Thịt chó và em, anh chọn ai?
Với những lần phát động “chiến tranh lạnh” trước, nàng thường chỉ giận dỗi đưa chồng về trạng thái cách ly, còn lần này nàng ra hẳn tối hậu thư: “Anh chọn đi, chọn ăn thịt chó hay chọn em?”.
Chưa bao giờ vợ chồng tôi lại có sự mâu thuẫn sâu sắc như thế về một vấn đề xã hội. Hơn nữa, với những lần phát động “chiến tranh lạnh” trước, nàng thường chỉ giận dỗi đưa chồng về trạng thái cách ly, còn lần này nàng ra hẳn tối hậu thư: “Anh chọn đi, chọn ăn thịt chó hay chọn em?”.
Thì ra, nàng vừa đọc đâu đó thông tin về chiến dịch vận động người Việt không ăn thịt chó. Nàng vốn yêu chó, nàng từng tuyên bố, chồng phải có, chó cũng phải nuôi. Nhưng kể từ khi con KiKi của nàng chẳng may bị tông xe mà chết, nàng không còn dám nuôi chó nữa.
Câu hỏi này của nàng rất khó. Nàng làm tôi nhớ lại thủa mới lấy nhau có lần nàng cũng học đâu đó trên mạng rồi đem về hỏi chồng: Anh này, nếu em và mẹ anh cùng ngã xuống sông, mà em và mẹ anh đều không biết bơi. Vậy anh sẽ cứu ai? Không cần suy nghĩ nhiều, tôi đáp ngay: Anh cứu cả hai chứ.
Không. Vấn đề ở đây là anh chỉ đủ sức cứu một người, hoặc là em, hoặc là mẹ anh, vợ tôi kiên quyết.
Tình thế bắt đầu khó. Bị nàng thúc giục tôi thoáng nghĩ mẹ tôi không có ở đây, nên chắc bà cũng không đến phiền lòng nếu con trai làm đẹp lòng vợ. Vậy nên tôi hùng dũng tuyên bố: Anh sẽ cứu em.
Chỉ đợi có thế, nàng lồng lộn lên đay nghiến: Em thật không thể ngờ anh lại là một người con bất hiếu như thế. Vợ có thể có nhiều, nhưng mẹ chỉ có một mà thôi. Em không muốn con em phải có một người cha bất hiếu như anh.
Lập tức tôi chữa cháy: Hì, anh trêu em thế thôi chứ anh sẽ cứu mẹ anh chứ? Không ngờ lần này nàng còn giận dỗi hơn nữa, nàng ngúng ngẩy: Tôi biết ngay mà, từ trước đến nay anh luôn con mẹ anh là nhất, trong đầu anh em là thứ yếu, là đồ bỏ đi, tôi… tôi không muốn sống với anh nữa.
Đấy, phụ nữ đàn bà thật vô cùng khó đoán.
Thời nàng mới bầu bí đứa thứ nhất nhằm dịp gần cuối năm. Tôi lu bù với công việc, có ngày phải làm việc đến 8-9 giờ tối mới xong. Mỗi lần bước chân vào nhà lại bắt gặp vợ tôi đánh mắt hướng ra phía cửa. Và như mọi khi nàng lại lên án: Bây giờ em bầu bí, em mang thai con cho anh, rồi em xấu xí, rồi anh thiếu thốn nên anh bỏ em đi bồ bịch bên ngoài phải không?
&’Làm gì có chuyện đó, xăng có thể tăng nhưng lòng anh không hề biến động’, tôi nói.
Video đang HOT
Ngày hôm sau, tôi quyết định tăng lương cho mấy nhân viên thuộc cấp, đẩy thêm một phần việc để về sớm với nàng đặng dập đi cơn nóng giận nảy sinh lúc buồn tủi cô đơn. Tưởng thế vợ sẽ hân hoan chào đón ngày chồng về sớm. Ai dè mới bước chân vào nhà ánh mắt nàng vẫn không thay đổi.
Anh nói thật với em đi, anh có bồ rồi phải không ?
Anh cực lực lên án suy nghĩ đó của em. Em chẳng thấy đó ư, chồng em đã về sớm theo ý vợ rồi đây.
Hu hu. Vợ tôi chồm lên khóc. Mấy đứa bạn em nói thế mà đúng. Đàn ông tự nhiên hành động bất thường thì chắc chắn có vấn đề. Anh toàn về muộn, bỗng dưng hôm nay về sớm chắc là làm gì có lỗi với vợ rồi. Anh khai thật đi, em có thể khoan hồng cho anh lần đầu.
Dài dòng như thế để thấy, phụ nữ có khả năng liên tưởng phi logic các phát ngôn của chồng theo những hướng không thể ngờ tới. Bởi vậy câu hỏi &’thịt chó hay là em’ của nàng không phải đơn giản mà trả lời. Nó đôi khi là một cạm bẫy. Nếu tôi vẫn khăng khăng. Thịt chó ngon mà em, phải ăn chứ. Nàng sẽ lên án tôi là đồ thô lỗ, đồ xôi thịt, đồ nhẫn tâm. Phàm ăn tục uống. Nếu tôi chọn nàng thay vì thịt chó, có khi nàng lại biện luận. Anh không có lập trường gì cả, đến món khoái khẩu, đam mê của mình mà anh còn không bảo vệ được thì sao anh bảo vệ được vợ con. Thật là tiến thoái lưỡng nan.
Mà chị em cũng lạ, chúng tôi ăn thịt chó đâu có nghĩa là chúng tôi không biết chó là giống loài đáng yêu, là người bạn trung thành thông minh của con người. Thế nên, mỗi lần thịt chó cuốn lá mơ cắn ngập răng chúng tôi đều “tự khấn” với nhau. Con chó ta đang ăn là con chó hư chó xấu. Nghĩ thế ăn nó càng vào.
Anh sẽ ăn hải sản thay thịt chó. Tôi tuyên bố trước tối hậu thư của vợ.
Tại sao lại hải sản?, vợ hỏi.
Em thấy đấy, bọn hải sản chính là bọn đáng ăn nhất. Chúng không có tâm hồn, chúng không trung thành, chúng thật là vô cảm. Chúng lại không có mắt để nhìn chúng ta cầu cứu như giống chó. Thế nên vì em, anh sẽ ăn hải sản triền miên thay cho thịt chó, anh sẽ ăn kể cả anh bị dư chất dẫn đến bệnh gút.
Rõ ràng câu trả lời này vẫn chưa thuyết phục được vợ hoàn toàn. Nhưng có vẻ nàng cũng đã hạ hỏa. May thế, chỉ mong một ngày nào đó không có ai phát hiện ra hải sản cũng có tâm hồn và lên tiếng phản đối, rồi nàng lại ra tối hậu thư: Hải sản và em anh chọn ai thì nguy lắm.
Theo Khampha
Hàn Quốc vận động người dân từ bỏ thịt chó thế nào?
Sự kết hợp giữa chế tài xử lý và các chiến dịch tuyên truyền vận động đã giúp người dân Hàn Quốc dần từ bỏ thói quen ăn thịt chó.
Cùng với Trung Quốc, Việt Nam..., Hàn Quốc là một trong số ít các quốc gia châu Á nơi người dân có thói quen ăn thịt chó và coi đây là một phong tục, một "nét văn hóa" từ lâu đời. Truyền thống ăn thịt chó này được người Hàn Quốc gìn giữ qua "đại tiệc thịt chó" được tổ chức vào 3 ngày nóng nhất trong năm có tên gọi là Boknal.
Trong những ngày nóng nực này, người dân Hàn Quốc tìm cách hạ hỏa bằng món thịt chó và rượu. Họ cho rằng thịt chó có những chất có thể giúp cân bằng nhiệt trong cơ thể để chống lại sự oi bức của mùa hè. Vào thập niên 1980, Hàn Quốc cũng ra các quy định hợp pháp hóa việc ăn thịt chó và nuôi chó làm thịt của người dân.
Bên trong một nhà hàng thịt chó ở Hàn Quốc
Tuy nhiên, cùng với sự phản đối ngày càng nhiều của các tổ chức bảo vệ động vật và dư luận quốc tế, Hàn Quốc đang tìm cách thay đổi thói quen và phong tục ăn thịt chó của người dân. Mặc dù khoảng 1/3 người dân nước này từng ăn thịt chó ít nhất một lần trong đời, nhưng ngày nay chỉ còn một bộ phận rất nhỏ còn tiếp tục thường xuyên ăn thịt chó. Vậy điều gì đã giúp Hàn Quốc có thể kêu gọi được đa số người dân từ bỏ "nét văn hóa" này?
Ông Park So-youn, chủ tịch tổ chức Quyền Cùng Sinh tồn của Động vật trên Trái Đất (CARE), cho rằng một trong những lý do khiến Hàn Quốc muốn người dân từ bỏ thói quen ăn thịt chó là họ không muốn thu hút sự chỉ trích, chế nhạo của dư luận quốc tế và khiến cả thế giới tin rằng toàn bộ dân tộc Hàn Quốc đều ăn thịt chó.
Người dân Hàn Quốc thường ăn thịt chó vào dịp Boknal để hạ hỏa
Hàn Quốc đã bắt đầu bằng các khuôn khổ pháp lý để hạn chế tình trạng người dân ăn thịt chó. Năm 2007, Quốc hội Hàn Quốc thông qua Luật Bảo vệ Động vật, quy định hành vi buôn bán, giết mổ thịt chó một cách dã man là bất hợp pháp. năm 2007 của Hàn Quốc nhấn mạnh: "Hành vi giết hại động vật tàn bạo như treo cổ, hoặc giết thịt nơi công cộng, trước mặt các đồng loại của con vật đều bị nghiêm cấm".
Sau khi đạo luật này được thông qua, nhà chức trách Hàn Quốc đã bắt đầu xử lý, trừng phạt những người hành hạ, ngược đãi và sát hại dã man các loài động vật nuôi, nhất là loài chó. Hồi tháng Hai, cảnh sát Hàn Quốc đã bắt giữ một công nhân người Indonesia vì hành vi giết thịt tàn bạo một con chó, và anh này đã phải chịu mức án tù cùng mức phạt tiền rất nặng.
Cùng với các chế tài pháp lý, Hàn Quốc cũng đã đẩy mạnh chiến dịch vận động nhằm kêu gọi mọi người nói "không" với thịt chó.
Các nhà hoạt động Hàn Quốc phản đối việc giết mổ và ăn thịt chó
Năm 2011, tổ chức CARE đã tập hợp nhiều thành viên tại một địa điểm giết mổ chó tập trung đúng vào Boknal để phản đối việc giết chó hàng loạt làm thịt. Các tình nguyện viên của CARE kêu gọi mỗi người tham gia cứu lấy một chú chó từ trong lò mổ, nhằm truyền tải một thông điệp rằng "chó là bạn chứ không phải món ăn".
Đến năm 2012, một nhóm hoạt động khác có tên gọi Quyền Động vật cũng đã thực hiện một chiến dịch với nội dung tương tự trước của Đại sứ quán Hàn Quốc tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Thông điệp của chiến dịch này là "Chó là bạn chứ không phải đồ ăn" hay "Chó là người bạn tốt nhất của con người, còn con người là hi vọng tươi sáng nhất của loài chó".
Một bức ảnh đầy ý nghĩa với thông điệp "Tôi cầu xin sự sống, chứ không xin thức ăn"
Dưới sức ép mạnh mẽ và những chiến dịch vận động quyết liệt, thói quen ăn thịt chó trong xã hội Hàn Quốc đã có những thay đổi nhất định. Hồi năm ngoái, Chợ Moran Seongnam, một trong những địa điểm giết mổ chó lớn nhất dịp Boknal của Hàn Quốc đã tuyên bố sẽ xây dựng một công viên tại chính lò mổ của họ.
Công viên mới được xây dựng rộng khoảng 37.000 mét vuông này từng là nơi tập trung hàng ngàn con chó để giết thịt trong dịp Boknal. Sau khi lò giết mổ Moran Seongnam bị đóng cửa, khu vực xung quanh chỉ còn 7 lò nuôi và giết mổ chó, với 73 người điều hành chính thức.
Chợ Moran Seongnam từng là "địa ngục trần gian" với loài chó
Việc chính quyền thành phố Seongnam quyết định đóng cửa lò mổ chó trên đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi của người dân và các tổ chức bảo vệ động vật. Tổ chức Quyền Động vật Hàn Quốc (KARA) cho rằng công viên Moran Seongnam là một "bước ngoặt" trong cuộc đấu tranh bảo vệ quyền và phúc lợi động vật ở Hàn Quốc.
Một khảo sát gần đây của Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc cho thấy chỉ còn khoảng 30% người dân nước này còn ăn thịt chó, và 59% người trẻ Hàn Quốc dưới 30 tuổi hoàn toàn chưa từng ăn thịt chó. Trong đó, 62% họ nói rằng, chó là vật nuôi chứ không phải thực phẩm, và việc ăn thịt chó là một "nét văn hóa lỗi thời" cần được loại bỏ.
Theo Trí Dũng (Tổng hợp)
Dân Việt
Vụ người Việt bán thịt chó sôi sục Hồng Kông Dư luận Hồng Kông sục sôi với hình ảnh nhà hàng Việt Nam làm thịt chó để bán được chia sẻ trên mạng. Hình ảnh nam nhân Việt làm thịt chó trong nhà hàng Việt gây rúng động Hồng Kông. Cảnh sát Hồng Kông vừa bắt giữ bà Lai, người Việt 49 tuổi, vì đã giết chó và sau đó làm món ăn...