‘Thỉnh vong’ chữa bệnh là phản khoa học
Những ngày vừa qua, thông tin về “ thỉnh vong” có thể chữa được nhiều loại bệnh tật từ nan y đến mãn tính như ung thư, viêm họng, đau lưng, dị ứng… đã khiến nhiều người không khỏi hoang mang, lo lắng về phương pháp chữa bệnh này. Dưới góc độ y khoa, các chuyên gia y tế cho rằng “thỉnh vong” để chữa ung thư cũng như các loại bệnh khác là cách lừa gạt trắng trợn, trục lợi trên nỗi đau của người bệnh. Và người dân cần hết sức tỉnh táo.
Thời gian gần đây, đã có không ít người có bệnh từ bỏ bệnh viện để về nhà và chữa bệnh bằng cách cúng bái với niềm tin bệnh sẽ được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, không có bằng chứng khoa học nào khẳng định rằng cúng bái có thể chữa khỏi bệnh. Niềm tin vào việc cúng bái có thể giúp người bệnh an tâm về mặt tinh thần, nhưng nếu quá mù quáng tin vào cúng bái để chữa bệnh sẽ dẫn đến nguy cơ mất đi “cơ hội vàng” trong điều trị bệnh.
Chủ động kiểm tra sức khỏe tại các cơ sở y tế là cách phòng bệnh tích cực.
Không thể mù quáng
Những ngày vừa qua, thông tin về “thỉnh vong” có thể chữa được nhiều loại bệnh tật từ mãn tính đến nan y như ung thư, viêm họng, đau lưng, dị ứng… đã khiến nhiều người dân không khỏi hoang mang, lo lắng về phương pháp chữa bệnh này. Trước thông tin này, dưới góc độ y khoa, các chuyên gia y tế cho rằng “thỉnh vong” để chữa ung thư là cách lừa gạt trắng trợn, trục lợi trên nỗi đau của người bệnh.
GS Nguyễn Bá Đức- Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam cho rằng việc làm đó rất phản khoa học, hoàn toàn là mê tín dị đoan. Vì rằng chữa bệnh bằng bất cứ phương pháp nào không có cơ sở khoa học, nhất là đối với bệnh nan y hoàn toàn không chữa được bệnh, ngược lại còn có hại.
Việc chạy theo cách chữa bệnh mê tín sẽ làm cho người bệnh bỏ qua cơ hội vàng để được phát hiện và chữa trị bệnh sớm, càng để lâu, bệnh sẽ càng nặng lên dẫn đến khó cứu chữa kịp thời, dứt điểm. GS Đức chia sẻ, ông đã từng chứng kiến nhiều bệnh nhân khi phát hiện ung thư ở giai đoạn đầu nhưng bỏ bệnh viện để đi chữa bệnh bằng cách cúng bái, thiền, ăn chay… Kết quả, một thời gian sau khi quay trở lại bệnh viện, bệnh đã trong tình trạng nặng, khối u lan toả di căn, mất đi cơ hội chữa bệnh.
Với 20 năm điều trị ung thư cho người bệnh, PGS.TS Lê Văn Quảng- Phó Giám đốc Bệnh viện K cũng khẳng định, việc chữa bệnh bằng cách cúng bái, giải oan là phản khoa học. Trước thông tin một số bệnh nhân mắc ung thư cho rằng bản thân đã khỏi bệnh sau khi chữa bệnh bằng cúng bái, PGS Quảng cho hay, việc chẩn đoán ung thư có thể có những sai số. Vì thế cần phải xem bệnh nhân đã chẩn đoán ung thư ở đâu. Nếu bệnh nhân thông qua cúng bái mà khỏi được ung thư thì có thể do chẩn đoán không chính xác. Việc chẩn đoán ung thư có nhiều phương pháp lâm sàng, hình ảnh và quan trọng nhất đó là mô bệnh học – phải lấy khối u ra để xét nghiệm. Người đọc giải phẫu bệnh phải có chuyên môn và được đào tạo về lĩnh vực này thì mới có thể đọc được.
Theo các chuyên gia điều trị ung thư, ung thư là sự phân chia không kiểm soát được của tế bào, khả năng tồn tại và phát triển ở các cơ quan và tổ chức lạ. Thông thường, các tế bào lành có một tuổi thọ nhất định và tuân thủ theo một quy luật chung là phát triển – già – chết. Các tế bào chết đi lại được thay thế bằng các tế bào mới. Theo đó, bệnh ung thư bắt đầu khi có một tế bào vượt qua cơ chế kiểm soát này của cơ thể, bắt đầu phát triển và sinh sôi không ngừng nghỉ, hình thành một đám tế bào có chung một đặc điểm phát triển vô tổ chức, xâm lấn và chèn ép vào các cơ quan, tổ chức xung quanh. Các tế bào ung thư có liên kết lỏng lẻo, dễ dàng bứt ra khỏi khối u mẹ, theo mạch máu và mạch bạch huyết di cư đến các tổ chức và cơ quan mới, bám lại và tiếp tục sinh sôi nảy nở. Do đó, việc phát hiện sớm để điều trị ung thư là vô cùng cần thiết, giảm quá trình ung thư di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể.
Video đang HOT
Tỉnh táo để bảo vệ sức khoẻ
Hiện nay, nhiều người dân vẫn đang có niềm tin vào cúng bái để chữa khỏi bệnh, sẵn sàng từ bỏ bệnh viện để tự ý đi chữa bệnh bằng các phương pháp phản khoa học, không tuân thủ theo phác đồ điều trị của các bác sĩ. Trước tình hình nhiều người dân chữa bệnh bằng cách cúng bái- Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, ông Nguyễn Trọng Khoa, khẳng định chữa bệnh theo các phương pháp mê tín dị đoan là trái pháp luật. Luật Khám bệnh, chữa bệnh cũng quy định rõ việc nghiêm cấm hành vi sử dụng hình thức mê tín trong khám và chữa bệnh.
GS.TS Phạm Minh Thông- Phó Giám đốc BV Bạch Mai cho biết, việc đi chùa để cầu xin không có ý nghĩa trong việc quyết định điều trị bệnh. Việc làm này chỉ có thể giúp cho người bệnh an tâm hơn về mặt tinh thần. Bởi tinh thần cũng là một phần vô cùng quan trọng trong chiến lược điều trị.
“Các bác sĩ khi khám cho bệnh nhân cũng phải học về bộ môn tâm lý để trấn an tinh thần, tâm lý cho người bệnh. Đi chùa cũng chỉ là tâm lý, không ai đi chùa để chữa được bệnh cả”- GS Thông cho hay. Theo đó, bệnh nhân khi bị bệnh phải đến bệnh viện để khám và chữa bệnh. Với sự phát triển của công nghệ 4.0 và trí tuệ nhân tạo, ngành y tế Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong việc chẩn đoán sớm để điều trị bệnh triệt để cho bệnh nhân. Người dân cần thực sự cẩn trọng, lưu ý, không nên mù quáng tin tưởng vào những phương pháp chữa bệnh không chính xác, thiếu căn cứ khoa học để bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và gia đình.
Xuân Thuỷ
Theo Đại Đoàn Kết
Bà Phạm Thị Yến xin lỗi gia đình nữ sinh giao gà ở Điện Biên
Sau một ngày bị chính quyền TP Uông Bí (Quảng Ninh) ra quyết định xử phạt 5 triệu đồng, bà Phạm Thị Yến - chùa Ba Vàng đã lên tiếng xin lỗi.
Sau khi bị chính quyền Tp Uông Bí (Quảng Ninh) phạt 5 triệu đồng vì hành vi vi phạm nếp sống văn hóa, bà Phạm Thị Yến (SN 1970) đã lên tiếng.
Trao đổi với VietNamNet, bà Yến chia sẻ, bà đã chịu một áp lực lớn khi bị dư luận chỉ trích. Người phụ nữ này cũng nhấn mạnh: 'Các buổi giảng về 'thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ' mang tính tích cực, qua đó giúp mọi người hướng thiện, sống tốt đẹp hơn'.
Tuy nhiên, khi khuyên phật tử cúng 'oan gia trái chủ' bà đều hướng dẫn phật tử cúng dường vào chùa Ba Vàng để 'giải nghiệp'.
Bà Phạm Thị Yến trong buổi giảng pháp tại chùa Ba Vàng
Bà Yến cũng cho hay, mặc dù đang là 'tâm điểm dư luận', nhận nhiều lời xúc phạm từ cộng đồng nhưng bà không oán giận hay ghét ai.
'Ngoài việc tu tập ra, tôi không quan tâm đến các vấn đề khác. Hơn mười năm nay, mỗi ngày tôi chỉ ăn một bữa, mặc 2 bộ quần áo và không tiêu đến tiền', bà nói.
Nhắc đến những phát ngôn sốc, khiến dư luận 'dậy sóng', bà cho biết: 'Không có ý định xúc phạm các anh hùng liệt sĩ và nữ sinh M.D đi giao gà bị sát hại ở Điện Biên'.
'Khi giảng cho phật tử tôi đã nói nữ sinh M.D bị sát hại bởi 'ác nghiệp tiền kiếp và duyên trong hiện tại' nhưng những kẻ sát hại cô gái rồi sẽ nhận quả báo thích đáng.
Xã hội cần lên án, trừng phạt những kẻ ác đó để họ không tạo nghiệp nữa. Đây là cách lý giải theo thuyết nhân quả của Phật giáo, qua đó khuyên răn mọi người bỏ ác, làm lành để không gặp quả báo', bà bày tỏ.
Bà Yến cũng mong muốn được gặp gia đình M.D để nói lời xin lỗi.
"Có lẽ họ chưa hiểu hết ý tôi muốn nói. Tôi tin khi gặp nhau, nghe tôi chia sẻ, họ sẽ hiểu và thông cảm. Gia đình họ đã đau khổ khi mất con mà còn bị hiểu nhầm thì khổ đau hơn nhiều. Tôi cảm thấy cắn rứt lương tâm", bà Yến nói.
Trước đó, vào sáng ngày 26/3, bà Yến đã bị chính quyền TP Uông Bí (Quảng Ninh) ra quyết định xử phạt 5 triệu đồng vì hành vi vi phạm nếp sống văn hóa.
Về việc này, bà Yến nói sẽ tham khảo ý kiến luật sư: 'Nếu đúng là vi phạm pháp luật thì sẽ nộp phạt'.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch TP.Uông Bí cho biết trong buổi họp thông tin báo chí, địa phương sẽ tiếp tục làm rõ các hành vi khác của bà Yến.
Cụ thể là: 'Thông tin trục lợi, hoạt động tôn giáo không có trong danh mục đăng ký; Có hay không hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản'.
Liên quan đến việc tuyên truyền 'vong báo oán, giải nghiệp' để thu tiền dưới hình thức công đức tại chùa Ba Vàng chiều 26/3, Ban trị sự thường trực Giáo hội Phật Giáo Việt Nam phía Bắc có buổi họp để xem xét, xử lý vụ việc.
Hòa thượng Thích Gia Quang Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự thông báo kết quả cuộc họp
Sau cuộc họp, Giáo hội đưa ra kết luận về sự việc chùa Ba Vàng như sau:
Việc chùa Ba Vàng tổ chức lễ thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ chữa bệnh cho người dân và phật tử có nhu cầu, trong nghi thức này có việc gọi vong, nhập hồn, phán số kiếp, quy định việc người đăng ký pháp thỉnh oan gia trái chủ buộc phải trả nợ cho vong bằng tiền do vong yêu cầu thông qua hình thức công đức vào chùa Ba Vàng, hoặc làm công quả lao động tại chùa Ba Vàng là không đúng với nghi lễ Phật giáo truyền thống.
Việc Đại đức Thích Trúc Thái Minh để cho phật tử Phạm Thị Yến đăng đàn thuyết pháp tại chùa Ba Vàng là không đúng. Đại đức Thích Trúc Thái Minh với tư cách là trụ trì chùa Ba Vàng phải chịu toàn bộ trách nhiệm về việc này. Yêu cầu chùa Ba Vàng chấm dứt hoạt động thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ.
Đại đức Thích Trúc Thái Minh và chùa Ba Vàng đã vi phạm Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, làm tổn thương đến thanh danh Giáo hội, đến Tăng đoàn. Do đó, Thường trực Hội đồng trị sự phía Bắc đề xuất Hòa thượng, Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngay lập tức ra quyết định tạm đình chỉ mọi chức vụ trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong khi chờ Hội nghị Ban thường trực Hội đồng trị sự ra quyết định cách chức theo đúng quy định tại Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tu chỉnh lần thứ VI.
Đại đức Thích Trúc Thái Minh phải sám hối trước Đại tăng, giao cho Thượng tọa Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, Trưởng ban Giáo dục Phật giáo Trung ương, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh làm Thầy giáo giới cho Đại đức Thích Trúc Thái Minh theo Luật Phật.
Thành Hưng - Nam Phương
Theo TNO
Sám hối Đại Tăng mà Trụ trì chùa Ba Vàng bị phạt, thực hiện thế nào theo luật Phật? Sám hối Đại tăng là hình thức quỳ xin lỗi công khai trước nhiều tăng để nghe và suy nghĩ những lỗi lầm mà mình đã gây ra. Nếu bị phạt sám hối Đại tăng đến lần thứ 3 sẽ bị đuổi khỏi chùa. Liên quan đến vụ việc chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) thu tiền giải vong báo oán, Giáo hội Phật...