Thịnh Thế Tam Quốc Game quốc chiến của năm 2016
Chinh Đồ là tựa game nổi tiếng với những trận tranh giành lãnh địa khốc liệt từng làm say đắm người chơi một thời. Với Thịnh Thế Tam Quốc, những màn cân não chia ba thế giới đã trở lại, với vô số kết cục không ai dự đoán trước được.
Chinh Đồ là tựa game được xếp vào danh sách huyền thoại của làng game Việt. Thu hút hàng trăm ngàn người chơi trên khắp cả nước, Chinh Đồ luôn là một chiến trường tực lửa với vô số trận đánh công thành rực lửa. Điều hấp dẫn ở Chinh Đồ chính là những trận đại chiến sẽ đem đến nhiều kết thúc khác nhau, dẫn đến cục diện sẽ hoàn toàn đổi thay chỉ sau vài trận đánh. Thêm vào đó, những trận quốc chiến do chủ soái các nước phát ra vào đúng thời điểm quan trọng sẽ trở thành đòn chí tử, khiến đối phương vừa lao lực đại chiến trở về đã phải tiếp tục ứng trận, dẫn đến thất bại nặng nề do không có sự chuẩn bị kỹ lượng.
Những trận Quốc chiến là tâm điểm của Thịnh Thế Tam Quốc
Tinh thần Quốc chiến của Chinh Đồ sau nhiều năm trầm lắng đã trở lại trong Thịnh Thế Tam Quốc. Những trận thư hùng rực lửa được các đại tướng phát động sẽ đưa đến vô số kết cục khác nhau. Tuy đi theo cốt truyện Tam Quốc, nhưng Thịnh Thế Tam Quốc lại “mở cửa” cho người chơi quyết định số phận của những trận Quốc chiến. Sự tương đồng này đã giúp Thịnh Thế Tam Quốc thu hút những người chơi yêu thích việc một tay tạo dựng thời thế, hệ như cách mà Chinh Đồ từng thu hút người chơi Việt vậy.
Chinh Đồ từng là một bàn cờ cân não dành cho các lãnh đạo quốc gia, vì mỗi lần phát động chiến tranh đều là một nước đi quan trọng có thể ảnh hưởng cả kết cục của đại chiến. Những thủ lĩnh quốc gia lừng danh một thuở luôn có những chiến thuật riêng cho mình để giành thắng lợi. Lấy nhàn đãi nhọc, tuyên chiến đối thủ khi đối phương đang mệt mỏi sau nhiều trận đánh, từ đó lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh. Với Thịnh Thế Tam Quốc cũng thế. Các lãnh đạo của ba thế lực Ngụy – Thục – Ngô có thể mở tuyên chiến bất kỳ lúc nào, nhưng sẽ hở cửa để phe thứ 3 tuyên chiến lại. Với việc sắp xếp thời gian chiến đấu phù hợp, các quốc gia yếu thế vẫn có thể giành thắng lợi khi đối phương vừa mệt mỏi trở về.
Video đang HOT
Quốc Chiến là bàn cơ đầy tính chiến lược trong Thịnh Thế Tam Quốc
Sự tương đồng của Chinh Đồ và Thịnh Thế Tam Quốc trong Quốc chiến chính là việc lấy yếu địch mạnh, lấy ít thắng nhiều. Tính toán hợp lý thời gian ra trận phù hợp, thậm chí là liên minh với các thế lực khác để có thể hợp công cường địch để giành thắng lợi. Thịnh Thế Tam Quốc đã lại thổi ngọn lửa chinh chiến vào cộng đồng người chơi yêu thích những con tính đầy hấp dẫn của Quốc Chiến, hệt như cách mà Chinh Đồ đã từng dựng nên vậy.
Trang chủ: http://tt3q.360game.vn
Theo Vietboom
Quốc chiến đầy khói lửa cùng Thịnh Thế Tam Quốc
Thế cục Tam Quốc Diễn Nghĩa vốn không thiếu những trận chiến công thành lừng lẫy. Với Thịnh Thế Tam Quốc, người chơi sẽ có thể có những màn công thành đầy khói lửa với tính năng Quốc Chiến.
Trong Tam Quốc, những trận chiến công thành luôn là đỉnh cao chiến thuật của binh pháp. Những trận chiến lớn của Tam Quốc đều liên quan đến những trận công thành lừng lẫy. Tào Tháo cất binh công thành đánh bại và bắt được Lữ Bố, kết thúc thế cục tranh giành tại phương Bắc, hay Trương Liêu với 5 vạn quân đã phòng thủ thành công trước cuộc tấn công của đội quân đông hơn nhiều lần của Tôn Quyền. Công thành là nghệ thuật chiến trận của cả bên công lẫn bên thủ.
Quốc chiến vô cùng khốc liệt
Trong Thịnh Thế Tam Quốc, chiến trận công thành được tái hiện đầy khốc liệt trong tính năng Quốc Chiến. Trừ ngày thứ 4 trong tuần, các ngày còn lại đều có thể diễn ra những trận đại chiến. Từ 0 giờ đến 12 giờ, Quốc Vương, Thừa Tướng hay Đại Tướng của các quốc gia sẽ có thể đề ra quyết sách tấn công. Và sau khi quân lệnh được đưa ra, trận chiến sẽ diễn ra từ 8 giờ tối hàng ngày. Khi quân lệnh Quốc Chiến được phát, tất cả người chơi trên cấp 30 đều có thể gia nhập trận chiến này.
Mỗi tuần, mỗi thế lực chỉ có thể phát động Quốc Chiến một lần, và theo nguyên tắc sẽ không thể phát động tấn công ngược lại bên vừa tấn công mình. Do đó, quốc gia "nhanh tay" tuyên chiến trước sẽ có lợi thế khi ép được đối thủ phải chiến đấu ở vị thế phòng ngự.
Hạ địch giúp vương
Tiến vào chiến trường Quốc Chiến, phe công sẽ có nhiệm vụ phá hủy lần lượt ba Cổng Thành và Cờ Soái của đối phương để có thể tiến vào tranh đấu Bảo Tàng Quốc Gia của phe thủ. Thành công tiêu diệt Bảo Tàng, phe công sẽ có thể ca khúc khải hoàn trở về và nhận nhiều phần thưởng giá trị. Ngược lại, phe thủ sẽ có nhiệm vụ ngăn chặn đối phương tấn công vào các công trình của mình và bảo vệ Bảo Tàng Quốc Gia đến cùng. Trận chiến vô cùng cân não sẽ chỉ có thể gọi tên một người chiến thắng, và đó sẽ là thử thách dành cho cả hai phe.
Trong Quốc Chiến, phe công sẽ có nhiều mục tiêu để tấn công, nên kế hoạch tấn công sẽ vô cùng đa dạng, tùy vào chiến lược của các tướng lĩnh mà có thể thực hiện. Tuy vậy, phe thủ có lợi thế về mặt thời gian, nên có thể sử dụng các chiến thuật cầm chân, khiến đối phương sa lầy mà thất bại. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thừa Tướng Gia Cát Lượng vâng mệnh cất quân ra ngõ Kỳ Sơn, tuy hùng binh hàng chục vạn, binh cường mã tráng, nhưng vẫn sa lầy trước chiến thuật phòng thủ của Hách Chiêu tại ải Trần Thương. Điều đó đủ cho thấy, binh pháp công thủ vốn muôn hình vạn trạng, ứng đối hợp lý sẽ có thể lấy ít địch nhiều, đạt được thắng lợi sau cùng.
Công thành khói lửa tại: http://tt3q.360game.vn
Theo Vietboom
Tào Tháo hẹn Lưu Bị đại chiến trong Thịnh Thế Tam Quốc Trận đại chiến giữa Tào Tháo và Lưu Bị sẽ ra sao trong một bối cảnh khác? Tất cả sẽ chỉ có trong Thịnh Thế Tam Quốc. Trong tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa, Lưu Bị và Tào Tháo là hai thế lực đối lập nhau. Trong suốt giai đoạn đầu, thế lực Tào Tháo ngày càng hùng mạnh, khiến cho Lưu Bị...