Thịt bò, thịt lợn rất tốt nhưng nên tránh ăn những bộ phận sau
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh lưu ý mọi người không nên ăn nhiều những bộ phận này của bò, lợn.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Khoa Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng thịt bò, thịt lợn rất nhiều dinh dưỡng, nhiều đạm, tốt cho sức khỏe nhưng mọi người không nên ăn nhiều những bộ phận sau.
1. Gan
Gan lợn, gan bò là bộ phận chứa nhiều cholesterol và các kim loại nặng. Vì thế, bạn nên cân nhắc việc ăn gan động vật và số lượng phù hợp để không bị dư thừa cholesterol, chất độc, kim loại nặng, gây tổn hại cho sức khỏe.
2. Tim
Nội tạng động vật rất giàu vitamin và dinh dưỡng. Gan, thận nhiều vitamin A, sắt, kẽm có tác dụng bổ mắt, tốt cho tim mạch và giảm các bệnh gây viêm. Óc động vật chứa axit béo omega 3 bảo vệ não người và tủy sống. Tim và lưỡi đặc biệt có lợi cho những người hồi phục sau khi ốm hoặc phụ nữ mang thai.
Tuy nhiên, nội tạng động vật cũng nhiều chất béo bão hòa và cholesterol hơn so với thịt, thường xuyên ăn sẽ làm tăng mỡ máu và có hại cho tim mạch.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, nhiều cơ sở chế biến nội tạng động vật không hợp vệ sinh, nhiễm rất nhiều loại giun sán, vi khuẩn, virus nguy hại cho con người.
Chưa kể nhiều cơ sở chế biến nội tạng động vật không hợp vệ sinh, nhiễm rất nhiều loại giun sán, vi khuẩn, virus nguy hại cho con người.
3. Phổi
Phổi là bộ phận tích tụ nhiều độc tố nhất trên cơ thể. Là cơ quan hô hấp, phổi lợn có rất nhiều phế nang, đây được xem là nơi dễ dàng nhất để tích tụ và lắng đọng nhiều bụi trong màng phổi.
Khi hít thở, một lượng bụi cùng với các kim loại nặng sẽ bị hít sâu vào trong phổi và nằm yên ở đó. Khi con người ăn vào, sẽ vô tình mang theo bụi, kim loại nặng vào theo, thậm chí có cả virus gây bệnh, gây hại rất lớn cho cơ thể.
4. Bì
Bì vốn là món ăn được nhiều người ưa chuộng nhưng lại rất khó tiêu hóa. Vì thế, bì cũng như các loại da động vật nào nói chung đều không nên ăn. Điều này đúng cho tất cả mọi người, dù nam hay nữ, già hay trẻ. Nguyên nhân là bì lợn có hàm lượng chất dinh dưỡng cực thấp, lại có nhiều rủi ro như ăn phải bì bẩn gây rối loạn tiêu hóa.
Theo Dân Việt
Tràn lan thông tin cá, thịt bò nhiễm sán: Cẩn trọng khi lựa chọn thông tin trên mạng xã hội
Những thông tin về các loại thực phẩm như cá, thịt bò, lươn, gà... cũng có thể chứa sán, nếu chẳng may ăn vào người thì có thể gây các bệnh nguy hiểm đang khiến nhiều người hoang mang.Tuy nhiên, theo các chuyên gia nghiên cứu về thực phẩm, người tiêu dùng nên thông minh khi lựa chọn thông tin trên mạng xã hội.
Mới đây trên các trang mạng xã hội, một số thành viên trên một diễn đàn có chia sẻ những bức ảnh miếng thịt cá rô đồng lúc nhúc toàn sán bò nghoe nguẩy khiến người xem phải rùng mình.
Gieo rắc hoang mang
Cụ thể như tài khoản Facebook N.T chia sẻ trên trang cá nhân với nội dung: "Chết khiếp!!! Cá cũng nhiễm sán rồi giờ ăn gì để sống đây. Chỉ lo các con đi học ăn không đảm bảo. Sợ quá! Giờ thịt lợn có sán, cá cũng có sán, lươn cũng có luôn. Mọi người ơi hạn chế ăn ở ngoài thôi chứ đọc biến chứng sán lên não thì thôi chắc em không muốn ăn gì nữa...". Cùng với dòng chia sẻ trên là một loạt hình ảnh và video được tài khoản N.T đăng tải để minh họa cho thông tin trên.
Bài viết trên nhanh chóng được lan rộng trên mạng xã hội với tốc độ chóng mặt. Hàng nghìn lượt chia sẻ và bình luận thu hút sự chú ý của các bà mẹ nội trợ khi thời gian gần đây đang nóng vụ việc hàng trăm trẻ mẫu giáo ở Bắc Ninh nhiễm sán. Thậm chí một số Fanpage còn tự nêu nguyên nhân khiến cá có sán là cá đã ăn lợn chết bị nhiễm sán nên cá bị nhiễm sán theo.
Một số hình ảnh đăng tải thông tin cho rằng cá, lươn cũng nhiễm sán
Không chỉ có thế, trước đó vài ngày một bà mẹ trẻ cũng lên mạng xã hội than phiền việc thịt bò nhiễm sán khi chính chị thái thịt ra chuẩn bị làm đồ ăn cho con. Rất nhiều bình luận chứa đầy cảm xúc lo sợ của hội chị em được đăng lên: "Biết ăn cái gì cho sạch sẽ không lo bị bệnh bây giờ đây?"; "Mình ở quê cũng từng bắt cá đồng về thấy có sán như này rồi, ăn rau cũng dễ nhiễm sán thôi nếu không chú ý vệ sinh"; "Chẳng lẽ ăn trứng gà trứng vịt trong mấy tháng tới"; "Sợ quá, ăn cũng chết mà không ăn cũng chết, giờ đi chợ phải làm sao"...
Cần bình tĩnh trước những tin đồn thất thiệt
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, khi chưa có bất cứ thông tin xác minh chính thức nào từ cơ quan có thẩm quyền, việc các cá nhân cũng như tổ chức tự do sử dụng hình ảnh và gán ghép thông tin một chiều đã gây hoang mang dư luận. Nhất là trong bối cảnh mà vấn đề an toàn thực phẩm đang rất nóng như hiện nay, việc tung thông tin thiếu chính xác còn gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới người nông dân vốn đang làm ăn chăn nuôi.
Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết: "Trong cá,thịt bò, thịt gà...cũng có khả năng nhiễm sán, tuy nhiên tỉ lệ là không nhiều. Hơn nữa nếu các loại thực phẩm này nhiễm sán thì chỉ cần nấu chín là có thể diệt được sán, người ăn phải cũng không vấn đề gì. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đã có những phác đồ điều trị sán hiệu quả nên bà con không cần quá lo lắng".
Ông cũng cho rằng việc, trong thời đại công nghệ số, người tiêu dùng cần thông minh hơn trong việc lựa chọn thông tin trên mạng xã hội. "Qua thông tin báo chí, tôi được biết riêng chỉ trong tháng 3, đã có ít nhất 4 người bị triệu tập, thậm chí có người bị phạt vì đăng các thông tin liên quan đến dịch heo bệnh trên Facebook. Hơn nữa, từ trước đến nay cũng đã có rất nhiều trường hợp tung thông tin đồn thất thiệt các vấn đề về thực phẩm và đã bị pháp luật xử lý", ông Thịnh cho hay.
Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh đưa ra lời khuyên dành cho người dân, đặc biệt là các bà nội trợ lúc này vẫn nên đặc biệt chú trọng việc lựa thức ăn sống tươi sạch, không nên quá lo lắng mà cắt bỏ hoàn toàn thịt cá khỏi bữa cơm, luôn ghi nhớ việc ăn chín uống sôi để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm qua đường ăn uống.
K.T
Theo laodongthudo
Sự thật thông tin uống rượu khi ăn đồ sống sẽ diệt được sán lợn, vi khuẩn? Nhiều dân nhậu vẫn nghĩ rằng độ cồn mạnh trong rượu có thể diệt được mọi vi khuẩn hay ấu trùng sán lợn nên có thể vô tư ăn tiết canh, nem sống, gỏi... miễn có "chén cay" đi kèm. Những năm gần đây một phần do đặc điểm dịch tễ, dịch bệnh trên đàn lợn nuôi di chuyển, bùng phát, lây lan...