Thịt bẩn tiếp tục hoành hành
Theo Trạm thú y H.Bình Chánh (TP.HCM), tình trạng giết mổ, kinh doanh gia súc, gia cầm lậu diễn ra rất phức tạp. Mới đây, rạng sáng 2.8 Tổ kiểm tra liên ngành H.Bình Chánh bắt quả tang vụ giết mổ gia cầm địa chỉ F1/38R tổ 1, ấp 6, xã Vĩnh Lộc A, H.Bình Chánh, do ông Nguyễn Văn Út tổ chức.
Tại hiện trường, tổ công tác phát hiện 140 kg gia cầm, phụ phẩm gia cầm đã giết mổ, 480 con gia cầm sống chờ giết mổ. Tổng trọng lượng lô hàng là hơn 1,2 tấn không rõ nguồn gốc. Đáng nói là trong đó có 111 kg gia cầm đã xuất huyết, tụ huyết bầm đen, đã biến chất, có mùi hôi. Tổ kiểm tra đã xử lý tiêu hủy toàn bộ lô hàng, chuyển hồ sơ đề nghị UBND huyện xử lý vi phạm hành chính đối với ông Út.
Tổ liên ngành Thú y H.Bình Chánh đưa tang vật gia cầm bệnh tại lò giết mổ đi tiêu hủy – Ảnh Do Trạm thú y H.Bình Chánh cung cấp
Trước đó, tổ liên ngành thú y của huyện kiểm tra tại khu nhà trọ địa chỉ C8/1A ấp 3 xã Vĩnh Lộc B (H.Bình Chánh) phát hiện bà Âu Thị Chanh tổ chức lò quay heo lậu. Tang vật vi phạm tại hiện trường có 7 con heo sữa và 214 kg thịt heo. Tổng cộng 339 kg thịt heo này không có giấy kiểm dịch. Nghiêm trọng hơn, lô thịt bị bệnh xuất huyết. Thậm chí, tổ liên ngành thú y H.Bình Chánh kiểm tra tại nhà không số thuộc ấp 2C xã Vĩnh Lộc B (H.Bình Chánh) phát hiện ông Nguyễn Minh Quân tổ chức giết mổ heo lậu. Tổ công tác lấy mẫu xét nghiệm 3 con heo, kết quả cả 3 còn heo này bị mắc bệnh tai xanh. UBND H.Bình Chánh ra quyết định tiêu hủy.
Video đang HOT
Nếu như địa bàn các huyện giáp ranh tỉnh Long An tồn tại nhiều lò giết mổ lậu gia súc, gia cầm thì khu vực Thủ Đức tiếp giáp Đồng Nai lại là tuyến “ nóng” về vận chuyển thịt bẩn từ Đồng Nai, các tỉnh thành miền Bắc, miền Trung về TP.HCM tiêu thụ. Chỉ khoảng 1 tuần (từ 24.7 – 1.8) tổ liên ngành Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức lập biên bản đến 36 vụ. Tang vật vi phạm lên đến gần 4,5 tấn thịt, phụ phẩm heo; thịt, phụ phẩm bò; thịt gia cầm, 22 con gia súc sống, 30.950 trứng gia cầm do không rõ nguồn gốc, không giấy chứng nhận kiểm dịch, không dấu kiểm soát giết mổ, 1 tấn da trâu bò… Theo bà Đặng Thị Tuyết – Trưởng trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức, khi bị phát hiện nhiều lô thịt đã bốc mùi hôi thối. Nhưng các chủ hàng, người vận chuyển luôn tìm cách trốn tránh trạm kiểm dịch để đưa các lô hàng này về TP tiêu thụ.
Theo Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM, trong tháng 7 vừa qua đã phối hợp kiểm tra liên ngành phát hiện 488 vụ vi phạm, trong đó có 232 vụ vi phạm về kiểm dịch, thú y, phần nhiều là vận chuyển gia cầm, gia súc không kiểm dịch. Hàng hóa vi phạm đã xử lý gồm 2.280 con chim, gà, vịt, 22 con heo, 5 con trâu, gần 400 kg thịt gia súc gia cầm, hơn 18.600 quả trứng gia cầm…
Theo Thanh Niên
Quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm: Điệp khúc... kêu khó
"Bức tranh" quản lý giết mổ gia súc, gia cầm ở các tỉnh phía Bắc đến thời điểm này vẫn không mấy sáng sủa. Khó khăn được các địa phương đưa ra rất nhiều, biện pháp tháo gỡ cũng đã được đề xuất nhưng thực tế để cải thiện rất thiếu sự quyết liệt từ chính quyền địa phương.
Là thị trường tiêu thụ lớn, nhưng Hà Nội vẫn mãi ì ạch với giết mổ tập trung
Bắc kém, Nam tốt
Ông Phạm Văn Đông, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) đã đưa ra sự so sánh khác biệt về thực trạng giết mổ gia súc, gia cầm (GSGC) giữa hai khu vực Đông Nam bộ và các tỉnh phía Bắc. Nếu như công tác giết mổ được các tỉnh Đông Nam bộ thực hiện đảm bảo và khá bài bản thì ngược lại, tại đồng bằng Bắc bộ vẫn rất thủ công. Qua kiểm tra, hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm ở các tỉnh phía Nam được thực hiện nghiêm ngặt, đúng quy trình dây chuyền hiện đại. Tỉ lệ các điểm và cơ sở giết mổ GSGC được kiểm soát tại Nam bộ lên đến 90%, còn ở phía Bắc thì chỉ 8%. Hầu hết các cơ sở giết mổ GSGC tập trung ở phía Bắc bị bỏ hoang, hoạt động cầm chừng, thậm chí nhiều nơi dùng để cho thuê làm bãi đỗ ô tô hoặc làm kho chứa nông sản.
Tại 12 tỉnh trọng điểm phía Bắc, có 2 tỉnh là Nam Định, Bắc Giang chưa khởi động xây dựng dự án quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, 5 tỉnh, thành phố đang xây dựng và 5 tỉnh đã phê duyệt tổng thể quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, chỉ có Hà Nội đã xây dựng và vận hành được 5 cơ sở giết mổ, Hải Dương vận hành được 2 cơ sở. Một số địa phương như Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Giang, Ninh Bình, Hà Nam, các doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ, nhưng các cơ sở này đều chỉ hoạt động cầm chừng, có cơ sở phải đóng cửa. Tại Hà Nội, cả thành phố chỉ có 3 cơ sở giết mổ theo dây chuyền hiện đại, công suất 300 - 500 con/giờ nhưng hiện đã đóng cửa cả ba, nguyên nhân là chi phí giết mổ cao hơn chi phí giết mổ nhỏ lẻ khiến tiêu thụ rất khó khăn.
Mạnh tay mới mong thay đổi
Đại diện các tỉnh phía Bắc cho rằng, cần phải có sự vào cuộc của chính quyền các cấp, quy định của ngành chức năng về việc sử dụng phương tiện chuyên chở thịt gia súc, gia cầm sau giết mổ đưa đến nơi tiêu thụ bằng xe chuyên dùng. Ngoài ra, để khắc phục những hạn chế và tồn tại, Nhà nước cần có hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, có tính khả thi cao, phải có lộ trình thực hiện và kiểm tra đôn đốc, đánh giá tổng kết đồng thời và có biện pháp xử lý nghiêm với cơ quan chịu trách nhiệm. Đặc biệt, cần có cơ chế chính sách và nhân lực vật lực ưu tiên cho công tác quản lý giết mổ. Có như vậy, mới thay đổi được thực trạng hiện nay.
Mất vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu giết mổ, trong đó điểm nóng là Hà Nội, dường như là câu chuyện quá cũ của ngành thú y bấy lâu nay. Vấn đề đặt ra là địa bàn trọng điểm, đông dân cư như Hà Nội mà nhiều năm qua vẫn không thể nào quản lý nổi công tác giết mổ, đụng đâu cũng kêu khó. Ông Đông cho hay: "Doanh nghiệp thì hoạt động rất cầm chừng, ngay cả "ông lớn" như công ty CP cũng chỉ duy trì khoảng 10.000 con GSGC mỗi ngày thay vì công suất 34.000 con trước đây. Nhiều doanh nghiệp muốn tham gia đầu tư nhưng giá đất làm mặt bằng quá đắt đỏ, hoặc thuê được đất thì phải bỏ ra hàng chục tỉ đồng cho đầu tư hạ tầng, trang thiết bị".
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu cho rằng, vấn đề thịt sạch ở phía Nam đã làm rất tốt, nhưng phía Bắc không thể làm được dù cùng một chính sách hỗ trợ. Qua đây cho thấy sự không vào cuộc quyết liệt của các cấp các ngành ở địa phương. Bộ NN&PTNT đề nghị các tỉnh, TP xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung thực hiện xong trong năm nay. Xây dựng lộ trình đưa các hộ giết mổ nhỏ lẻ vào giết mổ đã được quy hoạch, chậm nhất đến ngày 31-12-2013, thịt cung cấp ra thị trường phải được lấy từ các cơ sở giết mổ tập trung. Đến 30-6-2015 toàn bộ hoạt động giết mổ GSGC ở các tỉnh, TP phải được thực hiện tại cơ sở giết mổ tập trung đã được quy hoạch.
Theo ANTD
Bắt một lò mổ gia cầm lậu Sau nhiều ngày theo dõi, khoảng 4 giờ ngày 2-8, đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm huyện Bình Chánh - TPHCM đã tiến hành kiểm tra lò giết mổ gia cầm trái phép tại một căn nhà không số thuộc tổ 1, ấp 6, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh. Khi đoàn liên ngành vào kiểm tra,...