo siêu nạc có chứa chất độc hại rất sợ nhưng không thể từ bỏ món ăn này. “Ra chợ thấy miếng thịt nào nạc dính da thì né, chỉ chọn loại có mỡ dày rồi về nhà lóc bỏ phần mỡ, chỉ ăn nạc vì sợ chất béo động vật không tốt cho sức khỏe, tính ra đắt hơn thịt nạc nhưng đỡ lo hơn” – chị Trinh chia sẻ kinh nghiệm.
Để trấn an người tiêu dùng, siêu thị Lotte Mart (quận 7) đã phải dán kết quả xét nghiệm thịt heo âm tính với 2 chất cấm phổ biến là Salbutamol và Clenbuterot. Còn lãnh đạo Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (VISSAN) cho biết nhờ kiểm soát chặt đầu vào thịt heo và người tiêu dùng tin tưởng nên sản lượng tiêu thụ thời gian qua vẫn ổn định, không ảnh hưởng bởi thông tin heo siêu nạc.
Theo bà Phan Thị Việt Thu, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng TP HCM, heo tạo nạc là vấn đề nhức nhối nhưng người tiêu dùng sẽ khó đòi được bồi thường nếu xảy ra vấn đề về sức khỏe vì không thể chứng minh được. Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước phải tăng cường kiểm tra từ gốc để bảo đảm sức khỏe cho người dân và nhanh chóng đưa ra các chế tài để bịt lỗ hổng về mặt pháp lý.
Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo chuỗi an toàn thực phẩm TP HCM, hiện nay TP HCM đã có 2 đơn vị tham gia và đạt chứng nhận với sản lượng 350 con/ngày (được kiểm soát từ trang trại đến giết mổ tiêu thụ). Tuy nhiên, số lượng thịt heo này khi ra thị trường chưa được đóng gói, dán nhãn, logo nên vẫn trong tình cảnh “áo gấm đi đêm”.
Thịt tẩm chất cấm có khắp nơi
Trong 9 tháng đầu năm 2015, kiểm tra tại cơ sở giết mổ, Chi cục Thú y TP HCM đã phát hiện 95 mẫu dương tính với chất cấm (18,41%) từ những lô hàng xuất phát từ các tỉnh Đồng Nai, Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Bà Rịa – Vũng Tàu và Vĩnh Long. Kiểm tra trong giết mổ và vận chuyển heo trái phép cũng phát hiện 3 trường hợp dương tính với chất cấm. Ngoài ra, giám sát nguồn từ các tỉnh gửi về phân tích còn ghi nhận 12 mẫu (9,09%) dính chất cấm. Theo ông Phan Xuân Thảo, tình hình vi phạm đang có chiều hướng gia tăng, phạm vi rộng hơn và mức độ phổ biến hơn.
Chi cục Thú y TP đề xuất không cho phép tồn dư Salbutamol và Clenbuterot trong thịt, gan, thận, máu, nước tiểu động vật thay vì cho phép trong giới hạn như hiện nay do đây là chất cấm sử dụng trong chăn nuôi. Đồng thời đưa chỉ tiêu kiểm tra tồn dư chất cấm tại cơ sở chăn nuôi và giết mổ là chỉ tiêu kiểm tra bắt buộc để bảo đảm cung cấp nguồn thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
NGỌC ÁNH
Theo_Người lao động
Rùng mình công nghệ 'lên đời' thực phẩm thối
Những con gà trắng nhợt, thịt heo thối rữa chỉ cần ngâm vào hóa chất một thời gian ngắn sẽ trở nên tươi ngon, bắt mắt sau đó tung ra thị trường tiêu thụ. Thời gian gần đây, cơ quan chức năng liên tục phát hiện những cơ sở sử dụng hóa chất để ngâm, tẩm chất độc hại để "lên đời" thực phẩm bẩn khiến người tiêu dùng khiếp sợ."Hô biến" gà trắng nhợt thành vàng óng
Sau một thời gian theo dõi cơ sở giết mổ gia cầm nằm tại số 170/5D ấp Tam Đông, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, do Võ Văn Diệp (SN 1984) làm chủ, khoảng 5h sáng ngày 27/9, Trạm Thú y huyện Hóc Môn phối hợp với Phòng Cảnh sát môi trường (PC49) Công an TPHCM, Đội Quản lý thị trường huyện Hóc Môn bất ngờ ập vào cơ sở giết mổ trên. Lực lượng chức năng bắt quả tang cơ sở này đang tổ chức giết mổ gà trái phép với 140 con gà đã được giết mổ và 170 con khác đang chờ giết cùng nhiều tang vật liên quan. Ông Diệp khai toàn bộ số gà trên không có giấy kiểm dịch và được thu mua từ Tiền Giang về giết mổ mỗi ngày 100-200 con rồi đem bán cho các thương lái ở chợ Hóc Môn, Củ Chi, quận 12... Cơ sở này không có giấy phép hoạt động, các sản phẩm không có chứng nhận kiểm dịch.
Trong khi khám xét cơ sở này, lực lượng chức năng phát hiện một bồn nước dùng để ngâm gà đã giết mổ. Số gà sau khi giết mổ không chỉ bị vứt lăn lóc trên nền nhà mà còn ngâm vào một loại hỗn hợp gồm hóa chất và dầu hôi. Ông Diệp khai, hóa chất trên được mua từ Chợ Lớn, không rõ tên gọi, nguồn gốc, với giá 500.000 đồng/1kg. Hóa chất này có màu đen, ánh bạc, đem pha với dung dịch dầu hôi thành dung dịch hỗn hợp có màu đỏ óng giống như màu sơn PU sử dụng để làm bóng gỗ. Những con gà sau khi giết mổ bỏ ngoài trời thời gian dài, màu da đổi màu trắng nhợt, khi được ngâm vào hỗn hợp hóa chất trên trong thời gian ngắn, những con gà này biến thành màu vàng óng, bắt mắt, rồi tuồn cho thương lái ở các chợ bán cho người tiêu dùng.
Theo một cán bộ trong đoàn liên ngành, tình trạng các cơ sở giết mổ gia cầm chui hoạt động rầm rộ và sử dụng các loại hóa chất độc hại để tẩm ướp thực phẩm ôi thành tươi đang khá phức tạp. Cơ quan chức năng đang đẩy mạnh công tác rà soát, kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những cơ sở này.
Heo chết vào lò heo quay, nội tạng thối vào chợ
Cũng với chiêu thức sử dụng các loại hóa chất độc hại để tẩm ướp, một số cơ sở còn biến da heo, nội tạng heo chết trở nên tươi ngon, nặng ký; tuồn heo bệnh, heo chết vào các lò heo quay để biến thành thực phẩm tươi ngon rồi tuồn vào TPHCM tiêu thụ. Hám lợi nhuận cao, nhiều đối tượng đã bất chấp sức khỏe người tiêu dùng và pháp luật kiếm tiền một cách phi pháp.
Cơ quan chức năng bắt ba cơ sở ngâm da heo vào hóa chất. Ảnh: Ngô Bình
Để kiếm lời bất chính từ việc ngâm da heo vào hóa chất tẩy trắng và làm nở không nguồn gốc, không nhãn mác, Nguyễn Thị Thu Ba (SN 1972), Nguyễn Thị Mỹ Nữ và Nguyễn Văn Chánh (SN 1970, quê Bến Tre), thuê ba phòng trọ tại hẻm 80 đường 41, phường 16, quận 8, TPHCM, hoạt động nhiều năm nay.
Các đối tượng trên mua da heo không kiểm dịch, không rõ nguồn gốc về lột sạch lớp mỡ bên trong rồi luộc chín. Sau đó thả vào những xô chậu, bể đựng hóa chất pha sẵn, ngâm nhiều ngày nhằm làm trắng và cho da heo nở để tăng trọng lượng. Sau nhiều ngày ngâm trong hóa chất, da heo có màu trắng bắt mắt, nở to như ngón tay được vớt ra rồi cắt thành sợi giao cho các quán cơm tấm, quán nhậu ven đường bán cho khách. Cơ sở của các đối tượng trên đã hoạt động nhiều năm. Mới đây lực lượng liên ngành TPHCM phát hiện triệt phá với hàng trăm kilôgam da heo và 4kg hóa chất đang nằm trong 3 căn phòng trọ.
Không ngâm tẩm hóa chất nhưng những con heo bệnh chết ở khắp nơi được phù phép thành heo quay với màu sắc, hương vị không khác gì heo thịt bình thường. Đó là chiêu thức của Ninh Thị Thái, khu phố 2, phường Long Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Hằng ngày, bà Thái cho người đi thu mua heo chết, heo bệnh của các hộ dân chăn nuôi trên địa bàn Bình Dương, Đồng Nai về mổ thịt. Sau đó số heo bệnh chết này được tuồn vào các lò quay heo ở Bình Dương, TPHCM... Từ heo chết, qua tay bà Thái và cơ sở quay heo, biến thành heo quay thơm ngon, vàng rực.
Sau thời gian dài hoạt động, mới đây cơ sở của bà Thái bị lực lượng chức năng phát hiện khi đang mổ thịt một con heo nái và 7 con heo con đã chết với tổng trọng lượng 400kg. Toàn bộ số heo và thịt thành phẩm được vứt dưới nền nhà đầy rác bao quanh. Thịt heo có dấu hiệu xuất huyết dưới da, tím tái và bốc mùi hôi.
Mới đây, đoàn liên ngành Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức phối hợp với Đội CSGT Rạch Chiếc tuần tra trên Quốc lộ 1A thuộc phường Linh Trung, quận Thủ Đức, kiểm tra xe ô tô chạy hướng từ Đồng Nai đi TPHCM, phát hiện lượng lớn nội tạng, phụ phẩm heo thối gồm 278 kg không giấy chứng nhận kiểm dịch, đã bốc mùi hôi thối. Tài xế Phạm Ngọc Duy Hiền (25 tuổi, quê Đồng Nai) khai đang trên đường vận chuyển số hàng trên từ Đồng Nai về chợ Phước Bình, quận 9, TPHCM, tiêu thụ.
Một cán bộ Trạm Thú y huyện Hóc Môn, TPHCM cho biết, các cơ sở giết mổ gia cầm, heo không giấy phép hoạt động khá nhiều. Để bắt quả tang cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên ngành. Trong giai đoạn từ nay đến cuối năm, hoạt động giết mổ gia cầm, heo càng trở nên phức tạp, các ngành liên quan tăng cường công tác kiểm soát dịp trước tết.
Tiêu hủy gần 1 tấn nầm lợn thối nhập lậu Ngày 27/9, lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn tổ chức tiêu hủy số lượng lớn nội tạng động vật nhập lậu do công an địa phương bàn giao. Trước đó, trưa 26/9, công an huyện Lộc Bình phát hiện một nhóm đối tượng điều khiển xe máy đang tập kết hàng nhập lậu từ Trung Quốc về một ngôi nhà hoang ở thôn Long Đầu, xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình. Thấy công an, các đối tượng buôn lậu vứt hàng bỏ chạy, để lại 11 bao nầm lợn thối, tổng trọng lượng trên 950 kg, đang trong giai đoạn phân hủy.
Theo_VietNamNet
Quy trình nhuộm hóa chất gà vàng ươm Chủ lò mổ gà khai nhận mua hóa chất ở chợ Kim Biên trộn với dầu hôi rồi nhúng gà vào. Sau khi được "tắm" hóa chất, con gà nhợt nhạt sẽ có màu da vàng ươm bắt mắt Rạng sáng 27/9, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an TP HCM cùng lực lượng chức năng huyện Hóc...