Thiếu vốn, 9 km đường với 5 cầu trăm tỷ thành dang dở
Người dân nhiều lần kiến nghị tiếp tục cấp vốn để hoàn thành công trình, vừa đảm bảo an toàn giao thông trong mùa lũ, đồng thời tránh lãng phí và xuống cấp công trình.
Công trình nâng cấp, mở rộng tuyến đường cứu nạn, cứu hộ, phòng chống lụt bão ở phía bờ bắc sông Thạch Hãn, thuộc xã Triệu Thượng ( Triệu Phong, Quảng Trị) khởi công từ 2010.
Công trình có tổng mức đầu tư 683 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương, do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh làm chủ đầu tư, một công ty xây dựng ở Ninh Bình là nhà thầu thi công.
Sau một năm khẩn trương thi công đồng loạt trên toàn tuyến đường dài 9 km, có 5 cây cầu hoàn thành tiến độ đến 80%. Năm 2011, công trình bị cắt vốn theo nghị quyết giảm đầu tư công của Chính phủ. Sau đó, chủ đầu tư và đơn vị thi công tự xoay sở nguồn vốn nhưng không gắng gượng được nên phải ngừng xây dựng.
Khu nhà chờ của công nhân sau nhiều năm vẫn còn cây ăng ten.
Cùng với 5 cây cầu, 9 km đường được nâng cấp, mở rộng và trải bê tông, nhưng đoạn hoàn thành đoạn chưa khiến việc đi lại của người dân gặp khó khăn.
Video đang HOT
Người dân quanh cho biết, từ khi cầu ngừng thi công thì không có người trông nom, cỏ mọc khuất lấp. Hàng ngày qua lại khu vực này, hình ảnh những trụ bê tông nham nhở thép trở nên quen thuộc trong mắt bà Nguyễn Thị Thuận.
Bức xúc khi “dân đi đường đất, còn cầu bê tông thì bỏ không”, bà Thuận cho biết 2 năm nay không có lũ, chứ bình thường nước sông Thạch Hãn lên cao, dân tình bó cứng chân mỗi khi lũ về.
Thay vì được đi trên những cây cầu bê tông vĩnh cửu, nhiều cô giáo, học sinh và người dân ở đây phải trải qua chặng đường lầy lội, trơn trượt vào mùa mưa, bụi bặm vào mùa nắng. Một cô giáo cho biết vì vừa ngã trật gân chân nên khi qua đây không dám ngồi xe máy do đồng nghiệp chở mà phải tự cuốc bộ.
Những cây cầu tiền tỷ phơi nắng mưa trong 4 năm qua đến nay bị hoen gỉ. Gần đây, Sở Nông nghiệp và cùng nhiều cơ quan liên quan khảo sát, có kế hoạch để bố trí vốn trong thời gian tới, giúp hoàn thành một làn đường bê tông tạo thuận lợi cho người dân.
Ông Phan Văn Khoa, Phó chủ tịch xã Triệu Thượng cho hay xã này nhiều lần kiến nghị, mong muốn tiếp tục cấp vốn để hoàn thành công trình, vừa đảm bảo an toàn giao thông trong mùa lũ, đồng thời tránh lãng phí và xuống cấp công trình.
Hoàng Táo
Theo VNE
Không lo thiếu vốn ngoại, đáng ngại là khả năng 'tiêu hóa'
'Không sợ thiếu vốn ngoại, nhất là dòng vốn Nhật Bản chảy vào TTCK. Điều NĐT nước ngoài lo là khả năng &'tiêu hóa' dòng vốn ngoại của TTCK Việt Nam còn hạn chế và tình trạng này đang chậm được cải thiện', ông Toyoharu Tsutsui, Chủ tịch HĐQT Capital Partners Holdings (Nhật Bản) trao đổi với ĐTCK.
Ông Toyoharu Tsutsui
Trong cái nhìn của Capital Partners Holdings, sức hấp dẫn của TTCK Việt Nam hiện tại so với các thị trường lân cận như thế nào?
Qua nhiều năm theo dõi và có những nghiên cứu sâu, chúng tôi nhận thấy, có một điểm rất đáng chú ý đối với TTCK ở hầu hết các nước châu Á là khi thị trường bất động sản khởi sắc thì TTCK sẽ tăng điểm và ngược lại. Điều này là do khi thị trường bất động sản sôi động, NĐT có xu hướng chốt lời và chuyển vốn đầu tư sang một số kênh khác, trong đó có chứng khoán.
Điều này cũng không phải là ngoại lệ với Nhật Bản và càng không phải là ngoại lệ với Việt Nam, cũng như nhiều TTCK lân cận như: Thái Lan, Malaysia, Philippines...
Trong khi đó, thị trường bất động sản ở Việt Nam, đặc biệt là ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM, đang bước vào chu kỳ sôi động trở lại sau một thời gian trầm lắng, nên hứa hẹn trong thời gian tới sẽ hỗ trợ tích cực cho sự tăng điểm của TTCK. Đây là điểm hấp dẫn của TTCK Việt Nam so với nhiều thị trường trong khu vực do thị trường bất động sản ở các nước này đang không ở chu kỳ sôi động.
"Hiện chưa có nhiều NĐT tổ chức Nhật Bản giải ngân vào TTCK Việt Nam, nhưng với tính hấp dẫn của thị trường như đã phân tích, cộng với hiệu quả đầu tư khá tích cực, các NĐT tổ chức đã triển khai các hoạt động đầu tư tại TTCK Việt Nam đang có kế hoạch tăng lượng vốn giải ngân".
Mặt khác, ở mỗi TTCK đều có những cổ phiếu rất đặc trưng của thị trường đó, với Việt Nam là các mã như: VNM, VIC, FPT..., trong khi đây là những DN đang ở vào giai đoạn phát triển sung sức, nên tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực trên TTCK, qua đó thu hút sự quan tâm của giới đầu tư, đặc biệt là NĐT nước ngoài.
Một điểm khác hiện cũng mang lại sức hấp dẫn cho TTCK Việt Nam so với nhiều thị trường lân cận là Việt Nam đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại hàng loạt DN. Điều này mang lại nhiều cơ hội đầu tư mới cho dòng vốn ngoại.
Hấp dẫn như vậy, nhưng vì sao dòng vốn ngoại tìm đến Việt Nam chưa nhiều, theo ông?
Có một số lý do, nhưng một trong những nguyên nhân chính là quy mô của TTCK Việt Nam còn nhỏ, khoảng hơn 50 tỷ USD. Quy mô nhỏ, cũng như thanh khoản của TTCK còn hạn chế, nên chưa phù hợp cho nhiều NĐT tổ chức lớn giải ngân vào Việt Nam. Đơn cử như dòng vốn Nhật Bản chảy vào TTCK Việt Nam thời gian qua, đa phần là của NĐT cá nhân, mặc dù các NĐT tổ chức lớn cũng quan tâm tới thị trường.
Thực trạng trên cho thấy, TTCK Việt Nam không lo thiếu dòng vốn ngoại, đặc biệt là dòng vốn Nhật Bản. Điều đáng ngại là khả năng "tiêu hóa" vốn ngoại của TTCK Việt Nam còn hạn chế. Tình trạng này đang chậm được cải thiện. Tôi tin rằng, khi quy mô của TTCK Việt Nam tăng lên gấp đôi so với hiện tại, đạt khoảng 100 tỷ USD, thì sẽ có làn sóng vốn ngoại, trong đó có vốn từ Nhật Bản chảy vào Việt Nam.
Hiện tại, ông có nhận thấy dòng vốn Nhật Bản tăng chảy vào TTCK Việt Nam?
Hiện chưa có nhiều NĐT tổ chức Nhật Bản giải ngân vào TTCK Việt Nam, nhưng với tính hấp dẫn của thị trường như đã phân tích, cộng với hiệu quả đầu tư khá tích cực, các NĐT tổ chức đã triển khai các hoạt động đầu tư tại TTCK Việt Nam đang có kế hoạch tăng lượng vốn giải ngân.
Đơn cử, trên cơ sở thông tin nghiên cứu chuyên sâu về thị trường Việt Nam do một công ty con là Công ty TNHH Tư vấn Capital Partners Vietnam (CPVN) triển khai, đến nay, chúng tôi đã thành lập 3 quỹ đầu tư vào TTCK Việt Nam.
3 quỹ này đang được Capital Partners Asset Management (CAM) thuộc Capital Partners Holdings quản lý, với tổng giá trị đã giải ngân vào TTCK Việt Nam 100 triệu USD. Đây là quỹ đầu tư lớn nhất tại Nhật Bản đầu tư vào TTCK Việt Nam tính đến thời điểm này. Chúng tôi đã giải ngân vào TTCK Việt Nam cách đây hơn 5 năm. Cùng với quy mô của TTCK Việt Nam tăng dần, Capital Partners Holdings đang có kế hoạch huy động thêm vốn để tăng giá trị giải ngân từ 100 triệu USD lên 300 - 400 triệu USD trong thời gian tới.
Ông có thể chia sẻ Capital Partners Holdings tập trung đầu tư vào các DN đã niêm yết hay chưa niêm yết, trong những ngành nào?
Tại TTCK Việt Nam, Capital Partners Holdings không đầu tư vào các DN chưa niêm yết, mà chỉ đầu tư vào các DN đã niêm yết. Tỷ trọng lớn trong tổng lượng vốn đã giải ngân vào TTCK Việt Nam đến thời điểm này của Capital Partners Holdings là đầu tư vào các cổ phiếu ngành nông nghiệp, thủy sản và các ngành phụ trợ cho 2 ngành đó.
Capital Partners Holdings tiếp tục gia tăng đầu tư vào cổ phiếu ngành nông nghiệp. bởi đây là ngành có thế mạnh của Việt Nam. Tuy còn không ít hạn chế về kiểm soát chất lượng nông sản, nhưng nếu bất cập này được khắc phục thì cơ hội để ngành nông nghiệp Việt Nam tăng tốc, đặc biệt là xuất khẩu mạnh mẽ ra thị trường quốc tế là rất triển vọng.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Hết vốn, công trình bảo tàng Vịnh Mốc bỏ hoang Công trình nhà trưng bày di tích địa đạo Vịnh Mốc (Quảng Trị) có vốn đầu tư gần 9,7 tỷ đồng, nhưng hết vốn nên ngừng thi công gần nửa năm nay. Nhà trưng bày nằm bên trong di tích quốc gia đặc biệt địa đạo Vịnh Mốc (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) được khởi công từ tháng 10/2013 với tổng mức đầu...